Liệu nước Mỹ có đang trong giai đoạn “khủng hoảng thầm lặng”?

Liệu nước Mỹ có đang trong giai đoạn “khủng hoảng thầm lặng”?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

16:00 21/12/2023

Nền kinh tế Mỹ được đánh giá là ổn định nhưng khả năng chi trả vẫn kém hơn bao giờ hết, ngay cả khi so sánh với cuộc đại suy thoái.

Một trong những xu hướng mới nhất của TikTok là “khủng hoảng thầm lặng”, điều này giải thích tại sao các chi phí chính như nhà ở, đi lại và thực phẩm lại chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong thu nhập trung bình của người Mỹ. Một số TikToker cảm thấy rằng thời kỳ hiện tại khó tồn tại hơn so với thời kỳ kinh tế Mỹ khủng hoảng nhất.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế lại không đồng tình với ý kiến này. Giáo sư Brett House của trường Columbia Business cho biết: “Bất kỳ quan điểm từ TikTok nào cho rằng cuộc sống vào năm 1923 tốt hơn so với hiện tại đều không thực tế”.

Ông nói rằng so với 100 năm trước, tuổi thọ thời nay cao hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn, cơ hội phát huy tiềm năng lớn hơn, nhân quyền được đề cao hơn và khả năng tiếp cận thông tin, giáo dục được mở rộng hơn.

Nếu chỉ nhìn vào các con số, nền kinh tế Mỹ thậm chí vẫn tăng trưởng trong đại dịch Covid-19, vượt qua các dự báo suy thoái trước đó.

Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia định nghĩa suy thoái kinh tế là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế và kéo dài hơn một vài tháng. Đã có hơn chục cuộc suy thoái trong 1 thế kỷ qua, một số cuộc suy thoái kéo dài tới một năm rưỡi.

Các cuộc suy thoái của Mỹ kể từ năm 1945

Cuộc suy thoái duy nhất mà Hoa Kỳ từng trải qua trong thời kỳ công nghiệp kéo dài một thập kỷ, từ sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 cho đến năm 1939, khi Hoa Kỳ bắt đầu huy động lực lượng cho Thế chiến thứ hai.

Susan Houseman, giám đốc nghiên cứu tại Viện nghiên cứu việc làm WE Upjohn, nói với CNBC rằng khủng hoảng là một “cấp độ nghiêm trọng hoàn toàn khác”. “Chúng tôi chưa từng trải qua điều gì giống như vậy trong 80 đến 90 năm qua”.

Trên thực tế, dữ liệu GDP quý mới nhất đã tăng cao hơn dự kiến, trong khi nỗ lực giảm lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang cho đến nay đã thành công, một kỳ tích hiếm có trong lịch sử kinh tế.

Ngân hàng trung ương đưa ra tín hiệu rằng họ sẽ cắt giảm lãi suất vào năm 2024 ngay cả khi nền kinh tế vẫn phát triển để có thể “hạ cánh mềm”, khi mà lạm phát có thể quay trở lại mục tiêu 2% mà không làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Sung Won Sohn, giáo sư tài chính và kinh tế tại Đại học Loyola Marymount và nhà kinh tế trưởng tại SS Economics, cho biết: “Nền kinh tế đang chậm lại và thị trường việc làm đang hạ nhiệt, nhưng chúng tôi không rơi vào tình trạng suy thoái”.

Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 3.7% trong tháng 11, và tỷ lệ việc làm cho lao động sẵn có là 1.3 trên 1 - khác xa so với tỷ lệ thất nghiệp 25% trong những năm 1930.

Ông nói: “Tiền lương đang tăng nhanh hơn lạm phát, thúc đẩy sức mua, khó có thể là một cuộc khủng hoảng.”

Lạm phát ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người giàu

Nhưng bất kể tình hình kinh tế của đất nước như thế nào, nhiều người Mỹ đang phải vật lộn với giá cả cao ngất ngưởng cho các mặt hàng, và hầu hết đã cạn kiệt tiền tiết kiệm và hiện phải dựa vào thẻ tín dụng để trang trải cuộc sống.

Tomas Philipson, giáo sư nghiên cứu chính sách công tại Đại học Chicago và cựu quyền chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng, cho biết các gia đình có thu nhập thấp bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề.

Đây là lý do tại sao người Mỹ không thể giữ tiền trong túi, ngay cả khi họ được tăng lương.

Những người lao động được trả lương thấp nhất chi tiêu nhiều hơn cho những nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, tiền thuê nhà và gas, những khoản cũng có mức lạm phát cao hơn trung bình.

Philipson cho biết: “Lạm phát đã ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người giàu, xét về tỷ lệ thu nhập thực tế bị mất, bởi vì tỷ lệ này tương đối cao khi các khoản này chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách hộ gia đình”.

Thị trường nhà đất đè nặng lên tâm lý

Đặc biệt, nhà ở đã ảnh hưởng đến quan điểm của nhiều người Mỹ về tình hình chung của đất nước. Tính từ đầu năm đến nay, giá nhà trên toàn quốc đã tăng 6.1% yoy, cao hơn nhiều so với mức tăng trung bình trong 35 năm qua, theo S&P CoreLogic Case-Shiller.

Tỷ lệ thế chấp giảm nhưng vẫn ở trên 7% và nguồn cung nhà vẫn rất thấp. Điều đó giải thích tại sao người Mỹ lại cảm thấy tồi tệ về tình hình tài chính của mình, ngay cả khi đất nước đang ở trạng thái tốt, House nói. “Sở hữu căn nhà là mục tiêu lớn nhất mà hầu hết mọi người đều muốn thực hiện trong đời, vì vậy thị trường bất động sản có thể làm giảm cảm nhận của nhiều người Mỹ về nền kinh tế Mỹ.”

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cập nhật thị trường phiên Á 20.05: Chứng khoán châu Á tăng sau những nỗ lực vực dậy thị trường bất động sản của Trung Quốc
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 20.05: Chứng khoán châu Á tăng sau những nỗ lực vực dậy thị trường bất động sản của Trung Quốc

Chứng khoán châu Á tăng sau khi Trung Quốc thực hiện các biện pháp củng cố thị trường bất động sản và chứng khoán Mỹ leo lên mức đỉnh kỷ lục mới vào thứ Sáu nhờ báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ổn định.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ