Giá vàng hôm nay ngày 30/3: Thoát khỏi biên độ hẹp, vàng bất ngờ lao dốc

Giá vàng hôm nay ngày 30/3: Thoát khỏi biên độ hẹp, vàng bất ngờ lao dốc

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

08:08 30/03/2021

Giá vàng sụt giảm mạnh trong phiên Mỹ ngày hôm qua

Giá vàng lao dốc không phanh trong ngày hôm qua
Giá vàng lao dốc không phanh trong ngày hôm qua

Giá vàng trong nước:

Theo Eximbank, tính đến 09:00 sáng ngày 30/3:

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):

  • Mua vào: 5,465,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,490,000 VND/chỉ.

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):

  • Mua vào: 5,451,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,490,000 VND/chỉ.

Giá vàng thế giới:

Vàng đã mất tới hơn $20 trong phiên giao dịch hôm qua khi lợi suất Mỹ và đồng USD đều tăng mạnh mẽ. Cuối cùng thì vàng đã thoát ra khỏi biên độ hẹp đã kéo dài từ giữa tháng và không có gì bất ngờ, vàng sụt giảm xuống gần mức $1,700/oz. Các quỹ ETF vàng đã bán ra tới 28/29 phiên gần nhất, mức bán tháo rất mạnh và lưu ý rằng các quỹ này vẫn còn rất nhiều vàng để bán ra. Với cam kết tiêm chủng tới 90% người trưởng thành trong tháng tới của tổng thống Mỹ J.Biden, nền kinh tế sẽ sớm trở lại trạng thái bình thường, đẩy lợi suất lên cao hơn nữa và kim loại phi lợi suất như vàng sẽ càng bị xa lánh. 

Tính đến 09:00 sáng ngày 30/3, giá vàng thế giới giao ngay đang được giao dịch quanh mốc $1,709/oz.

Giá xăng dầu trong nước:

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 12.3.2021

Ngày 12/3, giá xăng trong nước được Petrolimex niêm yết dao động ở mức từ 13,760 - 19,360 VND/lít tại vùng 1, từ 14,030 - 19,740 VND/lít tại vùng 2. Bên cạnh giá xăng, giá dầu hỏa vùng 1 là 13,170 VND/lít và vùng 2 là 13,430 VND/lít

Giá dầu thế giới:

Giá dầu tiếp tục phục hồi sau khi bị bán tháo xuống đáy tại $57.3/thùng khi quá trình triển khai vắc-xin tại Mỹ diễn ra vô cùng nhanh chóng, hứa hẹn sẽ sớm phục hồi nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Cùng với đó, sự kiên quyết từ Ả Rập trong việc kìm hãm sản lượng cũng đang hỗ trợ giá dầu. Bộ trưởng năng lượng Ả Rập, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman đã nói rõ rằng ông sẽ không đặt niềm tin vào những dự đoán phục hồi sau Covid, nói rằng ông sẽ chỉ tin vào sự phục hồi nhu cầu “khi tôi nhìn thấy nó”. Trong bối cảnh châu Âu vẫn đang phải vật lộn với làn sóng thứ 3 của Covid-19, nhiều khả năng OPEC+ sẽ tiếp tục duy trì chính sách cắt giảm nguồn cung và đẩy dầu thô đi lên. Trong cả ngắn hạn và trung hạn, triển vọng giá dầu đều rất sáng sủa nhờ kỳ vọng kinh tế phục hồi và các chinh sách của OPEC+.

  • Tính đến 09:00 sáng ngày 29/3, giá dầu thô WTI Futures giao tháng gần nhất giao dịch tại $61.77/thùng, giảm 0.07%.
  • Trong khi đó, giá dầu Brent Futures giao tháng gần nhất giảm 0.06% lên mức $65.12/thùng.

Chứng khoán trong nước và quốc tế:

Thị trường trong nước mở đầu tuần trong tâm trạng đầy lạc quan, giúp VN-Index tăng 1.16% lên 1,175.68 điểm. Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt gần 593 triệu đơn vị, giảm 5.98% so với phiên giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX giảm 21.06%, đạt mức hơn 170 triệu đơn vị. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng trên HOSE với giá trị gần 154 tỷ đồng. 

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều đầu phiên trong bối cảnh triển khai vắc xin nhanh chóng tại Hoa Kỳ và nguy cơ sụt giảm thêm nữa từ các đợt bán tháo khối lượng lớn gần đây. Thông báo của Tổng thống Joe Biden rằng 90% người lớn sẽ đủ điều kiện tiêm vắc-xin Covid-19 vào tháng tới đã giúp chứng khoán Hoa Kỳ phục hồi từ mức đáy và chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa ở mức cao nhất mọi thời đại mới. Các nhà đầu tư đang tập trung vào sức mạnh của đà phục hồi và rủi ro lạm phát khi các chính phủ tăng cường chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng. Vào cuối tuần này, Tổng thống Hoa Kỳ có kế hoạch công bố một chương trình kích thích hơn nữa tập trung vào cơ sở hạ tầng. Tin tức tích cực về vắc-xin đang giúp cải thiện tâm lý ưa rủi ro, với một nghiên cứu thực tế từ Pfizer Inc. và Moderna Inc. cho thấy vắc-xin của họ đã ngăn ngừa nhiễm Covid-19 một cách hiệu quả.

Dow Jones: 33,171.38 (tăng 0.3%)

S&P 500: 3,971.10 (giảm 0.09%)

Nasdaq: 13,059.6 (giảm 0.6%)

DAX: 14,817.720 (tăng 0.47%)

Stoxx 50: 3,882.9 (tăng 0.42%)

NIKKEI 225: 29,319.01 (giảm 0.22%)

Ngoại tệ (tham khảo tỷ giá VCB cập nhật lúc 08:30 sáng ngày 30/3):

USD tăng khá mạnh trong ngày hôm qua khi lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đã vọt tăng lên trên 1.7%. Đồng EUR tiếp tục chịu nhiều áp lực khi tình hình tiêm chủng tại châu Âu vẫn chưa có tiến triển và các biện pháp phong tỏa được áp dụng trở lại và với việc đồng USD đang ngày một mạnh lên như hiện tại, cặp tiền sẽ sớm giảm xuống mức hỗ trợ 1.16. GBP/USD sau khi tăng lên 1.385 đầu ngày hôm qua đã suy yếu trở lại khi phiên Mỹ mở cửa, tác động của dòng tiền cuối tháng có vẻ vẫn chưa kết thúc như nhiều người dự báo. 2 đồng tiền châu Đại Dương đang tăng nhẹ vào sáng nay sau khi đóng cửa ngày hôm qua hầu như không đổi. 2 đồng lợi suất thấp là JPY và CHF vẫn kéo dài đà suy yếu bất chấp dữ liệu bán lẻ và tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản đều được cải thiện. Tâm điểm chú ý tuần này sẽ là thông báo về gói chi tiêu cơ sở hạ tầng của tổng thống Biden và bảng lương phi nông nghiệp vào thứ sáu.

USD/VND:  22,980 - 23,160.00 (gảim 10 đồng)

EUR/VND: 26,594.27 - 27,703.75 (giảm 43 đồng)

GBP/VND: 31,272.77 - 32,253.19 (giảm 30 đồng)

JPY/VND:  205.86 - 214.45 (giảm 0.37 đồng)

CHF/VND: 24,192.54 -  24,950.99 (tăng 7 đồng)

AUD/VND: 17,337.67 - 17,881.22 (tăng 14 đồng)

CAD/VND: 18,042.58 - 18,608.22 (tăng 3 đồng)

Tổng hợp

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn

Trung Quốc đang mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vượt ra ngoài danh sách đất hiếm và nam châm chính thức, gây gián đoạn sâu rộng hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh và Washington đã đạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy vận chuyển đất hiếm, nhiều lô hàng vẫn bị giữ lại do yêu cầu kiểm tra và phân tích bổ sung từ hải quan Trung Quốc.
Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump

Khi thời hạn ký kết thỏa thuận thương mại giữa EU và Mỹ đang cận kề, căng thẳng không chỉ đến từ lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump mà còn từ chính nội bộ Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu ngày càng thể hiện rõ vai trò giám sát, lo ngại Ủy ban châu Âu có thể đưa ra những nhượng bộ mờ ám – đặc biệt là trong việc thực thi Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, điểm nóng trong đàm phán. Trước sức ép từ cả hai phía, các nhà lập pháp EU đang cảnh báo không được để luật pháp châu Âu trở thành “vật trao đổi” trong bàn cờ thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Cổ phiếu châu Âu tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, nhờ kỳ vọng ngày càng tăng về việc đạt thêm các thỏa thuận thương mại, đặc biệt khi thời hạn áp thuế ngày 9/7 theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đến gần, chỉ số DAX (Đức) tăng 0.5%, CAC 40 (Pháp) tăng 0.2%, và FTSE 100 (Anh) tăng 0.1%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ