Giá đậu tương được hỗ trợ trước nhu cầu  tăng mạnh từ Trung Quốc sau phong toả

Giá đậu tương được hỗ trợ trước nhu cầu tăng mạnh từ Trung Quốc sau phong toả

17:10 23/03/2022

Xung đột Nga-Ukraine ở thời điểm hiện tại đã khuếch đại vấn đề tiềm ẩn trên thị trường đậu tương toàn cầu, đó là giảm sản lượng tại các quốc gia gieo trồng chính, trong khi chi phí vận tải lại tăng cao và tồn kho thấp.

Giá đậu tương được hỗ trợ trước nhu cầu  tăng mạnh từ Trung Quốc sau phong toả
Giá đậu tương được hỗ trợ trước nhu cầu tăng mạnh từ Trung Quốc sau phong toả

Điều này đã làm nhân tố tiếp tục hỗ trợ cho giá đậu tương trên sàn giao dịch hàng hoá kỳ hạn CBOT tiếp tục tăng trong tuần qua. Bên cạnh đó, các yếu tố về thời tiết khắc nghiệt tại Trung Quốc do nhiệt độ toàn cầu tăng cao, cũng gây tác động tiêu cực không nhỏ trong việc đảm bảo nguồn cung lương thực trong nước. Các thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra đã gây ra thiệt hại về chất lượng cây trồng trên diện rộng và thu hẹp diện tích đất canh tác, khiến việc thúc đẩy sản xuất ở địa phương trở nên khó khăn hơn. Theo đó, chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã cho thấy sự ưu tiên của mình dành cho an ninh lương thực của nền kinh tế nước này, thông qua khuyến khích các công ty đẩy mạnh nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì lên mức kỷ lục trong thời gian tới.

Tang Renjian, bộ trưởng nông nghiệp của đất nước, đã cảnh báo tại một cuộc họp cấp cao của chính phủ ở Bắc Kinh trong tháng này rằng điều kiện mùa màng năm nay có thể là tồi tệ nhất trong lịch sử mùa vụ tại Trung Quốc – quốc gia chiến 30% tổng thị phần nhập khẩu đậu tương toàn cầu. Điều này là do quốc gia này đã gặp khó khăn lớn trong sản xuất lương thực vì lũ lụt bất thường vào mùa thu năm ngoái, với ghi nhận thiệt hại gần 30 triệu mẫu cây trồng. Những trận mưa kỷ lục ở tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này chỉ trong tháng Bảy đã làm thiệt hại 2.1 triệu mẫu đất nông nghiệp. Theo sau đó, lũ lụt đã làm trì hoãn việc gieo trồng trên hơn 18 triệu mẫu đất, khoảng 1/3 tổng diện tích đậu tương của Trung Quốc. Điều này dẫn đến lượng cây trồng chất lượng loại cấp một và cấp hai trong năm nay giảm hơn 20% so với các năm thông thường. Các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên hơn đã và đang làm giảm năng suất cây trồng. Trong khi đó, mùa vụ ngày càng khó dự đoán có thể làm suy yếu niềm tin của nông dân và có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động hiện có của ngành.

Điều này mang lại tác động tiêu cực kép đến mức cung- cầu cho thị trường đậu tương toàn cầu. Trung Quốc trong hai tháng đầu năm đã cùng các nhà nhập khẩu khác mua nhiều đậu tương từ Mỹ hơn mức bình thường so với cùng kỳ trong các năm trước. Thông thường, các quốc gia sẽ chuyển sang nhập khẩu đậu tương từ Brazil sau khi quốc gia này thu hoạch vào tháng 3-4. Điều này là do trong niên vụ 2021/22, thời tiết khô hạn đã làm ảnh hưởng đến vụ mùa ở nhà sản xuất hàng đầu – Brazil và nhu cầu an ninh lương thực tăng cao trước rủi ro chính trị từ Ukraine và Nga khiến cho người nông dân tại khu vực này giảm bớt động lực bán hàng sớm.

Điều này cùng lúc đã dẫn đến với sự cố gián đoạn nguồn cung, gây ra các hiệu ứng gợn sóng trên sông Mississippi - con đường chính để đậu tương vận chuyển từ trên sà lan đến các bến xuất khẩu dọc theo Bờ Vịnh Hoa Kỳ - khiến chi phí vận chuyển trên sông Mississippi đã tăng lên mức cao nhất gần 8 năm. Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chi phí vận chuyển ngũ cốc qua các sà lan ở Mississippi tại St. Louis đã tăng lên 34.75 USD / tấn, mức cao nhất kể từ năm 2014. Chính việc nhu cầu nhập khẩu đột ngột tăng cao, gây tác động đến năng suất và gia tăng chi phí vận tải tại các cảng vùng Vịnh đã gián tiếp tác động tiêu cực đến nguồn cung đậu tương trên thị trường, từ đó giúp hỗ trợ giá đậu tương trong ngắn hạn.

Bên cạnh yếu tố khí hậu không thuận lợi và duy trì an ninh lương thực trước rủi ro chính trị, ước tính nhu cầu nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc tăng đột biến trong thời gian tới còn dựa trên mức tồn kho ngày càng thấp báo động tại quốc gia này. Theo Trung tâm thông tin về ngũ cốc và dầu quốc gia (CNGOIC), khối lượng ép dầu đậu tương hàng tuần công bố mới đây nhất của Trung Quốc, cho số liệu trong tuần kết thúc vào ngày 13/03, đã giảm mạnh khi nhiều nhà máy dầu đóng cửa do thiếu đậu tương. Con số giảm 40,000 tấn trong tuần xuống còn 1.44 triệu tấn, ghi nhận ba tuần giảm liên tiếp và thấp hơn nhẹ 10,000 tấn so với mức được ghi nhận vào cùng thời điểm năm ngoái.

Đồng thời, tồn kho đậu tương trong cùng thời điểm cũng giảm 170,000 tấn so với tuần trước đó, xuống chỉ còn 2.77 triệu tấn. Con số tương đương giảm 1.18 triệu tấn so với tháng trước và 2.42 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Việc tồn kho suy yếu kỷ lục cũng bị tác động một phần từ hiện tượng bùng phát số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc, kéo theo các chính sách “ Zero Covid ” và lệnh phong toả nhiều hoạt động kinh doanh, làm trì trệ vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, với phát biểu lần đầu tiên nhấn mạnh giảm thiểu tác động kinh tế từ các biện pháp ngăn chặn Covid-19 và cam kết đẩy mạnh chính sách thúc đẩy kinh tế mới đây, Chủ tịch Tập Cận Bình được dự kiến sẽ giảm bớt các rào cản thương mại. Điều này có nghĩa là nhu cầu nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng mạnh trong tương lai, từ đó tiếp tục hỗ trợ cho giá đậu tương trên sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn CBOT.


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Hotline: 0286 686 0068

Website: https://saigonfutures.com/

Fanpage: Saigon Futures Inc

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ