“Đào” tiền ảo Pi: Nhặt vỏ hến, chờ đến ngày có giá trị như vàng

“Đào” tiền ảo Pi: Nhặt vỏ hến, chờ đến ngày có giá trị như vàng

15:18 28/02/2021

Nhìn vào hệ thống đào tiền ảo Pi hiện tại, với việc chưa có mainet và chưa liên kết blockchain, nhiều chuyên gia công nghệ nhận định loại tiền này chỉ giống như vỏ hến hay sỏi đá chứ không thể là vàng.

Pi không thể là "vàng kỹ thuật số" như Bitcoin

Hiện nay phong trào đào tiền ảo Pi đang ngày càng lan rộng, kéo được ngày càng nhiều người tham gia. Người dùng chỉ cần cài ứng dụng Pi trên điện thoại, đăng ký tài khoản một cách đơn giản là có thể bắt đầu đào ngay.

Tuy nhiên theo nhận định của chuyên gia Đặng Minh Tuấn (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), việc đào Pi trên ứng dụng Android chỉ giống như "đi nhặt sỏi đá về nhà và ước mơ đến ngày nào đó thế giới sẽ công nhận sỏi đá có giá trị như vàng".

Nghiên cứu chỉ ra rằng, ứng dụng Pi không liên kết với bất kỳ blockchain nào, mà thực chất chỉ hoạt động như một công cụ điểm danh thành viên và chạy đồng hồ cộng tiền. Hiện nay, dự án Pi cũng chưa có mainnet, mạng vận hành chính thức của một loại tiền mật mã.

Vì chưa có mainnet, chưa có blockchain, số tiền mà người dùng có trên ứng dụng Pi chỉ lưu trên mỗi máy của họ, hoặc trên server tập trung. Như vậy, người quản trị server hoàn toàn có thể thay đổi, tạo ra bao nhiêu tiền cũng được, chưa kể tác nhân hacker bên ngoài.

"Khi tiền đã như vỏ hến, muốn tạo ra bao nhiêu cũng được, thì nó chẳng có giá trị gì", chuyên gia Đặng Minh Tuấn giúp hình dung cụ thể về nguy cơ vỡ mộng dành cho các "tín đồ" Pi hay một số hệ thống khác tương tự.

Hơn nữa, một nguyên tắc bất di bất dịch trong blockchain là phải đảm bảo minh bạch, trong khi ứng dụng Pi không mở mã nguồn. "Tại sao không mở mã nguồn để cộng đồng xem xét? Tại sao phải đóng? Câu trả lời hiện vẫn chưa có", vị chuyên gia trên đặt nghi vấn.

Thực tế bất kỳ ai cũng có thể nghi ngờ về giá trị đồng tiền Pi nhận được khi chưa cần đi sâu tìm hiểu. Một thành viên Facebook nhận xét: "Gọi là đào cho oai thôi, chứ mấy cái smartphone cùi bắp thì đào cái gì. Đến GPU đào còn cháy cả máy nữa là mấy ông smartphone".

Nghiên cứu chỉ ra rằng, ứng dụng Pi không liên kết với bất kỳ blockchain nào, mà thực chất chỉ hoạt động như một công cụ điểm danh thành viên và chạy đồng hồ cộng tiền. 

Một trong những cơ sở khiến cộng đồng đào Pi tin tưởng hơn vào loại tiền của mình, đó là phần mềm Pi Node trên máy tính. Pi Node chạy blockchain thật, vì thế yêu cầu cấu hình máy tính không hề thấp; đồng thời phần mềm có vận hành mạng testnet, phiên bản thử nghiệm của mainnet.

Chuyên gia Đặng Minh Tuấn biết điều này, nhưng giải thích thêm rằng blockchain của Pi Node dùng sẵn từ nền tảng mã nguồn mở Stellar. Dù vậy điều chắc chắn là hệ thống Pi trên ứng dụng điện thoại hiện chưa kết nối với blockchain của Pi Node.

Ứng dụng đào Pi thực chất làm những gì?

Ứng dụng Pi làm gì trên máy người dùng? Liệu Pi có phải cơ hội không mất gì để thử? Kết quả thông dịch ngược của chuyên gia Nguyễn Việt Dinh cho thấy, ứng dụng Pi sử dụng các thư viện để hiển thị quảng cáo kiếm tiền, hoặc chuẩn bị cho tương lai sẽ bật kiếm tiền.

Mô hình hệ thống đào Pi khuyến khích giới thiệu người mới tham gia, cũng khá giống một hệ thống đa cấp. Ở đó, thành viên mời càng được nhiều người sẽ càng được cộng thưởng Pi với tốc độ nhanh hơn, dựa trên tốc độ gốc là 0,1 Pi mỗi giờ.

Ngoài ra theo chuyên gia Đặng Minh Tuấn, người dùng ứng dụng Pi sẽ đứng trước nguy cơ mất thông tin cá nhân như số điện thoại, Facebook ID, cũng như mất thêm thông tin khác trong máy.

"Người đào cần mẫn cày view quảng cáo cho chủ dự án hàng năm trời, nhưng sau đó không bằng chủ dự án tự nảy số cho mình trong 1 giây", ông Đặng Minh Tuấn kết luận về câu chuyện của đồng tiền ảo Pi.

link gốc tại đây

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ