Bản tin hàng hóa ngày 19/01: Căng thẳng địa chính trị leo thang đẩy giá dầu tăng vọt

Bản tin hàng hóa ngày 19/01: Căng thẳng địa chính trị leo thang đẩy giá dầu tăng vọt

14:19 19/01/2022

Nga gia tăng sản lượng dầu thấp hơn mức hạn ngạch gia tăng được cấp từ OPEC+. Giá dầu thô tăng hỗ trợ cho đà tăng giá đường.

Căng thẳng địa chính trị leo thang đẩy giá dầu tăng vọt
Căng thẳng địa chính trị leo thang đẩy giá dầu tăng vọt

Trong ngày 18/01 hàng hóa có một phiên giao dịch tăng mạnh dẫn đầu tăng là lúa mì và các nhóm khác ngoại trừ đậu tương. Theo dữ liệu từ Conab, việc thiếu mưa kéo dài khiến cho sản lượng đậu tương và ngô của Brazil mùa hè sụt giảm, giá của hai mặt hàng được hỗ trợ tăng. Nhập khẩu lúa mì của Trung Quốc trong năm 2021 đã đạt mức kỉ lục 9.77 triệu tấn củng cố xu hướng nhu cầu từ quốc gia này tăng cao. Nga gia tăng sản lượng dầu thấp hơn mức hạn ngạch gia tăng được cấp từ OPEC+. Giá dầu thô tăng hỗ trợ cho đà tăng giá đường.

Một số tin tức chung đáng chú ý:

Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm qua cho biết họ đang giảm 10 điểm cơ bản đối với khoản vay trung hạn 1 năm (MLF) cho một số tổ chức tài chính. Đây là lần đầu tiên nước này cắt giảm lãi suất của khoản vay MLF kể từ tháng 04/2020. Việc cắt giảm lãi suất nhằm ổn định nền kinh tế Trung Quốc khi tốc độ tăng trưởng GDP quý 4 năm 2021 của quốc gia này chỉ đạt 4.0%, so với mức tăng 4.9% của quý trước đó và là mức thấp nhất kể từ quý 2 năm 2020.

Triển vọng phát triển kinh tế của Mỹ trong quý đầu tiên của năm 2022 cũng bị đe doạ với việc biến thể Omicron lây lan rộng trong khi người tiêu dùng phải vật lộn với lạm phát cao và các doanh nghiệp đối mặt với việc chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Wall Street Journal tháng này đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế xuống mức 3% trong quý đầu tiên, giảm 1.2% so với mức dự báo 4.2% hồi tháng 10.

1. NHÓM NĂNG LƯỢNG

Diễn biến giá dầu - Saigon Futures

Theo ghi nhận Bloomberg, Nga – quốc gia dẫn đầu các nước cung cấp dầu thô ngoài OPEC và thuộc OPEC+, sắp tới sẽ chỉ có đủ khả năng gia tăng 60,000 thùng/ngày mỗi tháng trong nửa đầu năm 2022, thấp hơn mức hạn ngạch gia tăng 100,000 thùng/ngày mỗi tháng được cấp từ OPEC+. Điều này xảy ra bởi Nga đã gần như chạm đến giới hạn về công suất của mình, khi liên tục gia tăng nguồn cung để bù lại cho các nước OPEC sản xuất dưới hạn ngạch do không đủ kinh phí đầu tư vào hạ tầng và khai thác như Nigeria, Angola,… kể từ tháng 7/2021.

Trong khi đó tại Trung Đông, bất ổn nổ ra cũng thúc đẩy cho đà tăng của giá dầu thô thế giới. Từ việc xung đột giữa UAE và nhóm tổ chức có quan hệ mật thiết với Iran là Houthi, thị trường lo ngại rằng Iran sẽ còn gây khó khăn trong việc đưa cuộc đàm phán Vienna đến thoả thuận tốt đẹp.

Việc cuộc đàm phán tại Vienna không mang lại kết quả như mong đợi cũng sẽ là yếu tố tích cực cho dầu thô kỳ hạn. Xét về yếu tố chính trị, Iran - một trong các quốc gia chủ lực của OPEC dường như sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc gia tăng nguồn cung ở thời điểm hiện tại, do các lệnh trừng phạt xuất khẩu dầu thô từ Mỹ chỉ cho phép Iran có thể xuất khẩu được khoảng 1.2-1.4 triệu thùng dầu thô/ngày, bao gồm cả thị trường xuất khẩu dầu thô qua chợ đen. Trong vài tháng qua, việc cuộc đàm phán thành công chính là điều được các nhà đầu tư dầu thô kỳ hạn với vị thế mở lo ngại, do nó có thể gỡ bỏ các lệnh trừng phạt cho dầu thô xuất khẩu mà Mỹ dành cho Iran, mang con số xuất khẩu dầu thô của Iran quay trở lại mức như thời kỳ 2017-2018, với trung bình 2.5 triệu thùng/ngày.

Đánh giá: Tích cực

2. ĐƯỜNG

Diễn biến giá đường

Theo Secex, Brazil đã xuất khẩu 194.42 nghìn tấn đường và mật trong tuần thứ 2 của tháng 1 với doanh thu lũy kế là 215.30 triệu USD. Trong cả tháng 1/2020, xuất khẩu sản phẩm đạt 2 triệu tấn và doanh thu 610.23 triệu USD. Xuất khẩu đường và mật rỉ từ Brazil đạt 60.35 nghìn tấn/ngày, thấp hơn 39% so với tháng 1 năm 2021 (100.14 nghìn tấn/ngày). Tuy nhiên, giá xuất hàng trong tháng này cao hơn 17%, với giá trị trung bình mỗi tấn là 356.70 USD/tấn.

Đánh giá: Tích cực

3. ĐẬU TƯƠNG

Diễn biến giá đậu tương - Saigon Futures

Giá đậu tương kỳ hạn chạm mốc thấp nhất trong 2 tuần qua, cùng lúc với tin tức Hiệp hội Xuất khẩu Ngũ cốc Brazil - ANEC gia tăng ước tính xuất khẩu đậu tương của nước này lên 4.3 triệu tấn trong tháng 1. So với cùng kỳ năm trước, con số xuất khẩu ghi nhận cao hơn đến 760%. Còn về số liệu thực tế ghi nhận, Brazil đã xuất khẩu khoảng 490,000 tấn đậu tương trong tuần thứ hai của tháng 1 trong khi tổng khối lượng giao dịch trong tháng 1 tính đến nay của nước này đã đạt 1.2 triệu tấn, theo dữ liệu từ Hải quan Brazil. Con số này thấp hơn 35% so với lượng xuất khẩu của tuần đầu tiên trong tháng 01/2022 nhưng lại gấp 10 lần tổng lượng đậu tương xuất khẩu của quốc gia này trong tháng 01/2021.

Theo dữ liệu từ Conab, việc thu hoạch đậu tương ở Brazil đã hoàn thành 1.7% tính đến ngày 15/01, với việc tổn thất sản lượng được báo cáo ở nhiều bang khác nhau. Cụ thể, đã có những thiệt hại trong mùa vụ ở Mato Grosso vì bệnh dịch và ở Mato Grosso do Sul, việc thiếu mưa kéo dài sẽ khiến cho sản lượng đậu tương sụt giảm.

Nhu cầu tiêu thụ đậu tương tại Mỹ vẫn đang ở mức cao, với sản lượng ép dầu tháng 12 ghi nhận trong báo cáo NOPA (tượng trưng cho 95% nhà máy nghiền tại Mỹ) tháng này là 186.43 triệu giạ, tương đương 5.073 triệu tấn. Đây là mức cao nhất theo ghi nhận của báo cáo NOPA từ trước đến nay.

Đánh giá: Tích cực

4. LÚA MÌ

Diễn biến giá lúa mì

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu lúa mì của quốc gia này trong năm 2021 đã đạt mức kỉ lục 9.77 triệu tấn, tăng 16.6% so với năm 2020. Tính riêng trong tháng 12/2021, nước này đã nhập khẩu 940,000 tấn lúa mì, tăng 6.9% so với cùng kì năm trước đó và tăng 25.3% so với con số của tháng 11. Xuất khẩu lúa mì Mỹ cũng ghi nhận các số liệu tích cực sau hai lần liên tiếp sụt giảm, theo báo cáo giao hàng từ USDA, ghi nhận giao hàng lúa mì Mỹ đạt 369 nghìn tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước vụ 2020/21 đến 30.4%, và cao hơn tuần trước đó đến 58%.

Tại Châu âu, giá lúa mì trên sàn giao dịch lớn nhất Châu Âu Euronext cho thấy sự xuất hiện tình trạng “backwardation”, với giá đóng cửa phiên ngày hôm qua cho hợp đồng kỳ hạn 03/2022 là 267.75 USD/tấn, kỳ hạn 05/2022 là 265.75 USD/tấn và kỳ hạn 09/2022 là 246.25 USD/tấn. Điều này thể hiện cho việc nhu cầu cho lúa mì Châu Âu cũng đang tăng cao đột biến.

Đánh giá: Tích cực

5. NGÔ

Diễn biến giá ngô

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu lúa mì của quốc gia này trong năm 2021 đã đạt mức kỉ lục 9.77 triệu tấn, tăng 16.6% so với năm 2020. Tính riêng trong tháng 12/2021, nước này đã nhập khẩu 940,000 tấn lúa mì, tăng 6.9% so với cùng kì năm trước đó và tăng 25.3% so với con số của tháng 11. Xuất khẩu lúa mì Mỹ cũng ghi nhận các số liệu tích cực sau hai lần liên tiếp sụt giảm, theo báo cáo giao hàng từ USDA, ghi nhận giao hàng lúa mì Mỹ đạt 369 nghìn tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước vụ 2020/21 đến 30.4%, và cao hơn tuần trước đó đến 58%.

Tại Châu âu, giá lúa mì trên sàn giao dịch lớn nhất Châu Âu Euronext cho thấy sự xuất hiện tình trạng “backwardation”, với giá đóng cửa phiên ngày hôm qua cho hợp đồng kỳ hạn 03/2022 là 267.75 USD/tấn, kỳ hạn 05/2022 là 265.75 USD/tấn và kỳ hạn 09/2022 là 246.25 USD/tấn. Điều này thể hiện cho việc nhu cầu cho lúa mì Châu Âu cũng đang tăng cao đột biến.

Đánh giá: Tích cực


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ