Hàm ý đằng sau những phát biểu của các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản về đồng yên

Hàm ý đằng sau những phát biểu của các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản về đồng yên

Nam Bình

Nam Bình

Junior Editor

14:33 25/03/2024

USDJPY đang tiến gần mức đỉnh trong ba thập kỷ sau khi việc BoJ tăng lãi suất không thể vực dậy đồng yên, làm gia tăng khả năng chính phủ Nhật Bản sẽ phải can thiệp trở lại vào thị trường ngoại hối lần đầu tiên kể từ mùa thu năm 2022.

Trước khi can thiệp trực tiếp để hỗ trợ JPY, chính quyền Nhật Bản có thể sẽ đưa ra một loạt những lời cảnh báo đối với các nhà đầu tư trên thị trường đang đặt cược vào đồng yên.

USDJPY trong 3 năm trở lại đây

Gần một tuần sau khi BoJ tăng lãi suất nhưng vẫn nhấn mạnh quan điểm nới lỏng chính sách tiền tệ, quan chức tiền tệ hàng đầu của nước này cuối cùng đã đưa ra một loạt những lời cảnh báo mạnh mẽ nhất trong nhiều tháng qua để chống lại các động thái đầu cơ trên thị trường.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Masato Kanda nói với các phóng viên vào thứ hai: "Sự suy yếu hiện tại của JPY không phù hợp với các yếu tố cơ bản và rõ ràng là bị thúc đẩy bởi hoạt động đầu cơ. Chúng tôi sẽ có các biện pháp thích hợp để chống lại những biến động quá mức, không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào."

Đây là một trong những cảnh báo mạnh mẽ nhất mà Nhật Bản từng đưa ra. Các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát vào tuần trước vẫn cho rằng các cơ quan quản lý tiền tệ sẽ trì hoãn can thiệp vào thời điểm hiện tại. Trong khi đó, sự thay đổi trong kỳ vọng về thời điểm Fed cắt giảm lãi suất hoặc một đợt tăng lãi suất khác của BoJ có thể làm thay đổi động lực thị trường.

Các nhà kinh tế cho rằng cặp USDJPY ở mức 155 có thể là mức phù hợp để chính phủ can thiệp. Trước đó vào tháng 9/2022, Nhật Bản đã can thiệp khi cặp USDJPY tụt xuống mức 146. Sau đó, các nhà chức trách đã vào cuộc thêm hai lần nữa, lần cuối cùng là vào tháng 10 cùng năm đó khi cặp USDJPY đạt mức 151.95.

Các quan chức đã nhiều lần tuyên bố rằng tốc độ biến động - chứ không phải mức độ - mới là yếu tố quan trọng trong việc quyết định có nên can thiệp hay không. Tuy nhiên, bất kỳ đề cập nào đến hành động "dứt khoát" hoặc "mạnh mẽ" của các quan chức trong những ngày tới có thể sẽ khiến các nhà giao dịch phải rất cảnh giác.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có ảnh hưởng như nào với Mỹ và thế giới?
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có ảnh hưởng như nào với Mỹ và thế giới?

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và người theo dõi toàn cầu đã từng nghĩ rằng năm 2024 là thời điểm tuyệt vời để cắt giảm lãi suất. Nhưng với tình trạng lạm phát ngày càng nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán của hầu hết mọi người, những kỳ vọng đó đang dần biến mất.
Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng

Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Sáu, khi các nhà đầu tư chú ý đến nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể mạnh hơn so với dữ liệu quý 1 được công bố, cùng với lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ