Dầu sẽ phục hồi nhờ nhu cầu chi tiêu của Saudi và Nga

Dầu sẽ phục hồi nhờ nhu cầu chi tiêu của Saudi và Nga

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

18:19 09/10/2023

Động lực trong nước và nhu cầu chi tiêu ở Ả Rập Saudi và Nga cho thấy dầu sẽ sớm phục hồi.

Trong vài tháng, giá cả ảm đạm đã buộc Riyadh và Điện Kremlin thực hiện cắt giảm nguồn cung tự nguyện bổ sung vượt quá mức yêu cầu của thỏa thuận OPEC+ ký kết vào cuối năm 2022. Vào thứ Tư, hai quốc gia đã xác nhận kế hoạch tiếp tục cắt giảm tổng cộng 1.3 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2023.

Với kế hoạch cân nhắc lại các quyết định hàng tháng của mình, pha giảm mạnh nhất kể từ tháng 3 vào tuần trước củng cố quyết tâm của hai nhà xuất khẩu dầu.

Tại sao hai quốc gia này lại cắt giảm sản lượng hơn nữa? Câu trả lời rõ ràng là nguồn cung ít hơn đồng nghĩa với giá cao hơn. Vào tháng 7, Ả Rập Saudi đã cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày, đẩy giá dầu thô WTI tăng hơn 30% lên trên 95 USD/thùng vào cuối tháng 9.

Chi tiêu chính phủ của Ả rập Saudi vượt xa tất cả các quốc gia thuộc G-20 và bài toán ngân sách mới khiến quốc gia này phải phụ thuộc vào giá dầu cao. Kế hoạch “Tầm nhìn 2030” nhằm đa dạng hóa nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ là cực kỳ tốn kém. Điều đó càng gây áp lực lên tài chính chính phủ - thúc đẩy nhu cầu thu lợi nhuận từ nguồn tài nguyên quý giá nhất - dầu mỏ.

Theo một báo cáo ngân sách sơ bộ được công bố vào cuối tháng trước, chi tiêu tăng vọt khiến Ả rập Saudi phải đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách vào năm 2024 và duy trì mức đó cho đến ít nhất là năm 2026. Kết quả là vương quốc này sẽ cần dầu thô ở mức 91 USD/thùng để cân bằng sổ sách trong nửa cuối năm nay, theo Ziad Daoud, chuyên gia kinh tế trưởng về thị trường mới nổi tại Bloomberg Economics.

Với một cuộc chiến cần tài trợ, tổng thống Vladimir Putin tuần trước tuyên bố tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng và an ninh lên 6% GDP - có thể tăng mức hòa vốn đối với dầu mỏ. Theo đề xuất ngân sách hiện tại, mức hòa vốn tài chính cho năm 2023 là 90 USD/thùng và 75 USD vào năm 2024, theo chuyên gia kinh tế Alexander Iskov của Bloomberg Nga.

Với giao dịch dầu gần mức 100 USD của Nga vào đầu năm nay, giới hạn giá dầu không ảnh hưởng đến thu nhập của Điện Kremlin. Đó là bởi vì quốc gia này đã tìm được các quốc gia nhập khẩu mới kể từ khi mất đi nguồn thu nhập từ Mỹ và châu Âu sau cuộc tấn công Ukraine vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, với việc Nga dự đoán giá dầu của họ sẽ tăng đến năm 2026, đó là một động lực khác để hạn chế nguồn cung.

Một nhà phân tích đã chứng minh mình đúng khi nói rằng đà tăng lên tới 100 USD sẽ không kéo dài và đợt giảm gần đây có thể chỉ là tạm thời. Trong khi Trung Quốc là đại diện cho việc giá dầu tăng lên ba con số, các chuyên gia dầu mỏ tháng trước đã ghi nhận những câu chuyện đầy u ám về nền kinh tế của nước này không miêu tả một bức tranh chính xác về nhu cầu năng lượng đối với quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu này. Tuần trước, các ngân hàng lớn đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2023 của quốc gia này lên 5% nhờ dữ liệu tích cực và các dấu hiệu cho thấy du lịch trong Tuần lễ Vàng đang rất đáng khích lệ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 06/05: Vàng thế giới tăng nhẹ sau khi giảm hai tuần liên tiếp
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Giá vàng hôm nay 06/05: Vàng thế giới tăng nhẹ sau khi giảm hai tuần liên tiếp

Giá vàng thế giới đã giảm tuần thứ hai liên tiếp với giá đóng cửa chỉ nhỉnh hơn ngưỡng 2,300 USD một chút khi kết tuần vừa rồi. Đặt trong bối cảnh biến động tương đối dè dặt sau các tin tức quan trọng, đáng chú ý là tuyên bố về chính sách tiền tệ của Fed hồi giữa tuần và dữ liệu việc làm của Mỹ được công bố vào thứ Sáu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ