Chứng khoán Châu Á điều chỉnh, sự chú ý đổ dồn vào cuộc họp Fed

Chứng khoán Châu Á điều chỉnh, sự chú ý đổ dồn vào cuộc họp Fed

07:41 26/07/2023

Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định lãi suất của Fed.

Chứng khoán Nhật Bản, Hong Kong giảm điểm. Chứng khoán Úc tăng nhẹ đầu phiên hôm nay.

USDJPY duy trì quanh 141, AUDUSD suy yếu nhẹ sau khi dẫn đầu đà tăng trong phiên giao dịch trước đó. Các nhà giao dịch sẽ theo dõi dữ liệu lạm phát của Úc vào sáng nay để có thêm xúc tác.

Chứng khoán tại Phố Wall và hàng hóa tăng vào thứ Ba khi chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ chạm mức cao nhất trong hai năm.

Cổ phiếu công nghệ lớn dẫn đầu đà tăng, đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đang mang đến sự tích cực lớn cho thị trường.

Cả 3 chỉ số chính đều đóng cửa tăng, đặc biệt Dow Jones đã tăng phiên thứ 12 liên tiếp.

Sau giờ giao dịch chính, công ty mẹ Google, Alphabet, báo cáo doanh thu vượt dự báo, trong khi đó Microsoft đã công bố tăng trưởng bán hàng tương đối ảm đạm.

Trong khi thị trường tài sản Trung Quốc đã tăng trở lại sau cuộc họp của Bộ Chính trị vào thứ Hai, các nhà đầu tư vẫn cảnh giác.

Họ đang chờ đợi Bắc Kinh công bố các biện pháp thiết thực hơn cho nền kinh tế trong bối cảnh lo ngại về nợ và hạn chế dân số sẽ gây áp lực lên tăng trưởng.

Nhắc nhở về sự không minh bạch của hành động chính phủ, Trung Quốc đã thay thế bộ trưởng ngoại giao sau chỉ bảy tháng kể từ khi ông biến mất khỏi dư luận vào tháng Sáu. Trong khi đó, họ đã bổ nhiệm Pan Gongsheng làm thống đốc ngân hàng trung ương.

Trước quyết định của Cục Dự trữ Liên bang, dữ liệu niềm tin tiêu dùng mạnh mẽ đã củng cố câu chuyện về sự mềm dẻo của nền kinh tế Mỹ - đồng thời cho thấy các nhà hoạch định chưa kết thúc cuộc chiến chống lạm phát.

Thị trường hoán đổi định giá Fed sẽ tăng lãi suất 25bp, và 50% khả năng có 1 lần hạ lãi suất trong năm nay.

Lợi suất trái phiếu Mỹ 2 năm nhạy cảm với triển vọng lãi suất đã giảm 5 điểm cơ bản xuống 4.87%. USD chững lại sau 5 ngày tăng liên tiếp vào thứ Ba.

Dầu giảm nhẹ sau pha tăng gần đây trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt và niềm tin rằng chính phủ Trung Quốc sẽ thúc đẩy nền kinh tế của đất nước.

Phép thử cho đà tăng

Kỳ vọng của nhà đầu tư với S&P 500 vẫn là tăng, ngay cả sau khi sự hưng phấn đã giảm trong những tuần gần đây, theo một nhóm gồm Chris Montagu.

Xét về việc Wall Street đã đặt ra mục tiêu thấp khi bước vào mùa báo cáo, khoảng 80% các công ty đến nay đã vượt qua dự báo lợi nhuận, theo dữ liệu từ Bloomberg.

Với chỉ số S&P 500 chỉ còn cách mức cao nhất lịch sử 5%, tâm lý tích cực và các chỉ báo cho thấy cổ phiếu đang quá mua, nhiều nhà đầu tư đang tính toán dựa trên kết quả báo cáo lợi nhuận để đưa ra quyết định tiếp theo.

Điều này đặc biệt đúng khi nói về các công ty công nghệ, với chỉ số Nasdaq 100 tiếp tục tăng ngay cả sau một đà tăng hơn 5 nghìn tỷ USD đã gây ra lo ngại về định giá quá cao.

"Những tuần tiếp theo sẽ là lúc thị trường gặp khó khăn," Matthew Weller, giám đốc nghiên cứu toàn cầu tại Forex.com và City Index, nói. "Với Nasdaq vẫn dao động gần mức cao nhất từ đầu năm 2020 và tăng hơn 40% trong năm, kỳ vọng của nhà đầu tư rõ ràng là rất cao."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

DAX hướng đến mức 24,000 khi thỏa thuận Mỹ-Việt thúc đẩy tâm lý và các nhà giao dịch chú ý đến tiến triển trong thương mại Mỹ-EU. Dữ liệu của ADP cho thấy số việc làm tại Hoa Kỳ giảm 33 nghìn, đẩy tỷ lệ cược cắt giảm lãi suất của Fed lên 96% trong tháng 9. Biên bản cuộc họp của ECB và dữ liệu thị trường lao động Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến triển vọng và kỳ vọng cắt giảm lãi suất ngày hôm nay.
Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Chỉ số Hang Seng giảm 1.08% khi PMI Trung Quốc yếu và cổ phiếu công nghệ giảm ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và khẩu vị rủi ro. PMI dịch vụ Caixin của Trung Quốc giảm xuống 50.6, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng và thúc đẩy kỳ vọng kích thích. Phân tích kỹ thuật cho thấy Hang Seng lơ lửng trên EMA 50 ngày, với các mức quan trọng cần theo dõi là 23v500 và 24,533.
Tin tức Chỉ số DAX: HĐTL báo hiệu đà tăng khi đàm phán thương mại Mỹ - EU có tiến triển

Tin tức Chỉ số DAX: HĐTL báo hiệu đà tăng khi đàm phán thương mại Mỹ - EU có tiến triển

DAX giảm khi căng thẳng thương mại Mỹ-EU và các mối đe dọa về thuế quan đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Thuế quan 10% tiềm tàng của Hoa Kỳ và đồng euro mạnh hơn có nguy cơ làm xói mòn nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Đức, gây áp lực lên các cổ phiếu niêm yết trên DAX. Hợp đồng tương lai DAX phục hồi mặc dù vẫn ở mức thấp, với các chất xúc tác chính bao gồm dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ và bình luận của ECB đang được chú ý.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Liệu căng thẳng thuế quan có làm chệch hướng đà tăng trưởng hướng tới 25,000?

Tin tức chỉ số Hang Seng: Liệu căng thẳng thuế quan có làm chệch hướng đà tăng trưởng hướng tới 25,000?

Chỉ số Hang Seng giảm khi bất ổn về thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc và PMI yếu của Trung Quốc đè nặng lên cổ phiếu xe điện và công nghệ. Cổ phiếu BYD và Li Auto giảm do lo ngại về tình trạng dư cung xe điện và báo cáo về xuất khẩu xe đã qua sử dụng 'không có số km'. Dữ liệu PMI cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc vẫn đang suy giảm, với các đơn đặt hàng xuất khẩu giảm trong 14 tháng liên tiếp.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ