Dầu đá phiến Mỹ bất ngờ mạnh mẽ, nỗi ám ảnh của OPEC đã quay trở lại?

Dầu đá phiến Mỹ bất ngờ mạnh mẽ, nỗi ám ảnh của OPEC đã quay trở lại?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

14:04 18/12/2023

Kẻ thù một thời của OPEC, dầu đá phiến của Mỹ, đang trỗi dậy mạnh mẽ sau khi lĩnh vực này được coi là mối đe dọa đối với sự thống trị của tổ chức.

Các máy khoan từ lưu vực Permian ở Tây Texas đến tầng đá phiến Bakken ở Bắc Dakota đã tăng sản lượng dầu vượt xa những gì các nhà phân tích dự đoán, đẩy sản lượng lên mức kỷ lục tại ngay mức mà Opec và các đồng minh dừng nguồn cung nhằm ngăn chặn đà giảm của giá dầu.

Thời điểm quý này năm ngoái, Chính phủ Hoa Kỳ dự báo sản lượng trong nước sẽ đạt trung bình 12.5 triệu thùng/ngày trong quý. Trong những ngày gần đây, ước tính đó đã tăng lên 13.3 triệu thùng, bao gồm nguồn cung thêm từ dầu Venezuela.

Đà tăng đó đang đặt ra câu hỏi về chiến lược hạn chế nguồn cung dư thừa để ngăn chặn tác động mạnh tới giá cả. Nó cũng cho thấy rằng hàng loạt công ty bơm dầu từ các mỏ đá phiến của Mỹ vẫn có đủ sức mạnh để phá hủy cartel.

“Mỹ rõ ràng đã đóng một vai trò to lớn trên thị trường toàn cầu vào năm 2023, bao gồm cả việc gây áp lực buộc OPEC+ phải cắt giảm sản lượng”, nhà phân tích Ryan Duman của Wood Mackenzie cho biết.

Sản lượng dầu tăng bất ngờ tại Mỹ, vượt dự báo của EIA trong năm 2023

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), được Nga tiếp tay, đã cung lượng dầu tràn lan trên thị trường thế giới vào năm 2014 nhằm giành lại thị phần từ ngành dầu mỏ đá phiến tại Bắc Mỹ. Động thái này đã làm trầm trọng thêm tình trạng dư cung lúc bấy giờ, khiến giá dầu thô giảm 65% và phải mất 14 tháng mới chạm đáy.

Sự sụp đổ đó đã gây ra một cú sốc đối với nền kinh tế đá phiến của Mỹ, chấm dứt nhiều năm sản xuất tăng chóng mặt. Mặc dù việc mở rộng sau đó tiếp tục, nhưng đã bị đảo ngược do đại dịch vào năm 2020. ngành công nghiệp đá phiến nổi lên từ thất bại đó với quyết tâm ưu tiên “trả lại tiền” cho các nhà đầu tư thay vì theo đuổi tăng trưởng sản xuất.

Trong khi đó, trong những năm từ đợt bán tháo 2014-2016, liên minh OPEC+ đã nỗ lực thực thi hạn ngạch cung ứng giữa các quốc gia thành viên như một phần của chiến lược cân bằng cung cầu toàn cầu để ổn định giá.

Và giá dầu đã ổn định vào năm 2020, tuy nhiên lại một lần nữa đứng trước tình trạng dư cung trong năm nay. Đợt cắt giảm mới nhất vào tháng 11 của OPEC đã không ngăn được giá dầu trượt dốc. Và trong suốt thời gian đó, dầu đá phiến của Mỹ cùng với sản lượng tại Brazil và Guyana đã tăng cao hơn, điều có thể khiến OPEC hành động để củng cố thị trường.

Một phần nguyên nhân khiến giá dầu thô Mỹ tăng vọt là do các công ty đã cố gắng tăng sản lượng ngay cả khi số lượng giàn khoan đang hoạt động giảm khoảng 20% ​​trong năm nay. Mức tăng năng suất đó đã khiến nhiều nhà phân tích và nhà nghiên cứu bối rối, khi từ lâu số lượng giàn khoan được coi như một công cụ dự báo sản lượng dầu thô.

Các nhà khai thác dầu đang hoạt động hiệu quả hơn từ các giếng mới nhờ những đổi mới trong mọi thứ, từ công nghệ bơm điện đến chiến lược triển khai công nhân dùng fracking để giảm thiểu thời gian ngưng hoạt động. Một ví dụ điển hình là việc thay thế máy bơm mang tính biểu tượng đã tồn tại hàng thập kỷ bằng thiết bị ngầm công nghệ cao với chiều cao bằng tòa nhà 3 tầng nằm bên trong giếng để đẩy thêm dầu lên bề mặt.

Theo trưởng bộ phận khoan Yong Cho tại Diamondback Energy, công ty đã giảm khoảng 40% thời gian cần thiết để khoan một giếng trung bình trong ba năm qua, một phần nhờ vào việc khoan các lỗ bé hơn, cải tiến tinh tế trong các mũi khoan bằng thép và kim cương đa tinh thể.

“Năm 2019, tôi mất trung bình 19.5 ngày để đào giếng, bây giờ tôi chỉ mất 11.5 ngày”, Cho nói trong 1 cuộc phỏng vấn.

Giếng đá phiến sẽ chưa hoàn thành khi chưa khoan xong. Lúc này một nhóm công nhân gồm thiết bị riêng biệt được yêu cầu thực hiện fracking để dầu thô bắt đầu chảy. Theo Kimberlite International Oilfield Research, đây là khâu cuối cùng và tốn kém nhất trong quy trình sản xuất dầu, và các nhà khai thác dùng fracking đã đạt năng suất hiệu quả khi rút ngắn quy trình xuống 3 ngày thay vì hơn 1 tuần cho mỗi giếng.

Các nhà sản xuất tư nhân dẫn đầu sự phục hồi sản lượng dầu kể từ Covid-19

Các nhà phân tích đã kỳ vọng các nhà sản xuất Mỹ sẽ tăng sản lượng nhẹ trong năm nay. Điều đó một phần là do sau nhiều năm đầu tư mạnh vào sản xuất và bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, các công ty đã cam kết kiểm soát chi tiêu cho sản xuất và tập trung trả lại tiền mặt cho cổ đông.

Vai trò của các nhà sản xuất tư nhân cũng có thể khiến các nhà dự báo đánh giá thấp sản lượng dầu vì hoạt động của họ khó đánh giá hơn so với các công ty niêm yết công khai báo cáo thu nhập hàng quý.

Theo S&P Global, trong số 10 nhà sản xuất tăng trưởng nhanh nhất về số lượng kể từ đại dịch, 7 trong số đó là các công ty tư nhân. Mewbourne Oil Co. và Endeavour Energy Resources LP dẫn đầu, bổ sung lượng lớn nguồn cung vào thị trường so với Exxon Mobil kể từ 2019.

Có những dấu hiệu cho thấy các công ty khai thác dầu của Mỹ có thể sẽ hạn chế mở rộng ngân sách hơn. Theo Evercore ISI, mức tăng trưởng hàng năm trong chi tiêu của ngành ước tính chỉ là 2% vào năm 2024, giảm so với tốc độ tăng trưởng 19% của năm nay và chỉ bằng một phần so với mức tăng kỷ lục 44% của hai năm trước.

Bloomberg

Xem thêm các chủ đề: #Dầu #OPEC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ