Làn sóng Covid-19 đang tấn công khu vực Đông Nam Á như thế nào

Làn sóng Covid-19 đang tấn công khu vực Đông Nam Á như thế nào

10:23 11/08/2021

Đông Nam Á đã trải qua một đợt gia tăng lớn về số ca nhiễm Covid-19 vào tháng trước và có rất dấu hiệu cho thấy tốc độ lây nhiễm sẽ chậm lại. Tình hình này dự kiến ​​sẽ trì hoãn phần lớn sự phục hồi kinh tế của khu vực.

Làn sóng Covid-19 đang tấn công khu vực Đông Nam Á
Làn sóng Covid-19 đang tấn công khu vực Đông Nam Á

Các nền kinh tế lớn ở khu vực này trên thế giới bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Philippines đã chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh mẽ trong số ca mắc và tử vong do biến thể delta được báo cáo hàng ngày trong tháng Bảy.

Thông tin được tổng hợp bởi Our World In Data cho thấy, dựa trên cơ sở trung bình bảy ngày, Malaysia đã ghi nhận 515.88 trường hợp nhiễm Covid-19 được xác nhận trên một triệu người vào ngày 31 tháng 7. Con số đó tăng đều đặn kể từ ngày 30 tháng 6, khi đó là khoảng 180.85.

Xếp sau Malaysia là Thái Lan với 236.02 trường hợp mắc mới trên một triệu người vào ngày 31 tháng 7, tiếp theo là Indonesia với 147.20 trường hợp, ngay cả khi nước này đã áp dụng lệnh phong toả một phần và tăng cường các nỗ lực truy tìm liên lạc và kiểm dịch. Tính lũy kế, Indonesia đã ghi nhận hơn 1.2 triệu trường hợp mắc mới trong tháng Bảy.

Việt Nam, Philippines và Singapore cũng ghi nhận sự gia tăng số ca mắc mới hàng ngày trên một triệu người, nhưng con số này nhỏ hơn so với ba quốc gia còn lại.

Ngân hàng Bank of America, trong một ghi chú nghiên cứu vào tuần trước, cho biết từ tính toán của họ cho thấy các trường hợp trung bình hàng ngày trong khu vực đã tăng 162% vào tháng trước và đạt mức kỷ lục mới là 72,200 người, trong khi số ca tử vong hàng ngày tăng gấp ba lần từ 500 người một ngày lên 1,500 người.

Indonesia và Malaysia ghi nhận tỷ lệ tử vong trên một triệu dân cao nhất vào tháng Bảy, theo ngân hàng.

Tình hình buộc các chính phủ Đông Nam Á phải đưa ra lại các biện pháp đóng cửa và giãn cách xã hội nhằm cố gắng làm chậm sự lây lan trong bối cảnh một số bệnh viện hết giường bệnh, thiết bị y tế và nguồn cung cấp oxy.

Malaysia đã phải vật lộn để khắc phục nhiều ổ dịch dù đã thực hiện nhiều vòng hạn chế và tình trạng khẩn cấp. Các báo cáo cho biết đất nước sẽ nới lỏng một số hạn chế đối với những người được tiêm chủng đầy đủ ở tám bang, vốn đã giảm số ca mắc bệnh và đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao hơn.

Singapore đã thắt chặt các hạn chế vào tháng 7 sau sự xuất hiện của một số cụm lây lan xung quanh các quán karaoke, chợ ẩm thực và các trung tâm ăn uống hàng rong. Các biện pháp này hiện đang dần được nới lỏng.

Việt Nam, Philippines và Thái Lan đã gia hạn một số hạn chế vào tháng 8 vì các trường hợp nhiễm Covid-19 được báo cáo không có dấu hiệu chậm lại.

Các biến thể delta rất dễ lây lan cũng đã được phát hiện trong khu vực, điều này làm tăng thêm lo ngại về khả năng lây truyền nhanh và làm phức tạp hoá các kế hoạch mở cửa trở lại. Việc đóng cửa kéo dài có thể cực kỳ tốn kém và gây thiệt hại, đặc biệt là ở các quốc gia như Indonesia, nơi có nhiều khu vực phi chính thức và nhiều người vẫn sống dựa vào tiền lương được trả theo ngày

Ảnh hưởng kinh tế

Các lệnh hạn chế và giãn cách xã hội có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong khu vực. Các chuyên gia cho rằng tác động sẽ rõ rệt hơn ở các quốc gia có những hạn chế khó khăn - bao gồm Malaysia, Việt Nam và Indonesia.

Điều này có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất của khu vực, vốn chủ yếu có xu hướng sử dụng công nghệ thấp và thâm dụng lao động, khiến khu vực này dễ bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn do đại dịch gây ra.

Các nhà kinh tế của Bank of America trong một lưu ý riêng vào tuần trước cho biết các biện pháp phong toả gần đây ở các nền kinh tế Đông Nam Á “bắt đầu gây ảnh hưởng đến sản lượng của các nhà máy”. Họ cũng đã chỉ ra sự sụt giảm trong chỉ số quản lý thu mua sản xuất, hoặc PMI - thước đo hoạt động của nhà máy - ở những nơi như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Dữ liệu do IHS Markit cung cấp cho CNBC cho thấy chỉ số PMI sản xuất của Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam vẫn ở mức dưới 50 trong tháng 7, điều này cho thấy hoạt động của nhà máy đang giảm dần.

Các nhà kinh tế của Bank of America cho biết: “Mặc dù tác động của PMI giảm trong khu vực ASEAN lần này không đáng kể như vào tháng 4 năm 2020, nhưng mức độ này đã gần bằng một cú sốc khiến PMI giảm với độ lệch chuẩn 4” - lớn hơn những gì họ đã thấy ở Ấn Độ trong làn sóng thứ hai tàn khốc của nó.

Ngân hàng Úc ANZ đã hạ dự báo tăng trưởng GDP cho sáu nền kinh tế lớn của Đông Nam Á từ 4.6% xuống 3.9% cho năm 2021. Đối với năm 2022, dự đoán không thay đổi ở mức 5.4%.

Theo Sanjay Mathur, nhà kinh tế trưởng khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ tại ANZ, việc hạ cấp loại trừ Singapore, nơi các chỉ số tăng trưởng vẫn nằm trong kỳ vọng bất chấp những hạn chế về chuyển động.

Mathur cho biết: “Làn sóng đại dịch mới nhất và việc tăng cường các biện pháp hạn chế đã gây ra thiệt hại đáng kể cho việc phục hồi”. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng niềm tin của người tiêu dùng giảm sút, ảnh hưởng tiêu cực tới ngành dịch vụ và hiệu quả suy giảm của việc các chính sách tài chính, tiền tệ mở rộng. 

Ông nhấn mạnh hai vấn đề mới có thể tác động đến triển vọng tăng trưởng - thứ nhất, hoạt động của nhà máy chậm lại và thứ hai, tăng trưởng Trung Quốc giảm tốc. 

Nỗ lực tiêm chủng

Tốc độ tiêm chủng ở Đông Nam Á khác nhau theo từng quốc gia. Thông tin từ Our World In Data cho thấy Malaysia và Singapore đã tiêm chủng trên cơ sở trung bình luân phiên trong bảy ngày cao hơn so với các nước còn lại.

Singapore đã tiêm chủng đầy đủ cho gần 58% dân số trước cuối tháng 7, trong khi dân số được tiêm chủng đầy đủ của Malaysia vào khoảng 21.02%.

Indonesia, quốc gia đông dân nhất trong khu vực, đã tiêm chủng đầy đủ chỉ 7.51% dân số vào ngày 31 tháng 7.

Bank of America dự đoán rằng hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á có thể đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng vào ba tháng đầu năm 2022 nếu họ tăng tốc độ tiêm chủng. Miễn dịch cộng đồng xảy ra khi một căn bệnh không còn lây truyền nhanh nữa vì hầu hết dân số được miễn dịch sau khi tiêm chủng. 

CNBC

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng

Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Sáu, khi các nhà đầu tư chú ý đến nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể mạnh hơn so với dữ liệu quý 1 được công bố, cùng với lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ