Đà phục hồi hình chữ K hứa hẹn nhiều sóng gió trên thị trường chứng khoán vào năm 2021

Đà phục hồi hình chữ K hứa hẹn nhiều sóng gió trên thị trường chứng khoán vào năm 2021

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

15:59 25/12/2020

Dòng tiền theo chu kỳ của thị trường chứng khoán Mỹ phải đối mặt với khởi đầu đầy biến động cho năm 2021 khi các dấu hiệu của đà phục hồi hình chữ K trở nên quá khó để bỏ qua.

Gói kích thích tài khóa trị giá 900 tỷ USD sẽ không đủ để giảm lấp đầy khoảng cách ngày càng tăng trên nền kinh tế và thị trường Hoa Kỳ. Gói này có thể sẽ ngăn chặn suy thoái kép, nhưng nó sẽ không thể ngăn cản những tháng đầy thử thách sắp tới đối với các ngành dịch vụ, ngay cả khi ngành sản xuất vẫn đang dần phục hồi.

Các chỉ số đo hoạt động hàng ngày của phương tiện công cộng, các hãng hàng không và đặt chỗ nhà hàng đang giảm một lần nữa khi lệnh phong tỏa làm tăng rủi ro tiêu cực.

Sự bất ổn về tình hình dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến triển vọng báo cáo thu nhập cho đến khi việc triển khai vắc-xin thành công được xác nhận.

Trong khi ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe và công nghệ có thể sẽ mở rộng tăng trưởng thu nhập, ngành tài chính không được kỳ vọng sẽ phục hồi hoàn toàn mức sụt giảm của năm 2020. Các nhà phân tích ước tính mức tăng 21% sau khi giảm gần 30%.

Các lĩnh vực tiêu dùng và năng lượng nhạy cảm với chu kỳ kinh tế sẽ đối mặt với triển vọng lợi nhuận đầy thách thức khi tình trạng phá sản gia tăng. Chúng chiếm hơn 50% tổng số đơn xin phá sản của Hoa Kỳ trong năm nay.

Một cuộc khủng hoảng tín dụng đang xuất hiện. Các điều kiện cho vay của ngân hàng đang được thắt chặt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi các doanh nghiệp lớn hơn có thể tiếp cận với chi phí đi vay gần mức thấp kỷ lục. Viện trợ dành cho doanh nghiệp nhỏ sẽ bao gồm dưới 3 tháng biên chế. Các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề có thể sẽ không mở cửa lại hoàn toàn cho đến cuối năm 2021.

Trong khi đó, các tác động cơ bản hàng năm khiến lạm phát có triển vọng tăng vọt lên trên 2%.

Nó sẽ không phản ánh sức mạnh của nền kinh tế - lạm phát đối với hàng hóa như thực phẩm sẽ tăng cao do sự gián đoạn gây ra bởi đại dịch. Các dịch vụ không bao gồm năng lượng có thể gặp khó khăn khi nhu cầu vẫn giảm, gây ra mối đe dọa lạm phát đình đốn (stagflation), có thể gây hại cho tài sản rủi ro.

Các dấu hiệu về sự phục hồi hình chữ K cũng đang trở nên phổ biến trên thị trường lao động. Tỷ lệ việc làm đã tăng trở lại mức trước đại dịch đối với những người ăn lương cao, trong khi mức chênh lệch 20% vẫn tồn tại đối với những người kiếm được ít hơn $30,000 mỗi năm.

Tất nhiên, việc triển khai vắc xin hiệu quả và kích thích tài khóa đang diễn ra sẽ tạo ra sự phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ vào cuối năm 2021.

Tuy nhiên, tín dụng rẻ và lãi suất ngân hàng trung ương thấp chỉ có thể làm được như vậy để thu hẹp khoảng cách ngày càng tăng giữa triển vọng “bullish” của thị trường chứng khoán vào năm 2021 và các khu vực khó khăn của nền kinh tế thực.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trọng tâm toàn cầu 28/03: Giá dầu tăng trở lại khi thương mại toàn cầu khởi sắc

Trọng tâm toàn cầu 28/03: Giá dầu tăng trở lại khi thương mại toàn cầu khởi sắc

Ngày 28/3, tình hình khu vực Biển Đỏ căng thẳng nhưng hoạt động thương mại toàn cầu tăng tốc và giá dầu phục hồi nhẹ. Hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa được cải thiện, nhưng tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ tăng hơn dự kiến ​​và tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu thô của Trung Quốc chậm lại. Giá dầu thô Brent tìm thấy ngưỡng kháng cự gần 87 USD.
Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ