Đằng sau tấm màn: JPY suy yếu sẽ là lợi thế cho Nhật Bản?

Đằng sau tấm màn: JPY suy yếu sẽ là lợi thế cho Nhật Bản?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

14:31 22/03/2024

Đồng Yên suy yếu, giảm xuống gần mức thấp kỷ lục so với đồng USD, chủ yếu do lãi suất ở Nhật Bản vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ và các nơi khác, làm giảm sức hấp dẫn của đồng Yên.

Áp lực giảm giá vẫn tồn tại ngay cả sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tăng lãi suất lần đầu tiên vào đầu tuần này sau 17 năm. Sự sụt giảm của đồng yên vừa có lợi vừa có hại cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản vẫn đề phòng khả năng họ có thể phải can thiệp để hỗ trợ đồng tiền, như những gì họ đã làm vào năm 2022.

1. Tại sao đồng yên lại yếu như vậy?

Đồng yên là đồng tiền có hiệu suất tệ nhất trong năm nay so với đồng đô la Mỹ, giảm hơn 6%. Nguyên nhân chủ yếu là do chênh lệch lãi suất quá lớn giữa Nhật Bản và Mỹ. Trong tuần này, BOJ đã có động thái lịch sử khi tăng lãi suất đầu tiên sau 17 năm, chấm dứt chính sách lãi suất âm cuối cùng trên thế giới. Mặc dù vậy, lãi suất chính sách của Nhật Bản cho đến nay vẫn thấp nhất trong các nước phát triển, ở mức từ 0% đến 0.1%. Vài ngày sau, các quan chức Fed giữ nguyên lãi suất ở mức từ 5.25% đến 5.5%. Chênh lệch này rõ ràng là có lợi cho dòng tiền đầu tư vào Mỹ và đồng USD.

2. Đồng Yên sẽ yếu đi hay phục hồi?

Điều đó phần lớn sẽ phụ thuộc vào chênh lệch lãi suất. Thống đốc BOJ Kazuo Ueda đã nói rõ rằng các chính sách tổng thể của Nhật Bản sẽ vẫn chỉ mang tính điều tiết, có nghĩa là ông khó có thể tăng lãi suất nhanh và mạnh. Với việc thị trường dự đoán chênh lệch lãi suất sẽ còn lớn, đồng Yên giảm xuống mức thấp lịch sử so với đồng đô la. Tuy nhiên, đồng Yên đã phục hồi phần nào sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell ra tín hiệu ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ bám sát kế hoạch cắt giảm lãi suất ba lần vào năm 2024 bất chấp lạm phát dai dẳng. Điều đó cho thấy chênh lệch lãi suất sẽ thu hẹp vào cuối năm nay, một diễn biến sẽ hỗ trợ đồng yên.

3. Đồng yên yếu có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế?

Nói chung, đồng yên yếu hơn sẽ giúp các công ty lớn của Nhật Bản hoạt động trên toàn cầu vì nó làm tăng giá trị lợi nhuận chuyển về nước. Đồng tiền yếu cũng có thể hỗ trợ du lịch bằng cách thúc đẩy sức mua của khách du lịch. Số lượng du khách và chi tiêu của họ đã phục hồi mạnh mẽ vượt mức trước đại dịch. Mặt khác, đồng Yên yếu khiến việc nhập khẩu năng lượng và thực phẩm trở nên đắt đỏ hơn, ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Đầu tháng 3, nhóm công đoàn lớn nhất quốc gia cho biết đã đảm bảo mức tăng lương mới nhất trong nhiều thập kỷ cho năm tài chính sắp tới. Mức lương tăng vượt lạm phát có thể giúp người tiêu dùng tự tin hơn về chi tiêu. Thủ tướng Fumio Kishida hy vọng việc cắt giảm thuế một lần bắt đầu từ tháng 6 cũng sẽ hỗ trợ tâm lý người tiêu dùng.

4. BOJ sẽ làm gì tiếp theo?

Các nhà đầu tư và nhà kinh tế đang có quan điểm chia rẽ về việc liệu BOJ đã hoàn tất việc tăng lãi suất trong năm nay hay sẽ thực hiện một động thái khác. Ueda cho biết nếu lạm phát tăng cao hơn dự kiến, một đợt tăng lãi suất khác sẽ được cân nhắc. Điểm mấu chốt sẽ là liệu tiêu dùng có phục hồi hay không. Điều đó sẽ giúp BOJ dễ dàng tăng lãi suất trở lại, vì họ có thể tuyên bố rằng nhu cầu nội địa mạnh sau đợt tăng lương đang khiến lạm phát trở nên bền vững. Nếu tiêu dùng không tăng mặc dù lương tăng, nền kinh tế sẽ mất đà, khiến BOJ khó có thể biện minh cho một đợt tăng lãi suất khác.

5. Chính phủ có thể can thiệp được không?

USD/JPY tăng lên gần ngưỡng 152 sau đợt tăng lãi suất của BOJ - gần mức đỉnh lịch sử đạt được vào năm 2022. Bộ trưởng tài chính Nhật Bản, người phụ trách chính sách tiền tệ, đã đưa ra những cảnh báo rằng có thể đặt mức sàn cho đồng yên, nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có hành động trực tiếp nào trên thị trường. Lần cuối cùng họ làm như vậy là vào năm 2022, khi BOJ can thiệp nhiều lần để hỗ trợ đồng nội tệ. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết vào năm ngoái rằng bất kỳ sự can thiệp nào của Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng yên sẽ được "cảm thông" nếu nó nhằm mục đích xoa dịu sự biến động - chứ không phải ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ