Chứng khoán bị bán tháo đã phản ánh phần nào tâm lý tự mãn trong giai đoạn trước

Chứng khoán bị bán tháo đã phản ánh phần nào tâm lý tự mãn trong giai đoạn trước

03:06 06/03/2020

Covid-19 tạo ra một trong những lần trượt giá cổ phiếu khủng khiếp nhất lịch sử kể từ sau thế chiến thứ hai.

Tốc độ bán tháo cổ phiếu toàn cầu tuần vừa qua rất đáng chú ý. Chỉ mới ngày 19/2, chỉ số S&P500 của Mỹ chạm tới đỉnh cao kỷ lục, chưa đầy một tuần sau nó đã mất đi 1/8 giá trị. Tâm lý nhà đầu tư thay đổi một cách chóng mặt. Một tuần đầy rắc rối và biến động kết thúc khi nhà đầu tư quay trở về nhà vào ngày 28/2 và nhận ra chỉ số chứng khoán Topix của Nhật giảm 9.7%, Stoxx Châu Âu giảm 12.4% và S&P500 Mỹ giảm 11.5%, đà sụt giảm khủng khiếp nhất kể từ năm 2008.

Giới tài chính khởi đầu năm 2020 với tâm lý tràn trề hy vọng. Khảo sát hàng tháng của Bank of America cho thấy các nhà đầu tư kỳ vọng đây sẽ là một năm phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế toàn cầu, mang lại nguồn lợi nhuận dồi dào. Khối lượng cổ phiếu nắm giữ ở mức cao nhất 20 tháng và khối lượng tiền mặt ở mức thấp nhất 58 tháng. Chỉ 1/5 các nhà quản lý quỹ nhìn ra rủi ro từ virus Corona, nhưng thứ khiến họ lo lắng hơn lại là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cuối năm nay và sự sụp đổ đột ngột của thị trường trái phiếu.

Đầu tháng 2, khi thế giới bắt đầu cảm nhận được mối nguy hại từ virus Corona, giới đầu tư đã mường tượng ra kịch bản kinh tế toàn cầu chủ yếu bị tác động mạnh thông qua sự gián đoạn chuỗi cung ứng, do các nhà máy Trung Quốc đóng cửa (sau kỳ nghỉ năm mới âm lịch) và nhu cầu từ thị trường hàng hóa Trung Quốc sụt giảm. Trên thực tế, chỉ số hàng hóa của Bloomberg đã giảm 9.3% trong khoảng thời gian từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 3 tháng 2.

Nhưng trong vài tuần qua, virus đã lan sang Hàn Quốc, miền bắc Italia và nhiều quốc gia khác. Các diễn đàn doanh nghiệp quy mô quốc tế, bao gồm cả Mobile World Congress tháng này và triển lãm Geneva Motor tháng tới đã buộc phải hủy bỏ, các tập đoàn lớn như Nestlé và L’Oréal đã đình chỉ những chuyến công du quốc tế. Adidas, Apple, Mastercard và Microsoft đều đưa ra cảnh báo rằng virus sẽ làm giảm doanh thu cũng như lợi nhuận của họ.

Tất cả những yếu tố này đã khiến các nhà kinh tế và chiến lược gia phải điều chỉnh lại dự báo của họ cho năm nay. Bank of America dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu khá bi quan, ở mốc 2.8%, chậm nhất kể từ năm 2009. Citigroup đầu năm kỳ vọng thu nhập doanh nghiệp toàn cầu tăng tới 9%, giờ đây lại cho rằng con số này sẽ giảm về 0%; Chỉ riêng việc thay đổi kỳ vọng này đã giải thích phần lớn cho sự sụt giảm của thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán “điều chỉnh” (giảm 10% hoặc hơn từ đỉnh) là điều không có gì bất ngờ: Xu hướng tăng của thị trường bắt đầu từ 2009, giờ đây đã có phần già cỗi. Trong suốt quãng thời gian đó, thị trường chứng khoán đã vượt qua nhiều biến động, và nhà đầu tư cuối cùng vẫn quay lại với cổ phiếu sau khi nhận ra các lớp tài sản khác như tiền mặt và trái phiếu chính phủ không đem lại nhiều lợi nhuận. Có thể thời điểm này còn quá sớm để khẳng định điều đó sẽ không lặp lại; theo đánh giá của Morgan Stanley, sự lây lan của dịch bệnh này chỉ là “cú shock ngoại sinh tạm thời” và thường sau đó thị trường sẽ phục hồi.

Nhưng lịch sử cho thấy các nhà đầu tư nên thận trọng hơn. Chứng khoán tăng ấn tượng vào năm 2017, sau khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ và thị trường vơi đi nỗi sợ hãi về nền kinh tế Trung Quốc. Khi Cục dự trữ liên bang bắt đầu tăng lãi suất, các nhà đầu tư hy vọng rằng kinh tế có thể quay trở lại điều kiện “bình thường”, hoặc ít nhất là bình thường như giai đoạn trước khủng hoảng 2007-2009.

Những dấu hiệu phân kỳ giữa hai thị trường chứng khoán và trái phiếu đã xuất hiện từ năm 2019. Giá cổ phiếu liên tục phá đỉnh với hy vọng nền kinh tế toàn cầu (và lợi nhuận doanh nghiệp) tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng lợi suất trái phiếu chính phủ lại giảm, thông thường đây là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư lo lắng về triển vọng kinh tế. Vào ngày 27 tháng 2, lợi suất trái phiếu kho bạc mười năm của Mỹ đã phá đáy và tụt xuống mức thấp kỷ lục 1,16%, cho thấy các nhà đầu tư đang cực kỳ lo ngại rủi ro. Nếu thị trường trái phiếu phản ánh đúng, thì sẽ còn khá lâu nữa chúng ta mới thấy sự quay trở lại của chứng khoán

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ