Đơn đặt hàng nhà máy Đức bất ngờ tăng mạnh nhất trong ba năm

Đơn đặt hàng nhà máy Đức bất ngờ tăng mạnh nhất trong ba năm

17:08 04/08/2023

Báo cáo trong tháng 6 cho thấy số lượng đơn đặt hàng tại các nhà máy Đức tăng bất ngờ mạnh nhất trong ba năm, cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang ổn định trở lại.

Nhu cầu đã tăng 7% so với tháng trước, vượt xa dự báo của tất cả các nhà kinh tế . Đà tăng bất ngờ này chủ yếu nhờ vào các đơn đặt hàng lớn, nếu không có chúng, dữ liệu sẽ giảm 2.6%.

Trong ba tháng gần nhất, số lượng đơn đặt hàng chỉ tăng 0.2% khi nền kinh tế trì trệ sau kỳ suy thoái mùa đông.

Tuyên bố của cơ quan thống kê nhấn mạnh về một đơn đặt hàng lớn trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Airbus đã nhận 902 đơn đặt hàng máy bay trong tháng 6. Airbus có một nhà máy lớn tại Hamburg và các nhà máy nhỏ hơn được phân tán trên khắp Đức.

Tuy nhiên, triển vọng vẫn không mấy khả quan, với chỉ số PMI sản xuất trong tháng 7 đang sâu trong vùng thu hẹp (38.8). Ngành công nghiệp đã phải đối mặt với nhu cầu kém từ Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi họ cũng đang trong tình trạng suy thoái.

Sản lượng công nghiệp của Pháp cũng ghi nhận xu hướng tương tự khi giảm 0.9% trong tháng 6, nhiều hơn so với mức giảm 0.3% được dự báo bởi các nhà kinh tế.

Mức giảm đáng kể nhất xuất hiện trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện và ô tô, theo cơ quan thống kê Insee. Sản lượng từ các lĩnh vực tiêu thụ năng lượng cao như hóa chất, thép và giấy cũng bị ảnh hưởng trong những tháng gần đây do các nhà máy phải đối mặt với sự tăng giá của điện và khí tự nhiên.

Sản xuất công nghiệp tại Tây Ban Nha cũng giảm nhiềm kỳ vọng trong tháng 6 (-1%), nhưng lại tăng 0.5% tại Ý, tuy nhiên điều này chủ yếu do sự gia tăng nhu cầu từ các phương tiện vận chuyển.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn

Trung Quốc đang mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vượt ra ngoài danh sách đất hiếm và nam châm chính thức, gây gián đoạn sâu rộng hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh và Washington đã đạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy vận chuyển đất hiếm, nhiều lô hàng vẫn bị giữ lại do yêu cầu kiểm tra và phân tích bổ sung từ hải quan Trung Quốc.
Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump

Khi thời hạn ký kết thỏa thuận thương mại giữa EU và Mỹ đang cận kề, căng thẳng không chỉ đến từ lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump mà còn từ chính nội bộ Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu ngày càng thể hiện rõ vai trò giám sát, lo ngại Ủy ban châu Âu có thể đưa ra những nhượng bộ mờ ám – đặc biệt là trong việc thực thi Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, điểm nóng trong đàm phán. Trước sức ép từ cả hai phía, các nhà lập pháp EU đang cảnh báo không được để luật pháp châu Âu trở thành “vật trao đổi” trong bàn cờ thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Cổ phiếu châu Âu tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, nhờ kỳ vọng ngày càng tăng về việc đạt thêm các thỏa thuận thương mại, đặc biệt khi thời hạn áp thuế ngày 9/7 theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đến gần, chỉ số DAX (Đức) tăng 0.5%, CAC 40 (Pháp) tăng 0.2%, và FTSE 100 (Anh) tăng 0.1%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ