Giá vàng hôm nay ngày 05/3: Vàng liên tục chìm sâu giữa một loạt yếu tố bất lợi

Giá vàng hôm nay ngày 05/3: Vàng liên tục chìm sâu giữa một loạt yếu tố bất lợi

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

09:33 05/03/2021

Vàng tiếp tục rơi tự do khi Powell cho biết Fed đà tăng của lợi suất chưa đáng lo ngại và sẽ không can thiệp vào thị trường trái phiếu.

Giá vàng trong nước:

Theo Eximbank, tính đến 08:30 sáng ngày 04/3:

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):

  • Mua vào: 5,550,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,570,000 VND/chỉ.

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):

  • Mua vào: 5,536,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,570,000 VND/chỉ.

Giá vàng thế giới:

Vàng kéo dài đà sụt giảm xuống dưới 1,700 USD/ounce khi các nhà đầu tư cân nhắc các bình luận từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, người đã quyết định không đẩy lùi sự gia tăng gần đây của lợi suất trái phiếu. Ông chỉ cho biết rằng đang quan sát đà tăng của lợi suất và sẽ lo lắng nếu thị trường trở nên mất cân bằng. Powell cũng liên tục tìm cách trấn an các thị trường rằng Fed sẽ không rút lại các biện pháp hỗ trợ khổng lồ của mình cho nền kinh tế. Vàng đã giảm hơn 10% trong năm nay trong bối cảnh lợi suất tăng, điều này làm giảm sức hấp dẫn của kim loại không chịu lãi suất và dẫn đến dòng tiền chảy ra từ các quỹ ETF. Trong khi đó, Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cứu trợ đại dịch trị giá 1.9 nghìn tỷ USD do Tổng thống Joe Biden ủng hộ, qua đó dự kiến sẽ kết thúc cuộc tranh luận đã kéo dài rất lâu giữa 2 đảng phái vào cuối tuần. 

Tính đến 08:30 sáng ngày 05/3, giá vàng thế giới giao ngay đang được giao dịch quanh mốc $1,692/oz.

Giá xăng dầu trong nước:

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 25.02.2021

Ngày 25/2, giá xăng trong nước được Petrolimex niêm yết dao động ở mức từ 13,120 - 18,720 VND/lít tại vùng 1, từ 13,380 - 19,090 VND/lít tại vùng 2. Bên cạnh giá xăng, giá dầu hỏa vùng 1 là 12,610 VND/lít và vùng 2 là 12,860 VND/lít

Giá dầu thế giới:

Một cú sốc đã xảy ra trong ngày hôm qua khi các thành viên OPEC+ thống nhất không gia tăng sản lượng tháng 4, đi ngược lại dự báo của đa số nhà phân tích vơi mức tăng 1.5 triệu thùng/ngày. Dầu WTI ngay sau đó vọt tăng lên trên $64/thùng và hiện đã ổn định quanh mức này. OPEC+ cho rằng thị trường dầu hiện vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức từ sự sụt giảm nhu cầu do đại dịch, dẫn đầu bởi Ả Rập, quốc gia vẫn duy trì cắt giảm 1 triệu thùng/ngày tự nguyện. Quyết định của tổ chức này đã thể hiện một chiến thắng cho Riyadh, quốc gia đã ủng hộ việc duy trì hạn ngạch để giữ giá dầu được hỗ trợ. Tuy nhiên, đà tăng của dầu có thể thúc đẩy hoạt động trở lại của các nhà khai thác đá phiến tại Mỹ và gây ra áp lực lạm phát toàn cầu.

  • Tính đến 08:30 sáng ngày 05/3, giá dầu thô WTI Futures giao tháng gần nhất giao dịch tại $64.22/thùng, tăng 0.34%.
  • Trong khi đó, giá dầu Brent Futures giao tháng gần nhất tăng 0.28% xuống mức $67.17/thùng.

Chứng khoán trong nước và quốc tế:

Thị trường chứng khoán trong nước diễn biến khá xấu trong ngày hôm qua khi hầu hết các mã đều giảm điểm ngoại trừ cổ phiếu nhóm dầu khí tăng mạnh, khiến VN Index giảm 1.55% xuống 1,168.52 điểm. Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt gần 630 triệu đơn vị, tăng 7.72% so với phiên giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX tăng 45.05%, đạt mức hơn 171 triệu đơn vị. Trong khi đó, khối ngoại vẫn bán ròng trên HOSE với giá trị hơn 237 tỷ đồng, nhưng có một điểm sáng là tự doanh tại các công ty chứng khoán đã bắt đầu "gom hàng" bắt đáy. Chứng khoán thế giới đều đồng loạt sụt giảm tối hôm qua nên nhiều khả năng VN Index cũng sẽ suy yếu trong phiên giao dịch hôm nay.

Chứng khoán châu Á theo sau thị trường Mỹ giảm điểm sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell quyết định không can thiệp vào đà tăng gần đây của lợi suất trái phiếu. Lĩnh vực công nghệ đã đẩy chỉ số cổ phiếu Châu Á - Thái Bình Dương của MSCI Inc. xuống mức thấp nhất trong 1 tháng sau khi Nasdaq 100 kéo dài mức lỗ lên gần 10% so với mức đỉnh của tháng 2. Powell cho biết ông lưu ý sự gia tăng gần đây của lợi suất nhưng không đưa ra dấu hiệu sẽ can thiệp nào, nói rằng ông sẽ "lo ngại về tình trạng rối loạn của thị trường". Trong khi một số nhà đầu tư coi sự biến động này của lợi suất như một dấu hiệu của sức mạnh kinh tế, những người khác đang ngày càng lo ngại về lạm phát gia tăng và tác động của lợi suất cao hơn đối với việc định giá cổ phiếu.

Dow Jones: 30,924.15 (giảm 1.11%)

S&P 500: 3,768.48 (giảm 1.34%)

Nasdaq: 12,723.5 (giảm 2.11%)

DAX: 14,056.340 (giảm 0.17%)

Stoxx 50: 3,704.9 (giảm 0.21%)

NIKKEI 225: 28,443.83 (giảm 1.68%)

Ngoại tệ (tham khảo tỷ giá VCB cập nhật lúc 08:30 sáng ngày 05/3):

Phát biểu trên hội nghị trực tuyến của WSJ, chủ tịch Fed Jerome Powell tiếp tục thể hiện quan điểm không can thiệp vào đà tăng lợi suất, cho rằng đây là một dấu hiệu tích cực của nền kinh tế và chỉ lo ngại khi thị trường hoạt động thiếu hiệu quả. Bình luận này đã đưa USD tăng cao trên diện rộng và nhấn chìm các tài sản rủi ro. Đà tăng trước đó của các đồng beta cao như AUD và NZD đều bị đảo ngược hoàn toàn, AUD/USD hiện giảm xuống vùng hỗ trợ 0.77 và NZD/USD xuống 0.7164. EUR/USD cũng bị đẩy xuống mức hỗ trợ quan trọng quanh vùng 1.195. Dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp ngày hôm nay cũng sẽ rất được chú ý, một con số tốt hơn dự kiến sẽ đem đến sự hưng phấn cho các tài sản rủi ro và có lẽ kìm hãm đà tăng của USD đi phần nào.

USD/VND:  22,930.00 - 23,110.00 (không đổi)

EUR/VND: 26,978.58 - 28,104.15 (giảm 303 đồng)

GBP/VND: 31,472.41 - 32,585.38 (giảm 126 đồng)

JPY/VND:  209.13 - 217.85 (giảm 1.8 đồng)

CHF/VND: 24,394.65 - 25,159.49 (giảm 397 đồng)

AUD/VND: 17,470.07 - 18,017.80 (giảm 169 đồng)

CAD/VND: 17,884.15 - 18,444.86 (giảm 83 đồng)

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Morgan Stanley cảnh báo về cú sốc CPI của Tokyo
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Morgan Stanley cảnh báo về cú sốc CPI của Tokyo

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley MUFG Securities cảnh báo nguy cơ dữ liệu lạm phát ở Tokyo sẽ gây ra phản ứng bất ngờ trên thị trường ngoại hối vào sáng thứ Sáu chỉ vài giờ trước quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ