Logistic vẫn là vấn đề nóng đối với cà phê trên toàn cầu

Logistic vẫn là vấn đề nóng đối với cà phê trên toàn cầu

14:54 22/02/2022

Giá cafe Arabica kì hạn tháng 5/2022 sau 2 tuần liên tiếp tăng mạnh đã có một nhịp điều chỉnh lại trong tuần qua. Giá Arabica mở cửa ở mức 251.25 cent/lb, sau đó giảm về mốc 248 vào cuối ngày thứ hai trước khi có 2 phiên tăng trong 2 ngày tiếp theo và đạt đỉnh 254.75. Sau đó giá Arabica đã giảm liên tiếp trong 2 phiên cuối tuần và đóng nến tuần ở mốc 246, ngay gần mức hỗ trợ mạnh 245. Tương tự Arabica, giá cà phê Robusta kì hạn tháng 5/2022 tuần qua cũng đã điều chỉnh lại sau khi giá tăng mạnh trong 2 tuần liên tiếp trước đó. Trong tuần, giá cà phê Robusta liên tục giằng co quanh vùng 2230-2260. Tuy nhiên, nhịp điều chỉnh của Robusta tương đối yếu so với Arabica khi giá Robusta mở cửa tuần ở mức 2260 $/tấn và giá đóng cửa thứ sáu chỉ thấp hơn giá mở cửa ngày thứ hai 5$.

Giá cà phê trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết
Giá cà phê trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết

Tồn kho cà phê tại các kho cảng chính trên thế giới liên tục giảm
Tồn kho của cả 2 loại cà phê trên các sàn giao dịch vẫn tiếp tục xu hướng giảm từ đầu niên vụ và vẫn chưa có dấu hiệu tăng trở lại.
Cụ thể, tính đến hết ngày 18/02, tồn kho cà phê Arabica trên sàn New York chỉ đạt 1.007 triệu bao, giảm gần 3% (27 nghìn bao) so với tuần trước đó. Đây cũng là tuần thứ 3 liên tiếp trong vụ cà phê này mà tồn kho Arabica thấp hơn mức thấp nhất trong 5 năm. Nếu tồn kho cà phê Arabica trên sàn New York tiếp tục giảm thì đây sẽ là lần đầu tiên trong 5 năm trở lại đây tồn kho của loại cà phê này chạm mốc dưới 1 triệu bao (mức thấp nhất được ghi nhận trong 5 năm gần nhất là 1.096 triệu bao vào tuần đầu tiên của tháng 10/2021).
Đối với Robusta, tính đến hết ngày 17/02, tồn kho trên sàn London đạt 88.6 nghìn tấn, giảm 1.8% (1.6 nghìn tấn) so với tuần trước đó. Tồn kho tuần này cũng thấp hơn 9.5% so với mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Tuần này cũng đánh dấu tuần thứ 9 liên tiếp tồn kho trên sàn London của loại cà phê này thấp hơn mức thấp nhất trong 5 năm.

Cùng với đó, ngày 17/02 vừa rồi, hiệp hội Cà phê nhân của Mỹ (GCA) đã thông báo tồn kho cà phê ở các kho cảng của quốc gia này giảm 38 nghìn bao hay 0.65% trong tháng 1/ 2022 xuống còn 5.796 triệu bao. Con số này cũng thấp hơn 0.6% so với cùng kì năm ngoái. Sự sụt giảm tồn kho cà phê của GCA đánh dấu tháng thứ năm liên tiếp tồn kho tại các kho cảng của Mỹ giảm. Việc giảm tồn kho này đã được dự báo trước khi các công ty sản xuất cà phê rang xay tại Mỹ tiếp tục tập trung vào việc sử dụng tồn kho cà phê trong nước, khi việc nhập khẩu cà phê gặp khó khăn do cước vận chuyển tăng cao.

Xuất khẩu Cà phê Brazil tiếp tục giảm so với cùng kì năm ngoái
Vào ngày 10/02 vừa qua, Hiệp hội các Công ty Xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafé) đã báo cáo rằng trong tháng 1 năm nay, Brazil đã xuất khẩu tổng cộng 3.23 triệu bao cà phê bao gồm cả cà phê nhân xanh và cà phê đã qua chế biến, giảm 12% so với cùng kì năm ngoái.
Cụ thể, xuất khẩu cà phê nhân của Brazil chiếm 2.91 triệu bao, giảm 14.08% so với tháng 01/2021. Trong đó, cà phê Arabica chiếm 2.82 triệu bao, giảm 10.29% so với cùng kì năm ngoái, còn cà phê Roubust ta chiếm 89 nghìn bao, giảm 63.22%. Đây là tháng thứ 6 liên tiếp kể từ đầu niên vụ cà phê của Brazil (từ tháng 07/2021 – 06/2022) mà xuất khẩu của nước này thấp hơn cùng kì năm trước. Điều này một phần là do năm nay là năm “mất mùa” trong chu kì 2 năm của cây cà phê ở Brazil. Tuy nhiên, nếu chúng ta xét đến niên vụ 2019/20, một niên vụ “mất mùa” khác của Brazil thì lũy kế xuất khẩu của 7 tháng đầu tiên niên vụ 2021/22 của nước này vẫn thấp hơn 10.2% so với cùng kì niên vụ 2019/20. Vì vậy, một phần lớn nguyên nhân xuất khẩu cà phê của Brazil sụt giảm thời gian gần đây liên quan đến vấn đề logistic, khi giá vận chuyển tăng cao và khan hiếm tàu hoạt động thời kì hậu Covid.

ICO tăng mức tiêu thụ cà phê toàn cầu dự tính trong niên vụ 2020/21
Tổ chức Cà phê Quốc tế ICO vừa mới tăng tiêu thụ cà phê toàn cầu dự tính trong niên vụ 2020/21 (tính từ 10/2020 – 09/2021) lên mức 167.68 triệu bao, tăng 0.26% so với con số trước đó của ICO vào tháng 12/2021.
Cũng theo ICO, với tổng cung dự kiến của niên vụ 2020/21 vào khoảng 168.88 triệu bao, thị trường cà phê đã bước vào niên vụ 2021/22 đầu tháng 10/2021 với thặng dư cà phê rất nhỏ (chỉ 1.2 triệu bao).
Việc thặng dư cà phê khi bước vào niên vụ này rất nhỏ cộng với sản lượng cà phê của các quốc gia sản xuất lớn như Brazil hay Colombia sụt giảm đã khiến giá cà phê tăng cao trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, trong thời điểm hiện tại, khi nhu cầu sử dụng cà phê đang hồi phục nhanh chóng sau khi nhiều quốc gia bãi bỏ các lệnh cung ứng, việc vận chuyển trên biển vẫn gặp nhiều khó khăn do giá cước cao đang tạo ra rất nhiều áp lực lên chuỗi cung ứng cà phê trên thế giới. Tồn kho ở các kho cảng lớn trên thế giới (tồn kho trên sàn London, New York và tồn kho GSA) đều đang ở mức rất thấp, tuy nhiên hiện nay, lượng cà phê tồn kho trên vẫn đủ để duy trì hoạt động rang xay. Cụ thể, tồn kho GSA vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất ở Mỹ trong khoảng 11 tuần, mà theo nhiều nhà đầu tư là mức tồn kho tương đối an toàn. Tuy nhiên, việc hoạt động sản xuất sắp tới có thể sẽ tăng mạnh chuẩn bị bước vào mùa hè năm nay, mùa hè đầu tiên hậu covid. Do đó, nếu vấn đề logistic không được cải thiện trong những tuần tới sẽ có thể gây ra tình trạng thiếu cà phê để sản xuất cục bộ, qua đó tạo hỗ trợ cho giá cà phê trong ngắn hạn.
Phân tích kĩ thuật
1. Arabica kỳ hạn tháng 5/2022 - KCEK22
Cà phê Arabica tuần vừa qua giá giảm khá sâu so với lượng tồn kho thực tế ở sở ICE đang ở mức thấp kỷ lục, về mặt kỹ thuật điều này cho thấy một nhịp điều chỉnh giá từ phe mua để chuẩn bị cho một đà tăng mạnh hơn. Giá Arabica đã chạm mốc điều chỉnh thứ 2 ở vùng 243-245 sau khi mức hỗ trợ đầu tiên vùng 250-251 không đủ mạnh để giá phản ứng nhiều. Với cái nhìn tổng quát, xu hướng dài hạn vẫn hỗ trợ tăng, tuy nhiên chúng ta cần chú ý vùng phản ứng giá ở mức giá hiện tại 243-245 và vùng 241.x, những vùng này khả năng cao sẽ có phản ứng mạnh để xác định xác nhận xu hướng tiếp theo, chúng ta có thể mong một dấu hiệu quay đầu ở những vùng trên và target sẽ lại là vùng đỉnh cũ 260.x

2. Robusta kỳ hạn tháng 5/2022 - KCEK22
Giá Robusta sau 1 tuần tích luỹ cuối cùng giá cũng xác định xu hướng khi break khỏi cạnh dưới của vùng tam giác tích luỹ. Tuy nhiên theo view dài hạn, Robusta đang ở ngưỡng hỗ trợ là đỉnh cũ của các năm 2012, 2014 và 2017, đây sẽ là vùng hỗ trợ mạnh khi mà giá tồn kho Robusta vẫn thấp nhất so với 5 năm đổ lại đây. Những điều này cho thấy ta sẽ có một nhịp giảm ngắn hạn trong tuần này quanh mốc 2200 trước khi có một nhịp tăng lại.


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
Hotline: 0286 686 0068
Website: https://saigonfutures.com/
Fanpage: Saigon Futures Inc.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ