Người tiền nhiệm bà Merkel sẽ "khởi động lại" mối quan hệ với Washington nhưng các vấn đề cốt lõi vẫn còn đó

Người tiền nhiệm bà Merkel sẽ "khởi động lại" mối quan hệ với Washington nhưng các vấn đề cốt lõi vẫn còn đó

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

13:56 15/03/2021

"Những thời điểm mà chúng ta có thể hoàn toàn dựa vào người khác, đã phần nào qua đi". Đó là những lời của Thủ tướng Đức Angela Merkel sau cuộc họp G-7 và NATO đầy khó khăn với Tổng thống Donald Trump vào năm 2017. Câu nói đó đánh dấu sự rời bỏ khỏi quan điểm thông thường của bà đối với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và được nhiều người coi là một thời khắc quyết định.

Ông Biden sẽ có chính sách "thân thiện" hơn với Đức?
Ông Biden sẽ có chính sách "thân thiện" hơn với Đức?

Bất chấp những tuyên bố gây khó chịu từ chính quyền Trump, bà Merkel muốn giữ bình tĩnh trong vài năm tới, có khả năng chờ đợi một tổng thống mới vào năm 2020.

Bà và chính phủ Đức đã đạt được những gì họ muốn: Joe Biden là một nhà lãnh đạo Hoa Kỳ với chính sách đối ngoại đa phương và thân châu Âu rõ ràng.

Nhưng mặc dù các mối quan hệ trên bề mặt đã thân thiện hơn nhiều, các vấn đề cốt lõi vẫn còn.

“Các chủ đề lớn như đường dẫn khí Nord Stream 2 và mục tiêu đóng góp 2% GDP vào NATO sẽ vẫn là những vấn đề gây tranh cãi,” Andreas Dombret, thành viên hội đồng quản trị của Atlantik Brücke, một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy quan hệ Đức-Mỹ, cho biết trên cuộc phỏng vấn qua điện thoại với CNBC. Nord Stream 2 là đường ống dẫn khí đốt do Nga dẫn đầu, được hy vọng sẽ cung cấp cho châu Âu một nguồn cung cấp năng lượng bền vững.

Dombret nói thêm: “Mọi chuyện sẽ không thể đạt được một cách dễ dàng với chính quyền mới của Hoa Kỳ, đặc biệt là khi nói đến một hiệp định thương mại tự do, điều đó có thể không đạt được”.


Thái độ đối với Trung Quốc

Dự đoán tương lai của mối quan hệ Đức-Mỹ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng vì có rất nhiều yếu tố tác động. Ví dụ, có vẻ như Hoa Kỳ yêu cầu một cam kết rõ ràng trong việc ưu tiên các mối quan hệ với Nhà Trắng hơn những mối quan hệ với Trung Quốc và Nga.

“Chúng ta phải đẩy lùi các hành vi lạm dụng và ép buộc kinh tế của chính phủ Trung Quốc làm suy yếu nền tảng của hệ thống kinh tế quốc tế,” Tổng thống Joe Biden nói trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị An ninh Munich vào tháng 2.

“Điện Kremlin tấn công các nền dân chủ của chúng ta và vũ khí hóa tham nhũng để cố gắng phá hoại hệ thống quản trị của chúng ta”, ông nói thêm trong một phần khác của bài phát biểu này.

Đức thường đặt lợi ích kinh tế của mình lên trên bất kỳ điều gì khác khi nói đến mối quan hệ với Bắc Kinh. Nhưng điều đó có thể sẽ thay đổi.

"Đang có rất nhiều áp lực nhằm thay đổi thái độ đối với Trung Quốc từ bên trong nước Đức, các đảng như Đảng Xanh, các bộ phận của CDU (Merkel) muốn có một đường lối cứng rắn hơn", Noah Barkin, một biên tập viên quản lý của Rhodium Group's China, cho biết.

Khi nói đến Nga, mọi thứ khó khăn hơn, đặc biệt là do đường ống Nord Stream 2 gây tranh cãi, vốn được ủng hộ rộng rãi ở Đức. Vấn đề với Nga cũng gắn liền với câu hỏi về chi tiêu của NATO. Những người chỉ trích nói rằng Đức không thể yêu cầu NATO hỗ trợ nhưng sau đó không trả phần phí của mình vào ngân sách, đồng thời cung cấp tài chính cho Nga thông qua đường ống dẫn khí đốt và mong đợi sự hỗ trợ đầy đủ của Mỹ khi mọi chuyện xấu đi.


Hỗ trợ của NATO

Đảng Xanh, đảng có khả năng cao sẽ nắm giữ quyền lực ở Berlin với cuộc bầu cử liên bang diễn ra vào tháng 9, có một quan điểm khác - điều cũng được thừa nhận ở Mỹ. Đảng Xanh, được thành lập năm 1980 với trọng tâm rõ ràng là phong trào hòa bình và bảo vệ môi trường, đã ủng hộ rời bỏ NATO và rút lui khỏi các hành động quân sự. Đường lối chính thức của đảng kể từ đó đã thay đổi nhưng ban lãnh đạo đảng vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút các thành viên của họ ủng hộ hoàn toàn.

Đức và các quốc gia khác đã bị chỉ trích vì không đóng góp đủ cho ngân sách quốc phòng của họ, với mục tiêu NATO đặt ra là 2% GDP.

Annalena Baerbock, một trong những ứng cử viên của đảng Xanh cho chức thủ tướng và một ngôi sao đang lên trên chính trường, cho biết: “Tôi nghĩ rằng con số 2% GDP khi nói đến chi tiêu của NATO là một cuộc tranh luận phi lý”.

Tóm lại: Hướng đi của mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sẽ phụ thuộc vào sự thành lập của chính phủ liên minh khi nhiệm kỳ của bà Merkel kết thúc và Đức bỏ phiếu bầu nhà lãnh đạo mới vào cuối năm nay. Nếu đảng CDU của bà cùng lãnh đạo với đảng dân chủ tự do FDP, mọi thứ có thể sẽ suôn sẻ vì cả hai đều có cam kết chắc chắn đối với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, nếu CDU hợp tác với Đảng Xanh, mọi thứ sẽ trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là vấn đề chi tiêu của NATO. Trong trường hợp liên minh Jamaica gồm CDU, FDP và Greens cùng lãnh đạo nước Đức, Đảng Xanh sẽ có 2 đối trọng lớn trong Quốc hội có thể gây khó khăn cho bất kỳ đạo luật nào mà đảng này thúc đẩy.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

GBP suy yếu trước quyết định lãi suất của BoE
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

GBP suy yếu trước quyết định lãi suất của BoE

GBP/USD tiếp tục giảm trước quyết định lãi suất của BoE vào thứ Năm. Ngân hàng này dự kiến ​​sẽ duy trì mức lãi suất chính sách của mình ở mức 5.25% cho đến tháng Chín. Đồng USD đang tăng giá do kỳ vọng Fed sẽ duy trì lãi suất cao trong một thời gian dài hơn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ