Các đồng tiền thị trường mới nổi vực dậy nhờ sự suy yếu của USD

Các đồng tiền thị trường mới nổi vực dậy nhờ sự suy yếu của USD

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

14:24 21/11/2023

Một năm đầy biến động với tài sản ở các nước đang phát triển sắp kết thúc. Chỉ số chính của các đồng tiền thị trường mới nổi đã đạt hiệu suất tốt nhất kể từ năm 2017 khi đợt phục hồi đã thúc đẩy các nhà đầu tư chốt lãi suất cao hơn.

Chỉ số tiền tệ MSCI EM tăng 0.4% lên 1,718.01 vào thứ Ba, nâng mức tăng trong năm lên 3.44% sau đợt phục hồi kể từ đầu tháng 10 trong bối cảnh dữ liệu lạm phát của Mỹ cải thiện dấy lên kỳ vọng về việc Fed chấm dứt tăng lãi suất và thậm chí có thể cắt giảm lãi suất vào tháng 6.

Eugenia Victorino, trưởng bộ phận chiến lược châu Á tại Skandinaviska Enskilda Banken AB, cho biết: “Triển vọng thị trường mới nổi phục hồi là có, nhưng cũng có thể khiến một số chốt lời, gây ra biến động trong thời gian tới. Không phải nó không đi đúng hướng, chỉ là tốc độ phục hồi quá nhanh”.

Sự phục hồi của các đồng tiền mới nổi diễn ra trong một năm khi các trader thường xuyên mất cảnh giác trước kỳ vọng quá lớn vào Trung Quốc, Fed xoay trục và lạm phát trong nước. Dữ liệu tháng 10 cho thấy lạm phát CPI của Mỹ giảm mạnh, khiến thị trường toàn cầu tin rằng kỷ nguyên thắt chặt tiền tệ cuối cùng đã kết thúc.

Điều đó khiến USD hướng tới pha giảm mạnh nhất trong một năm, củng cố nhu cầu đầu tư vào các thị trường mới nổi.

Phần lớn đà tăng trong năm đến từ Mỹ Latinh và Đông Âu, nơi các ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất mạnh mẽ nhất trong ba năm qua.

Đồng tiền của Ba Lan và Hungary vô cùng khởi sắc kể từ đầu tháng 10. Các cuộc bầu cử đã đưa liên minh ủng hộ EU và câ bằng tài chính trở lại nắm quyền ở Warsaw, hỗ trợ đồng zloty, đồng thời lạm phát hạ nhiệt và ngân hàng trung ương hawkish đã hỗ trợ đồng forint.

Bên cạnh hai đồng tiền này, các đồng tiền Mỹ Latinh đang là tâm điểm của carry trade. Đồng peso của Colombia và Mexico cũng như đồng real của Brazil đều mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận ít nhất 15%, trong khi đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ và đồng ringgit của Malaysia giảm nhiều nhất.

Các chiến lược gia của Goldman Sachs kỳ vọng thị trường mới nổi sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận carry trade hấp dẫn vào năm 2024. Một nửa trong số 10% lợi nhuận kỳ vọng từ trái phiếu chính phủ trong năm tới sẽ đến từ chênh lệch lợi suất.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?

Giới trader FX toàn cầu đang trong tâm thế "ngồi trên thảm lửa" theo dõi những động thái của Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng Yên. Kỳ nghỉ lễ dài sắp tới tại London và Tokyo càng khiến họ không dám sơ suất, bởi đây có thể là thời điểm chính quyền Nhật Bản tận dụng để can thiệp thị trường, vực dậy đồng Yên đang "mong manh" của mình.
"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản

Dữ liệu mới nhất về các tài khoản của Fed hé lộ hai manh mối tiềm tàng về cách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể đã sử dụng để hỗ trợ đồng Yên đang suy yếu trong tuần qua bằng các hoạt động can thiệp ngoại hối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ