Đức thoát suy thoái “trong gang tấc”, nhưng triển vọng nền kinh tế vẫn ảm đạm

Đức thoát suy thoái “trong gang tấc”, nhưng triển vọng nền kinh tế vẫn ảm đạm

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

22:42 15/01/2024

Đức tiếp tục tránh được suy thoái kinh tế sau cuộc khủng hoảng năng lượng. Dẫu vậy, nền kinh tế năm 2024 được dự báo chỉ phục hồi nhẹ.

GDP của Đức giảm 0.3% trong quý IV, theo ước tính sơ bộ ngày 15/1. Với GDP của ba tháng trước đó được điều chỉnh từ -0.1% lên 0%, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã tránh được hai quý suy thoái liên tiếp.

Tuy nhiên, đây vẫn là một năm đầy khó khăn: GDP giảm 0.3% trong suốt 12 tháng - đợt suy thoái đầu tiên kể từ đại dịch. Tình trạng này hoàn toàn trái ngược với các nước lớn trên toàn cầu – đây có lẽ là nền kinh tế G-7 duy nhất suy thoái – và là nền kinh tế đang đặt ra câu hỏi về tương lai với tư cách là một cường quốc công nghiệp.

Lo ngại về triển vọng của Đức được phản ánh qua những kỳ vọng trong năm nay. OECD cho biết vào tháng 11 rằng, ở mức 0.6%, tốc độ tăng trưởng của Đức là chậm nhất trong số tất cả các thành viên G-20, ngoại trừ Argentina. Các nhà kinh tế dự báo mức tăng trưởng tối thiểu trong nửa đầu năm 2024, một năm bắt đầu bằng các cuộc đình công của tàu hỏa và các cuộc biểu tình trên toàn quốc của nông dân.

Theo Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK), phản hồi khảo sát ban đầu “cho thấy hiệu quả kinh tế có thể sẽ chững lại vào năm 2024”. “Ngay cả khả năng suy thoái duy trì vẫn có thể xảy ra. Những thách thức kinh tế vẫn còn lớn”.

Đức, quốc gia đầu tiên trong G-7 báo cáo ước tính GDP quý IV, được các nhà dự báo coi là quốc gia có thành tích thấp nhất trong số các quốc gia phát triển trên thế giới trong năm 2023. Lý do phần lớn đến từ lĩnh vực sản xuất khó khăn vì chi phí năng lượng đắt đỏ, lãi suất tăng cao và nhu cầu nước ngoài giảm sút.

Cơ quan thống kê cho biết, tác động lên sản lượng năm 2023 là sản xuất, chi tiêu nhà nước và tiêu dùng tư nhân, tất cả đều giảm.

Thành tích đáng thất vọng đã làm dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu Đức có một lần nữa trở thành “người bệnh” của châu Âu – biệt danh lần đầu tiên xuất hiện sau khi Đức tái thống nhất vào những năm 1990 đã đè nặng lên nền kinh tế và mang đến tỷ lệ thất nghiệp cao dai dẳng.

Các quan chức hàng đầu bao gồm Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner và Chủ tịch Bundesbank Joachim Nagel đã bác bỏ quan điểm này, khẳng định cường quốc đã chứng minh được khả năng thích ứng với một môi trường đang thay đổi.

Tuy nhiên, ngân hàng trung ương đã thừa nhận những thách thức đối với mô hình kinh doanh từ lâu dựa vào nhập khẩu năng lượng của Nga và sự phụ thuộc vào Trung Quốc - cả về linh kiện và thị trường cho ô tô động cơ đốt trong.

Mặc dù giá khí đốt tự nhiên đã giảm mạnh so với đỉnh đạt được sau khi Điện Kremlin cắt giảm nguồn cung, nhưng chúng vẫn cao hơn thời trước Covid. Ngành công nghiệp hóa chất là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các công ty bao gồm BASF và Lanxess đã phải gác lại các khoản đầu tư và sa thải công nhân.

Trong khi đó, căng thẳng diễn ra trong liên minh ba đảng của Thủ tướng Olaf Scholz đã làm nổi bật sự khó khăn trong việc thống nhất các biện pháp nhằm giải quyết những khó khăn của nước Đức.

Điều đó đã giúp tăng tỷ lệ ủng hộ đảng cực hữu AfD, hiện đang dẫn đầu các cuộc thăm dò ở ba tỉnh miền đông nước Đức tổ chức bầu cử trong năm nay. Gần đây nhất, sự bất mãn với chính phủ đã dẫn đến các cuộc biểu tình của nông dân, những người đã làm gián đoạn giao thông trên toàn quốc vào tuần trước và đang tổ chức cuộc biểu tình chính ở Berlin vào thứ Hai.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ