Giao hàng ngô Mỹ sang Trung Quốc có dấu hiệu gia tăng

Giao hàng ngô Mỹ sang Trung Quốc có dấu hiệu gia tăng

16:39 25/01/2022

Trong báo cáo Thanh tra xuất khẩu hàng tuần được phát hành từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tính đến tuần kết thúc ngày 20/01/2022 ghi nhận hàng lên tàu ngô, đậu tương giảm so với tuần trước, giao hàng lúa mì tăng so với tuần trước. Tích lũy hàng lên tàu từ đầu vụ cả ba nông sản đều thấp hơn so với cùng kỳ vụ trước.

Giao hàng ngô Mỹ sang Trung Quốc có dấu hiệu gia tăng
Giao hàng ngô Mỹ sang Trung Quốc có dấu hiệu gia tăng

Trong báo cáo Thanh tra xuất khẩu hàng tuần được phát hành từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tính đến tuần kết thúc ngày 20/01/2022 ghi nhận hàng lên tàu ngô, đậu tương giảm so với tuần trước, giao hàng lúa mì tăng so với tuần trước. Tích lũy hàng lên tàu từ đầu vụ cả ba nông sản đều thấp hơn so với cùng kỳ vụ trước.

Bảng: Tóm tắt các số liệu

Giao hàng ngô Mỹ sang Trung Quốc có dấu hiệu gia tăng

Giao Hàng Ngô Sang Trung Quốc Giảm Nhẹ So Với Tuần Trước Đó

Dữ liệu hàng lên tàu ngô Mỹ niên vụ 2021/22 trong tuần kết thúc ngày 20/01 đạt 1.1 triệu tấn, thấp hơn so với tuần trước 10%. Các dữ liệu chính thức nằm trong vùng dự báo từ thị trường trong khoảng từ 900 – 1,600 nghìn tấn. Lũy kế từ đầu niên vụ, hàng lên tàu ngô đạt 16.44 triệu tấn, thấp hơn 13% so với cùng kỳ vụ trước.

Sau khi giao hàng ngô hàng tuần vượt qua khỏi mức giao hàng của cùng kỳ vụ trước trong tuần trước thì khối lượng giao hàng tiếp tục quay về mức thấp hơn so với cùng kỳ vụ trước. Tuy nhiên, nhìn chung xu hướng giao hàng ngô đang có dấu hiệu gia tăng trở lại và Trung Quốc trong nhiều tuần là điểm đến hàng đầu của ngô Mỹ. Giao hàng ngô sang Trung Quốc trong tuần kết thúc ngày 20/01 giảm nhẹ 0.42% so với tuần trước đó, giao hàng sang Mexico cũng ghi nhận con số giảm mạnh 12% so với tuần trước, Colombia thấp hơn 24% so với tuần trước. Ngược lại, giao hàng ngô sang Nhật Bản tăng mạnh đến gần 50% so với tần trước đó.

Biểu đồ báo cáo thanh tra xuất khẩu ngô

Giao Hàng Đậu Tương Sang Trung Quốc Giảm Mạnh Trong Tuần Trước

Báo cáo thanh tra xuất khẩu đậu tương

Dữ liệu hàng lên tàu đậu tương Mỹ trong tuần kết thúc ngày 20/01 đạt 1.3 triệu tấn, thấp hơn 25% so với tuần trước. Các dữ liệu chính thức nằm trong vùng dự báo của thị trường từ 1,200 – 1,900 nghìn tấn. Tích lũy giao hàng từ đầu vụ đạt 34.75 triệu tấn, thấp hơn 24% so với cùng kỳ vụ trước. Xu hướng giao hàng đậu tương Mỹ sang các quốc gia tiếp tục sụt giảm và đang ở mức thấp hơn so với cùng kỳ vụ trước. Trung Quốc vẫn là quốc gia thống trị các đơn hàng đậu tương từ Mỹ. Trong tuần trước giao hàng đậu tương sang Trung Quốc giảm mạnh đến 49%, trong khi đó giao hàng sang Ý tăng 2%.

Giao Hàng Lúa Mì Mỹ Hồi Phục 2 Tuần Liên Tiếp

Dữ liệu hàng lên tàu lúa mì Mỹ trong tuần kết thúc ngày 20/1 đạt 401 nghìn tấn, cao hơn 4% so với tuần trước. Các số liệu chính thức phù hợp với các kỳ vọng từ thị trường trong khoản từ 250 – 450 nghìn tấn. Tích lũy giao hàng từ đầu vụ đạt 13.2 triệu tấn, thấp hơn so với cùng kỳ vụ trước là 18%.

Xu hướng giao hàng đậu tương hàng tuần của Mỹ đã quay trở về mức thấp hơn so với cùng kỳ vụ trước. Nhưng xu hướng trong vụ hiện tại 2021/22 đang tăng lên. Philippines là điểm đến hàng đầu của đậu tương Mỹ trong tuần trước. Các chuyến tàu đậu tương của Mỹ rải đều các các quốc gia thuộc nhiều khu vực trên thế giới như Nigeria thuộc khu vực Tây Phi, Ethiopia thuộc khu vực Đông Phi còn Guatemala thuộc khu vực Trung Mỹ.

Báo cáo thanh tra xuất khẩu lúa mì


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Khi lãi suất không còn là yếu tố chính, điều gì đang đẩy giá vàng lên?

Khi lãi suất không còn là yếu tố chính, điều gì đang đẩy giá vàng lên?

Giá vàng đang bước vào một giai đoạn mới, khi những yếu tố truyền thống như lãi suất thực không còn giữ vai trò quyết định. Dù lãi suất tăng mạnh trong hai năm qua, vàng vẫn duy trì đà tăng ấn tượng. Theo chuyên gia Joseph Wu từ RBC Wealth Management, chính nhu cầu từ các ngân hàng trung ương – đặc biệt ở các thị trường mới nổi – mới là lực đẩy lớn nhất hiện nay, trong bối cảnh địa chính trị bất ổn và niềm tin vào đồng USD dần suy giảm.
Thị trường năng lượng: Sản lượng "Khổng lồ?

Thị trường năng lượng: Sản lượng "Khổng lồ?

“Sản lượng khổng lồ” – hay nên gọi là “siêu cường điệu”? Có vẻ như các nguồn tin giấu tên từ OPEC+ ngày càng sử dụng những cụm từ giật gân để thu hút sự chú ý của thị trường, nhất là khi nhiều thông tin kiểu này từng được tung ra rồi nhanh chóng bị bác bỏ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ