Dòng vốn đổ ra nước ngoài khiến đô la Đài Loan trở thành đồng tiền yếu nhất châu Á

Dòng vốn đổ ra nước ngoài khiến đô la Đài Loan trở thành đồng tiền yếu nhất châu Á

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

16:03 09/08/2023

TWD đã gặp nhiều khó khăn trong quý khi các nhà đầu tư đang dần rút khỏi thị trường có lợi suất thấp nhất châu Á.

TWD đã giảm hơn 2% so với USD kể từ ngày 30/6, đây là mức giảm lớn nhất trong khu vực. Nguyên nhân đến từ việc các nhà đầu tư của quốc đảo này đổ xô vào các quỹ ETF, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Đài Loan giảm xuống 1.18%, với chênh lệch so với lợi suất trái phiếu Mỹ ở mức cao nhất trong gần 2 thập kỷ. Trái phiếu ở Thái Lan, nước có lợi suất thấp thứ ba ở châu Á, đưa ra các khoản thanh toán coupon cao hơn gấp đôi so với trái phiếu từ Đài Loan.

Những nhà đầu tư tìm kiếm lợi suất cao hơn ở nước ngoài đã bỏ ra 16 tỷ USD để đầu tư vào các quỹ ETF trái phiếu từ tháng 11 năm ngoái, mua liên tục trong 9 tháng, điều chưa từng thấy kể từ năm 2019. Nội tệ do đó đã chịu áp lực rất lớn khi các nhà quản lý quỹ ETF chủ yếu đầu tư vào trái phiếu Mỹ, lấy TWD mua USD, sau đó mua tài sản Mỹ.

Nhà kinh tế trưởng của Cathay United Bank Co., ngân hàng tư nhân lớn thứ hai Đài Loan, Eupho Lin cho biết: “TWD suy yếu là do dòng vốn đổ ra nước ngoài và việc các công ty bảo hiểm nhân thọ bổ sung quỹ ETF trái phiếu nước ngoài”. Ngân hàng Trung ương Đài Loan tiết lộ dòng tiền ra lớn hơn bình thường, khoảng 70 tỷ USD được đổ ra nước ngoài trong tháng 7.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng bán hơn 4.8 tỷ USD cổ phiếu Đài Loan trong quý này, khiến đây trở thành thị trường ảm đạm nhất châu Á.

Sự thu hẹp xuất khẩu đáng báo động nhất của quốc gia kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cũng đang đè nặng lên nội tệ. Các công ty như TSMC, nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới, phải bán USD, mang doanh thu về nước để hỗ trợ TWD. Hiện tại, Đài Loan nắm giữ ít USD hơn và chênh lệch lợi suất khiến họ bắt buộc phải làm như vậy.

Tommy Wu, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Commerzbank AG ở Singapore, cho biết: “Các bên xuất khẩu không muốn chuyển đổi hóa đơn xuất khẩu của họ trong bối cảnh lãi suất USD tăng cao”.

Xuất khẩu của quốc đảo đã giảm 10.4% so với cùng kỳ trong tháng 7, tháng giảm thứ 11 liên tiếp. Các chuyến hàng ra nước ngoài giảm 23% so với cùng kỳ trong tháng 6, mức giảm lớn nhất kể từ 2009.

Theo ông Eupho Lin, "dù áp lực lạm phát nhập khẩu của Đài Loan hạ nhiệt, xuất khẩu vẫn ảm đạm và vì Đài Loan vẫn nằm trong danh sách thao túng tiền tệ của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Ngân hàng Trung ương Đài Loan khó có thể can thiệp nhiều”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng

Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Sáu, khi các nhà đầu tư chú ý đến nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể mạnh hơn so với dữ liệu quý 1 được công bố, cùng với lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ