Mỹ yêu cầu Trung Quốc tăng cường minh bạch với nhân dân tệ

Mỹ yêu cầu Trung Quốc tăng cường minh bạch với nhân dân tệ

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

08:41 08/11/2023

Bộ Tài chính Mỹ yêu cầu sự minh bạch hơn trong cách Bắc Kinh thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái đồng thời cho biết họ đang giám sát Trung Quốc cùng 5 đối tác thương mại lớn khác về các hoạt động tiền tệ của các nước này.

Trong báo cáo ngoại hối công bố hôm thứ Ba, Bộ Tài chính đã không chỉ định bất kỳ đối tác thương mại nào có hành vi thao túng tỷ giá.

“Việc Trung Quốc không công bố can thiệp ngoại hối và sự thiếu minh bạch trong cơ chế tỷ giá hối đoái khiến Trung Quốc trở thành một ngoại lệ”, Bộ Tài chính cho biết trong báo cáo của mình.

Tuyên bố này được đưa ra chỉ hai ngày trước khi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen có cuộc gặp với phó Thủ tướng Hà Lập Phong. Điều này dự kiến sẽ giúp khôi phục kỳ họp đối thoại kinh tế cấp cao vốn đã bị gián đoạn trong bối cảnh căng thẳng song phương leo thang về các vấn đề từ thương mại đến an ninh.

Các quan chức Bộ Tài chính muốn nêu lên mối lo ngại về sự thiếu minh bạch trong cả quản lý tiền tệ và chính sách tiền tệ của Trung Quốc trong những tuần tới, một quan chức cấp cao nói với các phóng viên hôm thứ Ba.

Báo cáo của Bộ Tài chính, được thiết kế để gây áp lực cho các đối tác thương mại, được cho là đang cố gắng giữ tỷ giá thấp để đạt được lợi thế cạnh tranh. Nhưng USD đã tăng trong những tháng gần đây cùng với lợi suất trái phiếu chính phủ, khiến nhiều nền kinh tế phải thực hiện các bước để củng cố - thay vì làm suy yếu - tỷ giá hối đoái của mình.

Bộ Tài chính cũng cho biết Trung Quốc là một trong sáu nền kinh tế nằm trong danh sách theo dõi, “cần chú ý chặt chẽ đến các hoạt động tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô của họ”. Các nước còn lại là Đức, Malaysia, Singapore, Đài Loan và Việt Nam.

Hàn Quốc và Thụy Sĩ đã bị loại khỏi danh sách sau khi có tên trong danh sách này vào tháng 6. Việt Nam đã được thêm vào sau khi bà Yellen đang tìm cách tăng cường quan hệ kinh tế với Mỹ. Hai phía đã hợp tác một thời gian về việc quản lý tỷ giá của Việt Nam.

Trong khi đó, báo cáo hôm thứ Ba kết luận rằng không có đối tác thương mại lớn nào của Mỹ có hành vi thao túng tỷ giá hối đoái nhằm ngăn chặn việc điều chỉnh cán cân thanh toán hiệu quả hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế.

Theo phân tích do Bloomberg tổng hợp, sự kiểm soát của Trung Quốc đối với CNY đã đạt đến mức chưa từng thấy trong hơn một thập kỷ qua với tỷ giá tham chiếu hàng ngày, làm tăng nguy cơ gia tăng áp lực tỷ giá mà một ngày nào đó có thể phải được giải phóng. PBOC đã dành phần lớn thời gian trong năm để cố gắng ổn định CNY, vốn đã giảm xuống mức thấp nhất trong 16 năm so với USD.

Bộ Tài chính hôm thứ Ba chỉ ra rằng các ngân hàng quốc doanh đôi khi hành động thay cho các cơ quan có thẩm quyền trên thị trường tiền tệ.

Bộ cho biết: “Sự thiếu minh bạch của Trung Quốc và việc sử dụng nhiều công cụ khiến Bộ Tài chính gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá mức độ các hành động của chính quyền và ngân hàng quốc doanh, vốn được thiết kế để tác động đến tỷ giá hối đoái. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ việc Trung Quốc sử dụng quản lý tỷ giá hối đoái, dòng vốn và các biện pháp điều tiết cũng như tác động tiềm tàng của chúng đối với tỷ giá hối đoái.”

Cuộc gặp của bà Yellen tuần này tạo tiền đề cho Tổng thống Joe Biden và chủ tịch Tập Cận Bình có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên kể từ năm ngoái. Cuộc họp diễn ra bên lề diễn đàn APEC tại San Francisco trong tháng này.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn

Trung Quốc đang mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vượt ra ngoài danh sách đất hiếm và nam châm chính thức, gây gián đoạn sâu rộng hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh và Washington đã đạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy vận chuyển đất hiếm, nhiều lô hàng vẫn bị giữ lại do yêu cầu kiểm tra và phân tích bổ sung từ hải quan Trung Quốc.
Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump

Khi thời hạn ký kết thỏa thuận thương mại giữa EU và Mỹ đang cận kề, căng thẳng không chỉ đến từ lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump mà còn từ chính nội bộ Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu ngày càng thể hiện rõ vai trò giám sát, lo ngại Ủy ban châu Âu có thể đưa ra những nhượng bộ mờ ám – đặc biệt là trong việc thực thi Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, điểm nóng trong đàm phán. Trước sức ép từ cả hai phía, các nhà lập pháp EU đang cảnh báo không được để luật pháp châu Âu trở thành “vật trao đổi” trong bàn cờ thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Cổ phiếu châu Âu tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, nhờ kỳ vọng ngày càng tăng về việc đạt thêm các thỏa thuận thương mại, đặc biệt khi thời hạn áp thuế ngày 9/7 theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đến gần, chỉ số DAX (Đức) tăng 0.5%, CAC 40 (Pháp) tăng 0.2%, và FTSE 100 (Anh) tăng 0.1%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ