Giá vàng hôm nay ngày 27/04: Tiếp tục diễn biến giằng co, vàng chưa thể tìm ra xu hướng chính

Giá vàng hôm nay ngày 27/04: Tiếp tục diễn biến giằng co, vàng chưa thể tìm ra xu hướng chính

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

08:02 27/04/2021

Giá vàng vẫn dập dìu quanh đường MA 50 trên khung H4 tại $1,775/oz trước thời điểm công bố nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng.

Vàng đang gặp khó
Vàng đang gặp khó

Giá vàng trong nước:

Theo Eximbank, tính đến 09:00 sáng ngày 27/04:

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):

  • Mua vào: 5,515,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,535,000 VND/chỉ.

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):

  • Mua vào: 5,501,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,535,000 VND/chỉ.

Giá vàng thế giới:

Giá vàng diễn biến không mấy tích cực đầu buổi sáng ngày hôm nay, giảm 0.3% xuống $1,776/oz khi đồng USD đang phục hồi. Vàng tiếp tục giằng co quanh đường MA 50 trên khung H4 trước thềm hàng loạt dữ liệu kinh tế quan trọng tại Mỹ và cuộc họp FOMC vào rạng sáng thứ năm. Mặc dù cuộc họp lần này được dự báo sẽ không có gì bất ngờ và sức ảnh hưởng lên thị trường sẽ khá nhỏ nhưng tâm lý thận trọng vẫn đang được các nhà đầu tư ưu tiên. Bên cạnh đó, các quỹ ETF cũng đã trở lại đà bán tháo quen thuộc từ đầu năm, một tín hiệu chẳng lành dành cho kim loại quý. Hiện tại, thị trường chứng khoán đang ở mức định giá rất cao và một nhịp điều chỉnh là điều sẽ sớm xảy ra, thứ sẽ thúc đẩy đồng dollar với vai trò tài sản trú ẩn và qua đó gián tiếp làm suy yếu giá vàng, do đó phe long nên đặc biệt cẩn trọng vào lúc này.

Tính đến 09:00 sáng ngày 27/04, giá vàng thế giới giao ngay đang được giao dịch quanh mốc $1,776/oz

Giá xăng dầu trong nước:

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 12.4.2021

Ngày 12/4, giá xăng trong nước được Petrolimex niêm yết dao động ở mức từ 13,680 - 19,280 VND/lít tại vùng 1, từ 13,950 - 19,660 VND/lít tại vùng 2. Bên cạnh giá xăng, giá dầu hỏa vùng 1 là 12,820 VND/lít và vùng 2 là 13,070 VND/lít

Giá dầu thế giới:

Dầu ổn định tại phiên giao dịch châu Á trong bối cảnh bùng phát Covid-19 ở Ấn Độ và các quốc gia khác, kéo theo triển vọng nhu cầu ngắn hạn, ngay cả khi OPEC + dự báo sự phục hồi mạnh mẽ trên toàn cầu trong năm nay. Một ủy ban kỹ thuật của OPEC + đã nâng dự báo về tăng trưởng nhu cầu vào năm 2021, nhưng cảnh báo rằng một loại vi rút đang trỗi dậy ở Ấn Độ, Nhật Bản và Brazil có thể làm chệch hướng sự phục hồi nhu cầu dầu. Làn sóng thứ hai của Ấn Độ đặc biệt gây nguy hiểm đến tính mạng vì hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nước này đang quá tải và điều này làm tê liệt lượng tiêu thụ nhiên liệu. Triển vọng xấu đi ở một số quốc gia có thể đặt ra thách thức đối với OPEC + khi tổ chức này sẽ có cuộc họp cấp bộ trưởng hàng tháng vào thứ Tư để thảo luận về chính sách sản lượng của mình, mặc dù nhóm đã đồng ý bắt đầu bổ sung thêm nguồn cung cho thị trường từ tháng 5.

  • Tính đến 09:00 sáng ngày 27/04, giá dầu thô WTI Futures giao tháng gần nhất giao dịch tại $62.15/thùng, tăng 0.32%.
  • Trong khi đó, giá dầu Brent Futures giao tháng gần nhất giảm 0.23% lên mức 65.91$/thùng.

Chứng khoán trong nước và quốc tế:

Sự tiêu cực len lỏi vào mọi ngõ ngách của thị trường chứng khoán trong nước ngày hôm qua, khiến VN-Index giảm 2.62% xuống 1,215.77 điểm; HNX-Index giảm 1.04%, giao dịch tại 280.68 điểm. Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 685 triệu đơn vị, tăng 0.17% so với phiên giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX giảm 7.01%, đạt gần 128 triệu đơn vị. Tuy nhiên, khối ngoại lại mua ròng trên HOSE với giá trị hơn 68 tỷ đồng.

Hầu hết các chỉ số chứng khoán châu Á đều giảm vào đầu phiên giao dịch hôm nay và hợp đồng tương lai của Mỹ tăng cao hơn khi các nhà giao dịch chờ đợi cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang, dự kiến sẽ tiếp tục duy trì chính sách đặc biệt nới lỏng mặc dù nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ. Thị trường cổ phiếu Úc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều sụt giảm. Trong khi các nền kinh tế mới nổi từ Ấn Độ đến Brazil đang phải vật lộn với sự gia tăng Covid-19 hoặc những hạn chế mới, các quốc gia phát triển đang trên con đường phục hồi vững chắc hơn với tốc độ tiêm chủng nhanh hơn. Dữ liệu của Hoa Kỳ trong tuần này dự kiến sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng đạt 6.8% yoy trong quý đầu tiên và nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, nên cẩn trọng vì hơn 3/4 số doanh nghiệp thuộc S&P500 đã báo cáo thu nhập, có vẻ tin tốt dường như đã ra hết và được phản ánh hoàn toàn vào giá nên rất có thể câu thần chú "sell in may and go away" sẽ một lần nữa hiệu nghiệm.

Dow Jones: 33,981.58 (giảm 0.18%)

S&P 500: 4,187.63 (tăng 0.18%)

Nasdaq: 14,138.78 (tăng 0.87%)

DAX: 15,296.340 (tăng 0.11%)

Stoxx 50: 4,020.8 (tăng 0.19%)

NIKKEI 225: 29,117.39 (giảm 0.03%)

Ngoại tệ (tham khảo tỷ giá VCB cập nhật lúc 08:30 sáng ngày 27/04):

Trên thị trường FX, sự phân hóa thể hiện rõ đối với các đồng tiền trong nhóm G7 khi các đồng beta cao tăng rất mạnh trong khi EUR lại yếu đi phần nào. EUR/USD giảm nhẹ 0.1% xuống 1.2085, GBP/USD ít thay đổi, giao dịch tại 1.3896 trong một ngày không có nhiều yếu tố dẫn dắt xuất hiện. AUD/USD tăng tới hơn 50 pips lên 0.78 và USD/CAD mất gần 80 pips, hướng xuống vùng đáy tháng 3 tại 1.2367 nhờ tâm lý risk on tràn ngập trên hầu khắp các thị trường. CAD có vẻ vẫn tiếp tục được hưởng lợi từ dư âm cắt giảm chương trình mua trái phiếu của BOC vào tuần trước nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng vì thời điểm cuối tháng sắp đến và tháng 5 thường chứng kiến thị trường chứng khoán sụt giảm. Các đồng lợi suất thấp như JPY và CHF giảm nhẹ so với đồng dollar ngày hôm qua. 

USD/VND:  22,960.00 - 23,140.00 (giảm 20 đồng)

EUR/VND: 27,268.90 - 28,406.55 (giảm 74 đồng)

GBP/VND: 31,527.06 - 32,515.48 (giảm 2 đồng)

JPY/VND:  208.84 - 217.55 (giảm 72 đồng)

CHF/VND: 24,819.05 -  25,597.17 (giảm 56 đồng)

AUD/VND: 17,685.75 - 18,240.22 (tăng 77 đồng)

CAD/VND: 18,309.01 - 18,883.02 (tăng 85 đồng)

Tổng hợp

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Morgan Stanley cảnh báo về cú sốc CPI của Tokyo
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Morgan Stanley cảnh báo về cú sốc CPI của Tokyo

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley MUFG Securities cảnh báo nguy cơ dữ liệu lạm phát ở Tokyo sẽ gây ra phản ứng bất ngờ trên thị trường ngoại hối vào sáng thứ Sáu chỉ vài giờ trước quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ