ECB đối mặt với áp lực thu hẹp danh mục trái phiếu 1.7 nghìn tỷ EUR

ECB đối mặt với áp lực thu hẹp danh mục trái phiếu 1.7 nghìn tỷ EUR

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

17:29 24/10/2023

Ngân hàng Trung ương Châu Âu ngày càng cần phải suy nghĩ lại về thời điểm bắt đầu thu hẹp danh mục trái phiếu trị giá 1.7 nghìn tỷ EUR (1.8 nghìn tỷ USD) mà họ đã mua trong đại dịch.

Tại cuộc họp tuần này ở Athens, ECB sẽ bắt đầu thảo luận về việc chấm dứt tái đầu tư PEPP trước thời điểm cắt giảm cuối năm 2024. Điều đó hoàn toàn phù hợp với nỗ lực thắt chặt chính sách lãi suất, với 10 đợt tăng lãi suất liên tiếp nhằm đưa lạm phát trở lại 2%.

Một số quan chức coi PEPP, hiện có thể đóng vai trò là biện pháp phòng hộ đầu tiên nếu lợi suất trái phiếu của các chính phủ khu vực Eurozone tăng vọt bất hợp lý, là một công cụ quan trọng trong bối cảnh lo ngại về ngân sách ở các quốc gia như Ý.

Nhưng có những lý do thuyết phục để tạm dừng tái đầu tư nhanh hơn.

Reinhard Cluse, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Âu tại UBS cho biết: “Chúng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu ECB chấm dứt tái đầu tư PEPP trong vài quý”. “Điều quan trọng là họ phải đưa ra thông báo trước khi bắt đầu cắt giảm lãi suất”.

Với lãi suất lần đầu tiên được kỳ vọng sẽ giữ nguyên trong tuần này kể từ khi ECB bắt đầu thắt chặt hơn một năm trước, các quan chức đang tập trung vào các công cụ khác.

Trái phiếu từ một danh mục đầu tư lớn hơn - được tích lũy từ năm 2015 trong thời điểm lo ngại giảm phát - hiện đã được phép tung ra thị trường. Nhưng với lãi suất chính sách ở mức 4% nhằm hạn chế hoạt động kinh tế và chế ngự giá cả, việc tái đầu tư PEPP đã trở thành một ngoại lệ.

Thành viên Hội đồng Madis Muller cho biết vào tháng trước có một “lập luận ủng hộ việc ngừng tái đầu tư PEPP sớm hơn cuối năm tới” vì điều đó sẽ “phù hợp với chính sách lãi suất của chúng tôi”.

ECB đã không thay đổi định hướng cho chương trình kể từ tháng 12/2021 – rất lâu trước khi bắt đầu tăng lãi suất. Vào thời điểm đó, họ đã hứa rằng các đợt triển khai trong tương lai “sẽ được quản lý để tránh ảnh hưởng đến lập trường tiền tệ thích hợp”.

Các nhà kinh tế của Barclays ước tính khoảng 18 tỷ EUR PEPP đáo hạn mỗi tháng, mặc dù không có tiết lộ chính thức.

Với lựa chọn đầu tư số tiền thu được từ chứng khoán đáo hạn cho 20 thành viên của khối tiền tệ, một số nhà hoạch định chính sách cho rằng nên từ bỏ số tiền đó nếu thị trường nợ bị tác động mạnh mẽ bởi chu kỳ tăng lãi suất của ECB.

Tính linh hoạt được thể hiện khi các quan chức chuyển hướng tái đầu tư sang Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và tránh Đức và Pháp.

Mặc dù thị trường đã ổn định hơn kể từ đó, biến động gần đây của trái phiếu Ý là lời cảnh báo về việc niềm tin của nhà đầu tư có thể bị lung lay nhanh chóng như thế nào. Ngay cả một số quan chức diều hâu của ECB, như ông Bostjan Vasle của Slovenia, cũng ngần ngại từ bỏ một công cụ có thể phục hồi sự bình tĩnh nếu cần.

Điều đó đặc biệt đúng khi việc chậm trễ sửa đổi các quy định tài chính của Liên minh Châu Âu có thể kéo dài thời gian của các thỏa thuận hiện có.

Ulrike Kastens, nhà kinh tế tại công ty quản lý tài sản DWS, cho biết: “Chắc chắn có một số thành viên Hội đồng thống đốc sẽ lo ngại. Mặt khác, hoạt động tái đầu tư trái phiếu đang được mở rộng ở một mức độ nhất định, vì vậy chúng không thực sự phù hợp với bối cảnh hiện tại nữa”.

Nhận xét từ các nhà hoạch định chính sách trong những tuần gần đây cho thấy Hội đồng thống đốc vẫn chưa có được đồng thuận. Một cuộc thăm dò của Bloomberg cho thấy 43% các nhà kinh tế kỳ vọng ECB sẽ chấm dứt tái đầu tư PEPP - tăng từ 39% trước đó.

Bà Katens tại DWS và các đối tác tại Morgan Stanley là những người mong đợi thông báo vào tháng 12 rằng các khoản tái đầu tư sẽ bắt đầu được cắt giảm ngay từ tháng 3.

Bất kỳ lo ngại nào về việc phá vỡ cam kết duy trì tái đầu tư PEPP đến năm 2024 đều có thể giải quyết, theo ông Cluse.

Ông nói: “Định hướng thị trường tiền tệ đã bị tổn hại nặng nề trong hai năm qua khi một số cam kết của các ngân hàng trung ương bị phá vỡ. So với thiệt hại đó, tổn thất uy tín do thắt chặt định lượng PEPP gây ra sẽ khá hạn chế”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn

Trung Quốc đang mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vượt ra ngoài danh sách đất hiếm và nam châm chính thức, gây gián đoạn sâu rộng hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh và Washington đã đạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy vận chuyển đất hiếm, nhiều lô hàng vẫn bị giữ lại do yêu cầu kiểm tra và phân tích bổ sung từ hải quan Trung Quốc.
Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump

Khi thời hạn ký kết thỏa thuận thương mại giữa EU và Mỹ đang cận kề, căng thẳng không chỉ đến từ lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump mà còn từ chính nội bộ Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu ngày càng thể hiện rõ vai trò giám sát, lo ngại Ủy ban châu Âu có thể đưa ra những nhượng bộ mờ ám – đặc biệt là trong việc thực thi Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, điểm nóng trong đàm phán. Trước sức ép từ cả hai phía, các nhà lập pháp EU đang cảnh báo không được để luật pháp châu Âu trở thành “vật trao đổi” trong bàn cờ thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Cổ phiếu châu Âu tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, nhờ kỳ vọng ngày càng tăng về việc đạt thêm các thỏa thuận thương mại, đặc biệt khi thời hạn áp thuế ngày 9/7 theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đến gần, chỉ số DAX (Đức) tăng 0.5%, CAC 40 (Pháp) tăng 0.2%, và FTSE 100 (Anh) tăng 0.1%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ