Cập nhật thị trường 01.01.2023: Chứng khoán châu Á sụt giảm trong phiên giao dịch đầu năm mới

Cập nhật thị trường 01.01.2023: Chứng khoán châu Á sụt giảm trong phiên giao dịch đầu năm mới

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:21 02/01/2024

Chứng khoán châu Á giảm trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2024 sau khi sự hưng phấn về việc cắt giảm lãi suất của Fed yếu dần.

Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông sụt giảm trong khi chứng khoán Úc tăng cao hơn. Tâm lý cũng bị ảnh hưởng sau khi ASML Holding, công ty sản xuất thiết bị bán dẫn, hủy một số chuyến hàng chở máy móc của họ sang Trung Quốc theo yêu cầu của chính quyền Tổng thống Mỹ.

HĐTL cổ phiếu Mỹ ít biến động, trong khi đó, Bitcoin lần đầu tiên tăng trên 45,000 USD kể từ tháng 4/2022.

Chủ tịch Tập Cận Bình, trong bài phát biểu năm mới ngày 31/12/2023, cam kết sẽ tăng cường động lực kinh tế cũng như tạo việc làm, đồng thời thừa nhận một số doanh nghiệp và người dân đã phải trải qua một năm 2023 khó khăn. Ông nói: “Chúng tôi sẽ củng cố, tăng cường đà phục hồi kinh tế và nỗ lực để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế ổn định lâu dài”.

Mark Matthews, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á tại Julius Baer, cho rằng ​​nền kinh tế Trung Quốc có thể phải đối mặt với một năm khó khăn nữa vào năm 2024. Ông nói: “Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ ra rõ rằng, ưu tiên của ông là giảm quy mô và vị thế của lĩnh vực bất động sản trong nền kinh tế. Quá trình đó sẽ gây ra nhiều tổn thất.”

Đồng đô la suy yếu so với hầu hết các đồng tiền trong Nhóm G10, trong khi HĐTL trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm.

Dầu tăng giá sau khi Iran phái một tàu chiến tới Biển Đỏ để đáp trả việc Hải quân Mỹ bắn chìm ba tàu Houthi vào cuối tuần qua, một động thái có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng và làm phức tạp thêm mục tiêu đảm bảo tuyến đường thủy huyết mạch đối với thương mại toàn cầu của Washington.

Sau khi S&P 500 ghi nhận 9 tuần tăng điểm liên tiếp những tháng cuối năm cùng với mức tăng hơn 8 nghìn tỷ USD trong năm 2023, chỉ số đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu suy yếu trên thị trường. Bên cạnh những lo ngại về chính sách của Fed, nhà đầu tư còn lo lắng về sự suy thoái kinh tế và rủi ro địa chính trị.

Stuart Kaiser, chiến lược gia tại Citi, đã viết: “Kinh tế năm 2024 sẽ chuyển từ rủi ro suy thoái và lạm phát tăng cao sang bình thường hóa trong tăng trưởng, chính sách và các tài sản giao dịch chéo. Chúng tôi sẽ rất thận trọng khi mua vào đợt giảm giá đầu tiên nếu điều đó xảy ra”.

Sau một năm biến động lớn, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã kết thúc vào năm 2023 khá gần với thời điểm bắt đầu, trong đó lợi suất đã giảm xuống mức thấp nhất là 3.25% sau cuộc khủng hoảng ngân hàng hồi tháng 3, và tăng trên 5% chỉ vài tháng sau đó.

Dữ liệu lạm phát chứng thực một câu chuyện rằng các ngân hàng trung ương sẽ mạnh mẽ cắt giảm lãi suất vào năm 2024 đã thúc đẩy hiệu suất mạnh mẽ cho cả cổ phiếu và trái phiếu trong hai tháng cuối năm 2023.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư đang chọn cách tiếp cận thận trọng.

Vishnu Varathan, người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược tại Ngân hàng Mizuho, ​​cho biết: “Đó là một tin tốt với chúng tôi khi Fed đã hoàn tất việc thắt chặt mà không cần cân nhắc về mức lãi suất có thể gây ra một số hiệu ứng tái đầu tư khi chúng tôi tham gia”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc, thách thức mục tiêu của ECB và đà phục hồi kinh tế
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc, thách thức mục tiêu của ECB và đà phục hồi kinh tế

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc trong tháng 4, lần đầu tiên kể từ tháng 12, đặt ra thách thức cho mục tiêu lạm phát 2% của ECB. Theo đó, lạm phát tại Đức đã tăng 2.4%, vượt qua dự báo 2.3% của các nhà kinh tế. Năng lượng là yếu tố chính thúc đẩy cho đà tăng này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ