Chứng khoán châu Á cẩn trọng trước loạt kết quả kinh doanh thất vọng từ Mỹ

Chứng khoán châu Á cẩn trọng trước loạt kết quả kinh doanh thất vọng từ Mỹ

06:59 20/07/2023

Thị trường châu Á cảnh giác hơn trong hôm qua khi HDTL chứng khoán Mỹ giảm và các công ty như Netflix và Tesla công bố kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng.

Chỉ số các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ đã phục hồi vào thứ Tư sau ngày tồi tệ nhất trong gần một tháng.

Trong khi đó, HĐTL S&P 500 và Nasdaq 100 giảm trong phiên Á sau khi Netflix giảm 8.18% sau giờ giao dịch chính, do doanh số bán hàng không đạt được như dự báo và dự báo quý III của công ty cũng không như kỳ vọng.

Tesla giảm 4.98% sau khi lợi nhuận giảm trong quý hai, đây là dấu hiệu cho thấy biên lợi nhuận của nhà sản xuất xe điện đang bị thắt chặt.

Trong phiên giao dịch chính thức vào hôm qua, S&P 500 tăng trong ngày thứ ba liên tiếp. Chỉ số Nasdaq 100 giảm và Dow Jones kéo dài chuỗi tăng lên 8 ngày, dài nhất kể từ tháng 9 năm 2019.

Apple tăng sau khi Bloomberg đưa tin về nỗ lực xây dựng các công cụ trí tuệ nhân tạo, trong khi cổ phiếu Goldman Sachs tăng dù lợi nhuận của họ đã giảm mạnh này so với các ngân hàng đầu tư khác.

Lợi suất trái phiếu giảm sau báo cáo về lạm phát của Anh. Áp lực giá cả tại Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng, cho phép các ngân hàng trung ương linh hoạt hơn trong việc tăng lãi suất.

USD tăng so với gần như tất cả các đồng tiền của nhóm G10, với đồng bảng giảm tới 1.3% - phiên giảm lớn nhất trong hơn bốn tháng. JPY và AUD cũng giảm sâu.

Ở Mỹ, số liệu khởi công nhà ở mới đã giảm vào tháng 6 sau khi tăng mạnh vào tháng 5, và số liệu đơn đăng ký xây dựng cũng giảm.

Vào thứ Năm ở Châu Á, cán cân thương mại của Nhật Bản bất ngờ chuyển sang thặng dư, và thị trường cũng đang chờ đợi báo cáo lao động Úc.

Các bằng chứng về áp lực giá cả suy yếu ở Mỹ và Anh đang đẩy mạnh kỳ vọng chiến dịch thắt chặt tiền tệ sắp kết thúc.

Tuy nhiên, các báo cáo kinh tế trái chiều cho thấy Cục dự trữ Liên bang (Fed) còn rất xa việc tuyên bố chiến thắng.

"Nguy cơ suy thoái đã giảm đáng kể," theo Neil Dutta, trưởng phòng nghiên cứu kinh tế tại Renaissance Macro Research. "Tôi nghĩ thị trường đã đúng khi kỳ vọng vào hạ cánh mềm, nhưng tôi nghĩ bạn có thể đưa ra một lập luận khác rằng khả năng lạm phát tăng vẫn có thể xảy ra.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

DAX hướng đến mức 24,000 khi thỏa thuận Mỹ-Việt thúc đẩy tâm lý và các nhà giao dịch chú ý đến tiến triển trong thương mại Mỹ-EU. Dữ liệu của ADP cho thấy số việc làm tại Hoa Kỳ giảm 33 nghìn, đẩy tỷ lệ cược cắt giảm lãi suất của Fed lên 96% trong tháng 9. Biên bản cuộc họp của ECB và dữ liệu thị trường lao động Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến triển vọng và kỳ vọng cắt giảm lãi suất ngày hôm nay.
Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Chỉ số Hang Seng giảm 1.08% khi PMI Trung Quốc yếu và cổ phiếu công nghệ giảm ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và khẩu vị rủi ro. PMI dịch vụ Caixin của Trung Quốc giảm xuống 50.6, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng và thúc đẩy kỳ vọng kích thích. Phân tích kỹ thuật cho thấy Hang Seng lơ lửng trên EMA 50 ngày, với các mức quan trọng cần theo dõi là 23v500 và 24,533.
Tin tức Chỉ số DAX: HĐTL báo hiệu đà tăng khi đàm phán thương mại Mỹ - EU có tiến triển

Tin tức Chỉ số DAX: HĐTL báo hiệu đà tăng khi đàm phán thương mại Mỹ - EU có tiến triển

DAX giảm khi căng thẳng thương mại Mỹ-EU và các mối đe dọa về thuế quan đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Thuế quan 10% tiềm tàng của Hoa Kỳ và đồng euro mạnh hơn có nguy cơ làm xói mòn nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Đức, gây áp lực lên các cổ phiếu niêm yết trên DAX. Hợp đồng tương lai DAX phục hồi mặc dù vẫn ở mức thấp, với các chất xúc tác chính bao gồm dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ và bình luận của ECB đang được chú ý.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Liệu căng thẳng thuế quan có làm chệch hướng đà tăng trưởng hướng tới 25,000?

Tin tức chỉ số Hang Seng: Liệu căng thẳng thuế quan có làm chệch hướng đà tăng trưởng hướng tới 25,000?

Chỉ số Hang Seng giảm khi bất ổn về thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc và PMI yếu của Trung Quốc đè nặng lên cổ phiếu xe điện và công nghệ. Cổ phiếu BYD và Li Auto giảm do lo ngại về tình trạng dư cung xe điện và báo cáo về xuất khẩu xe đã qua sử dụng 'không có số km'. Dữ liệu PMI cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc vẫn đang suy giảm, với các đơn đặt hàng xuất khẩu giảm trong 14 tháng liên tiếp.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ