Giá vàng hôm nay ngày 22/04: Vàng thẳng tiến tới mức $1,800/oz

Giá vàng hôm nay ngày 22/04: Vàng thẳng tiến tới mức $1,800/oz

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

08:02 22/04/2021

Giá vàng tiếp tục bay cao khi lợi suất và USD nới rộng đà sụt giảm.

Vàng tiếp tục bay cao
Vàng tiếp tục bay cao

Giá vàng trong nước:

Theo Eximbank, tính đến 09:00 sáng ngày 22/04:

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):

  • Mua vào: 5,575,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,595,000 VND/chỉ.

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):

  • Mua vào: 5,561,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,595,000 VND/chỉ.

Giá vàng thế giới:

Chuỗi ngày lạc quan của các nhà đầu tư vàng tiếp tục được kéo dài khi kim loại quý này tăng 0.83%, áp sát mức $1,800/oz. Sự sụt giảm trên diện rộng của đồng dollar và lợi suất TPCP Mỹ là 2 nguyên nhân chính cho đà tăng gần đây trong bối cảnh thị trường đang dần tin vào việc các quốc gia khác đuổi kịp nước Mỹ trong quá trình tiêm chủng và phục hồi kinh tế. Các quỹ ETF vàng cũng đã trở lại mua ròng lần đầu tiên sau 6 ngày, cho thấy triển vọng tích cực trong ngắn hạn. Nhu cầu tăng lên từ Trung Quốc và Ấn Độ cũng giúp củng cố giá vàng, có lẽ cho trước khi Fed đưa ra các tín hiệu cắt giảm QE thì vàng sẽ vẫn được hỗ trợ. 

Tính đến 09:00 sáng ngày 22/04, giá vàng thế giới giao ngay đang được giao dịch quanh mốc $1,794/oz

Giá xăng dầu trong nước:

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 12.4.2021

Ngày 12/4, giá xăng trong nước được Petrolimex niêm yết dao động ở mức từ 13,680 - 19,280 VND/lít tại vùng 1, từ 13,950 - 19,660 VND/lít tại vùng 2. Bên cạnh giá xăng, giá dầu hỏa vùng 1 là 12,820 VND/lít và vùng 2 là 13,070 VND/lít

Giá dầu thế giới:

Dầu đang hướng tới ngày giảm giá thứ ba liên tiếp sau khi dữ liệu tồn kho dầu thô của Mỹ cho thấy sự thất vọng, tăng 0.594 triệu thùng so với ước tính giảm 2.975 triệu thùng và các nhà đầu tư lo lắng về sự phục hồi không đồng đều của nhu cầu toàn cầu. Một đợt bùng phát Covid-19 ở Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới, đang làm ảnh hưởng đến tiêu dùng, đối nghịch với các tín hiệu tích cực từ những nền kinh tế khác bao gồm Trung Quốc và Hoa Kỳ. Mức tăng trong tuần trước nhờ những dự báo tích cực về nhu cầu năng lượng từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đã gần như bị xóa sạch. Tuy nhiên, dầu WTI vẫn tăng hơn 25% trong năm nay, trong khi giá dầu Brent vẫn ở trong trạng thái "backwadation", một mô hình tăng giá cho thấy khả năng phục hồi cơ bản.

  • Tính đến 09:00 sáng ngày 22/04, giá dầu thô WTI Futures giao tháng gần nhất giao dịch tại $60.83/thùng, giảm 0.38%.
  • Trong khi đó, giá dầu Brent Futures giao tháng gần nhất giảm 0.4% lên mức 64.78$/thùng.

Chứng khoán trong nước và quốc tế:

Thị trường trong nước hôm 20/04 diễn biến tương đối tích cực và đà tăng tiếp tục tập trung vào các cổ phiếu large cap, chỉ số VN-Index tăng 0.61% lên 1268.28 điểm; HNX-Index tăng 0.25%, đạt 296.48 điểm. Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 798 triệu đơn vị, tăng 3.29% so với phiên giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX tăng 3.06%, đạt mức gần 156 triệu đơn vị. Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục bán ròng trên HOSE với giá trị hơn 553 tỷ đồng. Lào vừa áp dụng các biện pháp phong tỏa khi tình hình Covid-19 tại nước này trở nên nên căng thẳng trở lại và do đó rủi ro lây lan sang nước ta cũng rất đáng quan ngại. 

Thị trường chứng khoán Mỹ đã tìm lại sắc xanh trong ngày hôm qua, với S&P 500 tăng 0.93% lên 4,173.4 trong khi chứng khoán châu Á lại suy yếu, Nikkei 225 mất hơn 2% do BOJ đã ngừng mua vào chứng chỉ ETF chỉ số này. Nhịp giảm hôm thứ ba do những lo ngại về số ca nhiễm Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã không thể đánh bại được sự lạc quan đến từ mùa báo cáo nhu nhập của các doanh nghiệp Mỹ. 

Dow Jones: 34,137.32 (tăng 0.93%)

S&P 500: 4,173.43 (tăng 0.93%)

Nasdaq: 13,950.22 (tăng 1.19%)

DAX: 15,195.970 (tăng 0.44%)

Stoxx 50: 3,976.4 (tăng 0.91%)

NIKKEI 225: 28,838.70 (tăng 1.16%)

Ngoại tệ (tham khảo tỷ giá VCB cập nhật lúc 08:30 sáng ngày 22/04):

Sau khi phục hồi đôi chút vào thứ ba, chỉ số DXY một lần nữa trở lại xu hướng giảm khi lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm không thể bứt phá mức 1.6% và các vị thế đặt cược các khu vực khác sẽ đuổi kịp nước Mỹ trong vấn đề tiêm chủng ngày càng tăng cao. Tâm điểm trên thị trường FX chắc chắn là đồng CAD khi đồng tiền này giảm một mạch gần 200 pips từ 1.265 xuống đáy tại 1.2462 do quyết định cắt giảm chương trình mua trái phiếu từ 4 tỷ CAD/tuần xuống còn 3 tỷ CAD/tuần. BoC cũng cho biết lạm phát và GDP sẽ đạt mục tiêu vào năm 2022 và cho rằng làn sóng Covid-19 gần đây chỉ mang tính tạm thời. Hầu hết các đồng tiền khác trong nhóm G7 cũng đều hưởng lợi từ sự suy yếu trên diện rộng của USD, EUR/USD tăng hơn 30 pips lên 1.2034, GBP/USD hiện giao dịch quanh 1.393 sau đà giảm đầu ngày hôm qua. 2 đồng beta cao là AUD và NZD có mức tăng khá ấn tượng, gần 0.5% nhờ sự lạc quan trên thị trường chứng khoán. Riêng JPY và CHF ít thay đổi, do 2 đồng tiền trú ẩn này cũng không nhận được nhu cầu khi tâm lý risk on tràn ngập trên thị trường. Cuộc họp vào tối nay của ECB sẽ rất được thị trường chú ý mặc dù dự kiến sẽ không có yếu tố bất ngờ nào xảy ra.

USD/VND:  22,985.00 - 23,165.00 (giảm 5 đồng)

EUR/VND: 27,205.81 - 28,340.81 (giảm 14 đồng)

GBP/VND: 31,663.51 - 32,785.11 (giảm 119 đồng)

JPY/VND:  209.17 - 217.90 (tăng 1.07 đồng)

CHF/VND: 24,794.48 -  25,571.79 (tăng 105 đồng)

AUD/VND: 17,632.24 - 18,185.01 (giảm 25 đồng)

CAD/VND: 18,185.13 - 18,755.24 (tăng 32 đồng)

Tổng hợp

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Morgan Stanley cảnh báo về cú sốc CPI của Tokyo
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Morgan Stanley cảnh báo về cú sốc CPI của Tokyo

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley MUFG Securities cảnh báo nguy cơ dữ liệu lạm phát ở Tokyo sẽ gây ra phản ứng bất ngờ trên thị trường ngoại hối vào sáng thứ Sáu chỉ vài giờ trước quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ