Hoạt động dịch vụ suy yếu đẩy Châu Âu đến bờ vực suy thoái

Hoạt động dịch vụ suy yếu đẩy Châu Âu đến bờ vực suy thoái

17:19 23/08/2023

Sự thu hẹp hoạt động của doanh nghiệp tư nhân Eurozone ngày càng nghiêm trọng khi dịch vụ không còn là điểm sáng và kéo theo ngành công nghiệp rơi vào suy thoái.

Dữ liệu xấu hơn dự kiến từ hai nền kinh tế hàng đầu của khu vực đã thúc đẩy niềm tin rằng ECB sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong tháng tới và cảnh báo rằng sản lượng trong khối 20 quốc gia sẽ giảm trong quý này.

PMI tổng hợp của Eurozone đã giảm xuống 47 - tiếp tục dưới mức ngưỡng 50. Ngành dịch vụ đã giảm lần đầu tiên kể từ cuối năm 2022, trong khi kỳ vọng là tiếp tục mở rộng do nhu cầu mạnh mẽ.

Tại Đức hoạt động kinh tế đang giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ khi Covid-19. Pháp báo cáo sản lượng giảm trong tháng thứ ba liên tiếp, trong khi phần còn lại của khu vực giảm ít hơn.

"Ngành dịch vụ cùng với sản xuất của Eurozone đáng buồn thay là đang thu hẹp," Cyrus de la Rubia, nhà kinh tế trưởng tại Hamburg Commercial Bank, nói trong một tuyên bố.

Các con số cho thấy kinh tế khu vực đồng euro sẽ suy giảm 0.2% trong quý ba, trong khi tăng trưởng 0.3% trong quý hai, ông nói.

Sau khi dữ liệu kinh tế Đức được công bố, nhà đầu tư đã đổ xô đi mua trái phiếu chính phủ nước này, khiến lợi suất 10 năm giảm 9 bps xuống 2.56%, trong kỳ vọng tăng lãi suất tháng 9 đã giảm từ 80% xuống 40%.

Báo cáo này được công bố khi ECB chưa quyết định liệu họ có tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp vào tháng 9 hay không.

Dirk Schumacher, nhà kinh tế tại Natixis SA, nói. "Nền kinh tế rõ ràng đang không hề khá hơn khi xem xét những con số này."

Mặc dù hoạt động kinh tế suy giảm sẽ hỗ trợ việc tạm dừng tăng lãi suất, báo cáo PMI được công bố bởi S&P Global vào thứ Tư cũng đi kèm với cảnh báo về áp lực giá.

Tỷ lệ chi phí đầu vào/giá bán tăng cao hơn vào tháng Tám, một phần do mức lương, S&P Global cho biết. Chỉ số này chỉ ra áp lực thấp hơn nhiều so với những gì đã thấy trong suốt hơn 2 năm vừa qua.

"Chủ tịch ECB, Christine Lagarde, đã cảnh báo rằng nền kinh tế có thể đối mặt với lương cao hơn và năng suất thấp hơn, dẫn đến lạm phát cao hơn," de la Rubia nói. "Dường như những lo ngại đó đang trở hiện thực, ít nhất là đối với ngành dịch vụ."

Cũng đã có những dấu hiệu rằng thị trường lao động, hiện vẫn đang trụ vững trước áp lực kinh tế, đang bắt đầu chịu ảnh hưởng. Hoạt động tuyển dụng trì trệ khi doanh nghiệp đối mặt với triển vọng xấu đi trong năm tới.

Niềm tin của doanh nghiệp giảm, chủ yếu do các đơn hàng và công việc đang chờ hoàn thành giảm đi. Các công ty cũng đề cập đến mối lo "về sự suy giảm chung của kinh tế tại thị trường nội địa và các thị trường xuất khẩu," báo cáo nói.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ