Christine Lagarde và bài toán lãi suất: ECB và Fed liệu có chung đường?

Christine Lagarde và bài toán lãi suất: ECB và Fed liệu có chung đường?

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

07:50 12/04/2024

Christine Lagarde, người đứng đầu ECB, đang thể hiện thái độ cởi mở hơn về ảnh hưởng của chính sách Fed trong bối cảnh ECB củng cố kế hoạch giảm lãi suất riêng.

Mặc dù các thành viên ECB đã tranh luận trong nhiều tuần về lộ trình nới lỏng tiền tệ trong tương lai, Lagarde vào thứ Năm tỏ ra khá thận trọng trong việc đưa ra dự đoán cụ thể về động thái của ECB vào tháng 6. Thay vào đó, bà nhấn mạnh hơn về ảnh hưởng của các sự kiện tại Mỹ so với tháng 3.

Lằn ranh phân định chính sách

Lagarde cho biết: "Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ, một nền kinh tế hùng mạnh và cũng là một trung tâm tài chính quan trọng, vì vậy tất cả những yếu tố đó đều được chúng tôi cân nhắc trong dự báo." Tuy nhiên, bà cũng khẳng định rằng ECB "lấy dữ liệu làm kim chỉ nam" và "không phụ thuộc vào Fed."

ECB và Fed: Ai sẽ "ra chiêu" trước?

Phát biểu của Lagarde có phần mềm mỏng hơn so với tuyên bố trước đây của ECB. Khi đó, bà khẳng định "chúng tôi sẽ hành động khi cần thiết", đồng nghiệp Olli Rehn thậm chí tuyên bố "ECB không phải là chi nhánh thứ 13 của Fed'".

Quyết định của ECB được đưa ra sau khi ngân hàng này báo hiệu khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo. Điều này có thể khiến Eurozone tiên phong trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ, sớm hơn cả Mỹ. Tuy nhiên, các quan chức ECB cũng nhấn mạnh rằng họ "không cam kết trước về một lộ trình lãi suất cụ thể", một điều không xuất hiện trong tuyên bố trước đây.

Dữ liệu lạm phát cao bất ngờ của Mỹ trước thềm quyết định của ECB đã khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo. Sau đó, các nhà đầu tư đã giảm bớt kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất và đồng Euro rơi xuống mức thấp nhất hai tháng sau tuyên bố của ECB. Dấu hiệu tăng trưởng yếu ớt ở Eurozone cùng với lạm phát dai dẳng ở Mỹ khiến các nhà đầu tư tin rằng khả năng phân rẽ chính sách giữa hai khu vực ngày càng cao.

Nhà kinh tế Holger Schmieding từ Berenberg nhận định: "Thông điệp từ dữ liệu rất rõ ràng: Khu vực Euro cần cắt giảm lãi suất, nhưng nền kinh tế Mỹ thì không, miễn là việc mở rộng tài khóa trước bầu cử trung hòa tác động từ lãi suất cao của Fed." Schmieding dự đoán các quan chức Fed có thể hành động sau 6 tháng so với ECB (vào ngày 6 tháng 6), một kết quả bất thường nhưng hợp lý bởi diễn biến kinh tế khác nhau của hai khu vực.

Ludovic Subran, Nhà kinh tế trưởng của Allianz nhấn mạnh rằng, ngay cả khi việc cắt giảm lãi suất là hoàn toàn hợp lý, thì khả năng hành động của ECB vẫn bị hạn chế bởi "vòng xoáy tài chính của Mỹ". Subran tính toán rằng việc Fed giữ nguyên lãi suất cùng thời điểm với việc ECB cắt giảm 100 bps có thể dẫn đến đồng Euro giảm mạnh từ 4-5%. Thậm chí hạ lãi suất bằng một nửa số đó đã là một "nước đi khá táo bạo".

Lagarde cũng từ chối đưa ra quan điểm về ảnh hưởng của đồng tiền đối với chính sách của ECB. Bà nói: "Chúng tôi không hướng mục tiêu vào tỷ giá hối đoái, và cũng không bình luận về vấn đề này. Tôi chỉ muốn nói rằng ảnh hưởng có thể thông qua nhiều kênh chứ không chỉ tỷ giá hối đoái."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc, thách thức mục tiêu của ECB và đà phục hồi kinh tế
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc, thách thức mục tiêu của ECB và đà phục hồi kinh tế

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc trong tháng 4, lần đầu tiên kể từ tháng 12, đặt ra thách thức cho mục tiêu lạm phát 2% của ECB. Theo đó, lạm phát tại Đức đã tăng 2.4%, vượt qua dự báo 2.3% của các nhà kinh tế. Năng lượng là yếu tố chính thúc đẩy cho đà tăng này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ