G-20 ''im lặng'' về các khoản nợ sau khi các quan chức Trung Quốc phản đối

G-20 ''im lặng'' về các khoản nợ sau khi các quan chức Trung Quốc phản đối

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

09:59 29/02/2024

Các giám đốc tài chính toàn cầu đang sẵn sàng rời cuộc họp nhóm G-20 với thái độ dè dặt khi nói về số tiền mà họ đang vay mượn.

Trong cùng một tuần mà S&P Global Ratings dự đoán mức phát hành trái phiếu chính phủ sẽ tăng vọt trong năm nay lên khoảng 11.5 nghìn tỷ USD, cao hơn 50% so với mức trước đại dịch. Các bộ trưởng và quan chức tài chính tại Sao Paulo dường như quan tâm nhiều hơn đến việc nói về triển vọng của kinh tế thế giới.

Điều này được nhấn mạnh thông qua dự thảo thông cáo chung của họ được công bố vào thứ Ba. Dự thảo quan tâm khả năng "hạ cánh mềm" ngày càng tăng và triển vọng "thiểu phát nhanh hơn dự kiến" nhưng ít đề cập đến "nợ" và các từ liên quan trong nhiều năm.

Sự thiếu sót này trở nên đáng chú ý hơn khi xem xét di sản tài chính của đại dịch và hỗ trợ liên quan đến lạm phát đã để lại một khoản vay khổng lồ trên nhiều nền kinh tế thế giới. Chi phí lãi vay cao hơn và cam kết chi tiêu quốc phòng mới được đưa ra gây thêm nhiều khó khăn hơn.

S&P dự kiến Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản trong năm nay để trở thành quốc gia phát hành trái phiếu chính phủ lớn thứ hai lần đầu tiên trong lịch sử, có thể đã đóng một vai trò trong điều này.

Trong cuộc thảo luận diễn ra vào thứ Hai tại Sao Paulo, các đại biểu từ các nền kinh tế lớn nhất thế giới phản đối về vấn đề được coi là nổi cộm là mức nợ đang tăng.

Mối đe dọa đóng cửa chính phủ ở Mỹ

Việc ít đề cập đến nợ lại càng đáng chú ý hơn trong bối cảnh ngay trước cuộc họp G-20. Các bộ trưởng và phó bộ trưởng của họ đã đến Brazil trước nguy cơ đóng cửa chính phủ có thể xảy ra ở Mỹ khi thời hạn phê duyệt dự luật ngân sách ngày 1/3 đang đến gần.

Mặc dù tuyên bố chung có thể thay đổi nhưng điểm nhấn tạm thời của nó hiện phản ánh triển vọng kinh tế toàn cầu đã thay đổi như thế nào trong một khoảng thời gian ngắn.

Với quá trình lạm phát dường như ít dữ dội hơn và triển vọng giảm lãi suất, chính phủ có thể có tầm nhìn rõ ràng hơn về các rủi ro tài chính.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói với các phóng viên tại Sao Paulo vào thứ Tư: "Vấn đề không phải là nợ, mà là tăng trưởng. Cách tốt nhất để giảm mức nợ cao là tăng trưởng hơn”

Các cuộc bầu cử cung cấp một động cơ khác để giảm nhẹ những nguy cơ. S&P ước tính rằng các quốc gia tổ chức cuộc bầu cử trong năm 2024 sẽ chiếm hơn 1/2 tổng số nợ, chỉ riêng lượng phát hành của Mỹ là 1 nghìn tỷ USD. Những cuộc bầu cử quan trọng sẽ diễn ra ở đâu đó và ở các thành viên G-20 như Mexico, Indonesia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Anh.

Bản dự thảo thông cáo chung chỉ đề cập đến "nợ" khoảng năm lần giảm nhiều so với 13 lần tại cuộc họp trước ở Marrakech vào tháng 10 và số lần tương tự tại các cuộc họp trước. Lần cuối cùng con số này thấp hơn là vào năm 2017.

Sự ngần ngại của các bộ trưởng tài chính về vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh các cuộc họp gần đây - nơi các quan chức chính phủ bày tỏ lo ngại về những nguy cơ liên quan.

Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Gita Gopinath cho biết tại diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ vào tháng 1: "Nhiều quốc gia đã vay rất nhiều trong thời kỳ đại dịch". "Về bản chất đó là ngắn hạn và sắp đến hạn, nên tôi nghĩ rằng rủi ro về thanh khoản là điều chúng ta nên chú ý."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng

Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Sáu, khi các nhà đầu tư chú ý đến nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể mạnh hơn so với dữ liệu quý 1 được công bố, cùng với lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ