JPMorgan: Thị trường cấp vốn USD đang cho thấy dấu hiệu lạc quan

JPMorgan: Thị trường cấp vốn USD đang cho thấy dấu hiệu lạc quan

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

09:17 24/10/2023

Thị trường huy động vốn USD đang được đánh giá tương đối lạc quan về cuối năm, đặc biệt khi nhu cầu tiếp tục vượt qua nguồn cung, theo JPMorgan.

Các hợp đồng repo có thế chấp qua đêm đang được giao dịch tương đối ổn định, trong khi vào thời kỳ khủng hoảng, hoạt động này sẽ tăng mạnh khi các ngân hàng thu hẹp bảng cân đối kế toán của họ. Lãi suất hoán đổi tiền tệ - chi phí trao đổi đồng EUR và JPY để đổi lấy USD - cũng đang ổn định sau khi tăng mạnh vào cuối tháng 9. Trong khi đó, chênh lệch giữa lãi suất thương phiếu và các hợp đồng hoán đổi chỉ số qua đêm chỉ tăng khiêm tốn.

Cuối năm thường là giai đoạn hỗn loạn trên thị trường khi các ngân hàng giảm cung cấp vốn qua đêm để quản lý bảng cân đối kế toán của. Nhưng năm nay, các ngân hàng không nhất thiết phải cắt giảm nhiều: dự trữ của họ tương đối dồi dào, sau khi họ trả lãi suất cao hơn để giúp ngăn chặn dòng tiền ra. Và Fed đang hút cạn nguồn tiền cho chương trình repo đảo ngược, dẫn đến việc tiền bị đẩy ra khỏi bảng cân đối kế toán và vào hệ thống ngân hàng. Điều đó đã giúp giảm bớt lo ngại rằng thị trường cấp vốn ngắn hạn sẽ phải đối mặt với áp lực và chênh lệch giá sẽ mở rộng.

Thị trường huy động vốn ngắn hạn cũng được hỗ trợ nhờ lãi suất tương đối cao từ Tín phiếu kho bạc và hợp đồng mua lại cho đến thương phiếu, với lợi suất hơn 5%. Các công cụ có kỳ hạn ngắn là nơi trú ẩn cho các nhà đầu tư lo ngại về sự suy yếu tại các thị trường khác.

Thị trường cấp vốn ngắn hạn cũng đã được hỗ trợ bởi lợi suất cao trên nhiều tài sản như trái phiếu, repo và thương phiếu, với lợi suất vượt 5%.

Lượng tiền từ các hợp đồng reverse repo của Fed, nơi các quỹ thị trường tiền tệ có thể kiếm lãi từ gửi tiền qua đêm, đã giảm nhanh hơn dự kiến, với hơn 1 nghìn tỷ USD đã bị rút ra từ đầu tháng Sáu. Điều này đã bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng và giúp tỷ lệ dự trữ của ngân hàng duy trì ở mức tương đối cao ngay cả khi Fed đã thu hẹp nguồn cung tiền và thắt chặt định lượng trong suốt hơn một năm.

Trên thực tế, số dư tiền tại Fed đã tăng gần 65 tỷ USD lên 3.5 tỷ USD trong tuần tính đến ngày 18/10. Con số này cao hơn so với thời điểm tháng 5/2022, trước khi Fed bắt đầu thắt chặt định lượng.


Các chiến lược gia của JPMorgan cũng thừa nhận rằng hầu hết các công ty huy động vốn trên thị trường thương phiếu đều có mức đảm bảo nguồn vốn tốt hơn so với thời điểm đầu năm. Họ ước tính rằng khoảng 60% thương phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi vẫn chưa đáo hạn cho đến năm 2024, cao hơn so với vài năm trước. Ngoài ra, các tổ chức phát hành thương phiếu có đảm bảo bằng tài sản có 37% dư nợ vào đầu năm, cao hơn cùng kỳ năm ngoái và các tổ chức phát hành cấp 2 - các công ty có xếp hạng tín nhiệm với thời gian đáo hạn ngắn thấp hơn - cũng đã cải thiện trong việc đảm bảo nguồn vốn vào cuối năm so với hai năm trước đó.

Tuy nhiên, các chiến lược ước tính ngân hàng vẫn còn khoảng 570 tỷ USD thương phiếu không đảm bảo và chứng chỉ tiền gửi cần được gia hạn sang năm 2024, gần một nửa trong số đó tập trung ở các ngân hàng Nhật Bản, Canada và Pháp.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn

Trung Quốc đang mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vượt ra ngoài danh sách đất hiếm và nam châm chính thức, gây gián đoạn sâu rộng hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh và Washington đã đạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy vận chuyển đất hiếm, nhiều lô hàng vẫn bị giữ lại do yêu cầu kiểm tra và phân tích bổ sung từ hải quan Trung Quốc.
Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump

Khi thời hạn ký kết thỏa thuận thương mại giữa EU và Mỹ đang cận kề, căng thẳng không chỉ đến từ lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump mà còn từ chính nội bộ Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu ngày càng thể hiện rõ vai trò giám sát, lo ngại Ủy ban châu Âu có thể đưa ra những nhượng bộ mờ ám – đặc biệt là trong việc thực thi Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, điểm nóng trong đàm phán. Trước sức ép từ cả hai phía, các nhà lập pháp EU đang cảnh báo không được để luật pháp châu Âu trở thành “vật trao đổi” trong bàn cờ thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Cổ phiếu châu Âu tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, nhờ kỳ vọng ngày càng tăng về việc đạt thêm các thỏa thuận thương mại, đặc biệt khi thời hạn áp thuế ngày 9/7 theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đến gần, chỉ số DAX (Đức) tăng 0.5%, CAC 40 (Pháp) tăng 0.2%, và FTSE 100 (Anh) tăng 0.1%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ