Kinh tế thế giới sẽ trải qua cú sốc lạm phát tồi tệ hơn khi giá dầu chạm 100 USD

Kinh tế thế giới sẽ trải qua cú sốc lạm phát tồi tệ hơn khi giá dầu chạm 100 USD

16:51 24/02/2022

Cùng với kế hoạch tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương, việc giá dầu thô tăng có thể đẩy lạm phát lên cao hơn và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.

Giá dầu Brent tương lai vừa vượt 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014. Đây sẽ là một cú sốc kép đối với kinh tế thế giới vì nó có thể khiến bức tranh triển vọng kinh tế thêm ảm đạm và lạm phát lên cao hơn. Tình hình trở nên khó khăn hơn nhiều đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác khi họ đang vật lộn tìm cách kiềm chế lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ mà không khiến đà phục hồi kinh tế đi chệch hướng.

Giá dầu Brent vượt 100 USD/thùng ngay sau tin tức Nga mở chiến dịch quân sự ở đông Ukraine để bảo vệ vùng lãnh thổ ly khai Donbass. Căng thẳng Nga – Ukraine càng leo thang, thị trường càng lo ngại Nga sẽ bị phương Tây trừng phạt mạnh tay, gây gián đoạn đến hoạt động xuất khẩu các nhiên liệu quan trọng.

Mặc dù các nước xuất khẩu năng lượng có thể hưởng lợi từ đà tăng bùng nổ của giá dầu, phần lớn thế giới sẽ bị ảnh hưởng, trong đó, doanh nghiệp và người tiêu dùng phải trả hoá đơn cao hơn và sức chi tiêu suy giảm vì giá thực phẩm, vận tải và sưởi ấm tăng lên.

lam-phat-toan-cau-jpeg-1245-1645690937.j

Nhóm G20 đang phải đối mặt với lạm phát cao do giá năng lượng tăng. Ảnh: Bloomberg.

Trong một phân tích về người thắng kẻ thua khi giá dầu tăng mạnh, Bloomberg Economics ước tính Arab Saudi, Nga và các nước xuất khẩu dầu nhỏ hơn như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đều sẽ hưởng lợi. Thiệt hại lớn nhất sẽ thuộc về các nước nhập khẩu năng lượng như Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.

“Đà tăng của giá dầu sẽ tạo thêm áp lực lên các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới trong việc triển khai chu kỳ thắt chặt chính sách cũng như tăng lãi suất mạnh hơn để hạn chế rủi ro lạm phát”, Chua Hak Bin, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Maybank, nhận định.

JPMorgan Chase & Co. cũng cảnh báo nếu giá dầu tăng lên 150 USD/thùng, tăng trưởng kinh tế thế giới gần như sẽ khựng lại và khiến lạm phát vọt lên hơn 7%, gấp hơn 3 lần mức mục tiêu mà hầu hết nhà hoạch định chính sách tiền tệ trên thế giới đặt ra.

Trong thời gian vừa qua, giá dầu tăng chung xu hướng với thị trường hàng hoá thế giới. Các động lực bao gồm nhu cầu tăng khi kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch Covid-19, căng thẳng địa chính trị và chuỗi cung ứng toàn cầu bị giãn đoạn. Kỳ vọng về thoả thuận hạt nhân Iran được gia hạn có lúc cũng khiến thị trường “hạ nhiệt”. Tuy nhiên, đà tăng vẫn mạnh mẽ. Nhớ lại, hai năm trước, giá dầu tương lai có lúc xuống dưới 0 USD.

Nhiên liệu hoá thạch, như dầu thô, than và khí đốt, chiếm hơn 80% năng lượng cho thế giới. Chi phí sản xuất các nhiên liệu này giờ tăng hơn 50% so với một năm trước, theo công ty tư vấn Gavekal Research.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa nâng dự báo lạm phát năm 2022 lên trung bình 3,9% ở các nền kinh tế phát triển và 5,9% tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu và xuất khẩu hàng hoá lớn nhất thế giới, đến nay ghi nhận lạm phát ổn định. Nhưng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn dễ bị tổn thương do các nhà sản xuất phải chịu chi phí đầu vào cao và thiếu năng lượng.

tang-truong-kinh-te-the-gioi-j-7005-1609

IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu chậm lại trong năm 2022 và 2023. Ảnh: Bloomberg.

Với áp lực giá ngày càng lớn hơn dự kiến trước đó, các ngân hàng trung ương đều đang ưu tiên chống lạm phát hơn là kích cầu. Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ bất ngờ với mức cao nhất trong 40 năm qua, khiến thị trường có lúc tăng đặt cược vào khả năng Fed sẽ tăng lãi suất 7 lần trong năm nay.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, Andre Bailey, viện dẫn lý do sức ép từ giá năng lượng cho quyết định tăng lãi suất. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde mới đây cho biết các quan chức sẽ xem xét cẩn thận tác động của giá năng lượng đến nền kinh tế và đánh tín hiệu chuyển hướng sang thắt chặt chính sách. Ngân hàng trung ương Ấn Độ cũng đánh giá giá dầu là một rủi ro cho nền kinh tế.

Kinh tế thế giới hiện nay không còn tiêu thụ dầu điên cuồng như những thập kỷ trước, đặc biệt là trong những năm 1970, đồng thời, sự phát triển của năng lượng tái tạo cũng tạo thêm bộ đệm. Ngoài ra, trong thời kỳ đại dịch Covid-19 diễn ra, khoản tiền tiết kiệm của các hộ gia đình cũng tăng lên và lương cũng cao hơn trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt.

Tại Mỹ, sự xuất hiện của ngành công nghiệp dầu đá phiến đồng nghĩa nền kinh tế lớn nhất thế giới ít bị tổn thương hơn trước các cú sốc về nhiên liệu: trong khi người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua xăng, các nhà sản xuất trong nước lại thu lợi nhiều hơn.

Theo Paul Donovan, trưởng bộ phận kinh tế tại quỹ quản lý tài sản toàn cầu UBS Asset Management, điều quan trọng là phải xem xét các nền kinh tế sản xuất dầu chi tiêu phần doanh thu tăng thêm của họ như thế nào vì đây có thể là động lực giúp kinh tế thế giới tăng trưởng. “Ngày nay, những quốc gia bán dầu có xu hướng chi tiêu phần doanh thu họ kiếm được khi giá đi lên”.

Theo các chuyên gia kinh tế tại JPMorgan, một cú sốc giá dầu đủ lớn có thể làm chệch hướng kế hoạch bình thường hoá của nhiều ngân hàng trung ương.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ