Dự báo tiền tệ

  • Home
  • Tin tức
    • Chỉ số
    • Hàng hoá
    • Ngoại tệ
  • Nhận định
    • Bình luận thị trường
    • Góc nhìn chuyên sâu
    • Quan điểm Global Interbank Traders
    • Chuyên gia Quốc tế
  • Phân tích kỹ thuật
    • Chuyên gia Dubaotiente
  • Chuyện bên lề
    • Cơ hội việc làm
  • Kiến thức - Đào tạo
    • Khái niệm (Glossary)
    • Kiến thức giao dịch FX căn bản
    • Phân tích Cơ bản
    • Phân tích Kỹ thuật
    • Từng loại tài sản và yếu tố tác động
    • Hệ thống giao dịch
    • Kiến thức Nâng cao
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Phân tích liên thị trường
    • Tâm lý thị trường (Market Sentiment)
    • Tâm lý giao dịch
    • Khóa học - Tài Liệu
    • Kiến thức Tiền điện tử
  • Tài sản
    • Tiền điện tử
    • Vàng
    • Bitcoin
    • USD (DXY)
    • EUR
    • GBP
    • AUD - NZD
    • CAD
    • JPY
    • Các ngoại tệ khác
    • CHF
  • GMT+7 03:22:50

Tiêu điểm thị trường

Cập nhật thị trường phiên Á: Tổng thống Donald Trump công bố lệnh ngừng bắn Iran - Israel

Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thứ Hai đã tuyên bố một lệnh ngừng bắn “hoàn toàn và triệt để” giữa Israel và Iran sẽ có hiệu lực, chấm dứt cuộc xung đột mà ông gọi là “CUỘC CHIẾN 12 NGÀY.”

“Với giả định mọi thứ diễn ra như kế hoạch, và điều đó sẽ xảy ra, tôi xin chúc mừng cả hai quốc gia, Israel và Iran, vì đã có sức bền, lòng dũng cảm và trí tuệ để chấm dứt cái được gọi là ‘CUỘC CHIẾN 12 NGÀY’,” ông Trump viết trên Truth Social.

Tuyên bố được đưa ra sau khi phiên giao dịch tại Mỹ đóng cửa. Giá dầu thô Mỹ giảm, trong khi hợp đồng tương lai e-mini S&P 500 tăng khi giao dịch được nối lại.

Lệnh ngừng bắn dự kiến bắt đầu vào lúc 11:00 giờ Việt Nam, nhưng Ngoại trưởng Iran nhấn mạnh rằng Tehran chỉ công nhận việc ngừng giao tranh vào lúc 7:30 giờ Việt Nam.

Trong những giờ trước 7:30 giờ Việt Nam, Israel đã tấn công mạnh mẽ, nhắm vào các cơ sở của chính quyền sâu trong lãnh thổ Iran, bao gồm các cuộc không kích dữ dội tại Tehran. Các báo cáo cho biết “hàng chục quả bom phá boong-ke” đã được sử dụng tại khu vực Chitgar, và một quan chức cấp cao có thể đã bị nhắm mục tiêu.

Đúng 7:30 giờ Việt Nam, các cuộc tấn công của Israel dường như đã dừng lại, và một khoảng lặng ngắn ngủi xuất hiện. Ngoại trưởng Iran xác nhận các hành động thù địch của Iran đã chấm dứt. Tuy nhiên, khoảng lặng này chỉ kéo dài hơn một giờ - Iran sau đó phóng tên lửa vào miền nam, miền trung và miền bắc Israel. Theo mốc thời gian của chính mình, Iran đã phá vỡ lệnh ngừng bắn.

Liệu lệnh ngừng bắn ban đầu vào 11:00 giờ Việt Nam có còn được duy trì? Đây là Trung Đông - đừng quá kỳ vọng.

Tính đến thời điểm viết bài, đồng đô la Mỹ vẫn giữ mức giảm trước đó bất chấp các hành động thù địch tái diễn. Giá dầu cũng duy trì ở mức thấp.

Các tin tức khác đáng chú ý:

  • Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akazawa được cho là sẽ đến Mỹ sớm nhất vào ngày 26 tháng 6 để tham gia vòng đàm phán thuế quan thứ bảy — cuộc đàm phán cấp bộ trưởng đầu tiên kể từ hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản - Mỹ tại Canada vào ngày 16 tháng 6.
  • Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã đặt tỷ giá trung tâm USD/CNY ở mức mạnh nhất (cho CNY, tức thấp nhất cho USD/CNY) kể từ ngày 8 tháng 11 năm 2024.

Chỉ số USD (DXY), biểu đồ theo giờ:

1 tuần trước forexlive

Tóm tắt phát biểu của các Thống đốc NHTW tại Diễn đàn ECB tổ chức ở Sintra, Bồ Đào Nha

ECB Forum on Central Banking - Tuesday 2 July

Chủ tịch ECB – Christine Lagarde:

  • Khu vực eurozone đã đạt được mục tiêu lạm phát 2%, nhưng vẫn cần duy trì sự cảnh giác.
  • ECB sẽ tiếp tục dựa vào dữ liệu để ra quyết định, từng cuộc họp một, không cam kết trước một lộ trình lãi suất cụ thể nào.
  • Về mặt toàn cầu, bà cảnh báo rằng bất kỳ sự thay đổi lớn nào trong vai trò của đồng USD cũng sẽ mất rất nhiều thời gian.
  • Bà cũng bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc sự thật đang bị xói mòn trong thời đại số, đặc biệt do AI và thông tin bị thao túng, đe dọa đến tính minh bạch của dữ liệu.

Chủ tịch Fed – Jerome Powell:

  • Kinh tế Mỹ đang ở trạng thái tốt, và ngoại trừ ảnh hưởng từ thuế quan, lạm phát đang ở mức thuận lợi.
  • Dự báo lạm phát sẽ tăng cao hơn vào mùa hè do tác động của thuế, và nếu không vì rủi ro này, Fed có thể đã cắt giảm lãi suất.
  • Ông nhấn mạnh Fed vẫn hành động theo từng cuộc họp và dựa trên dữ liệu thực tế. Không loại trừ khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 7.
  • Về tài khóa, ông thừa nhận đường đi của nợ công Mỹ là không bền vững và cần được xử lý.
  • Khi được hỏi về tương lai tại Fed, Powell từ chối trả lời, chỉ khuyên người kế nhiệm nên tránh xa chính trị.

Thống đốc BoK – Rhee Chang-yong:

  • Nhấn mạnh rằng tác động của thuế quan dự kiến sẽ mang tính giảm phát.

Thống đốc BoE – Andrew Bailey:

  • Áp lực lạm phát vẫn tồn tại, và BoE đang theo dõi sát sao khả năng xuất hiện hiệu ứng vòng hai
  • Nhận thấy một số dấu hiệu suy yếu trong nền kinh tế và thị trường lao động.
  • Tin rằng hướng đi chung của lãi suất vẫn là giảm, nhưng chính sách vẫn còn mang tính hạn chế và sẽ dần chuyển sang mức trung tính.
  • Ông nhấn mạnh rằng khái niệm "tính hạn chế của chính sách" là then chốt trong cách tiếp cận của BoE, và khuyên người kế nhiệm nên duy trì sự khiêm tốn.

Thống đốc BoJ – Kazuo Ueda:

  • Dù lạm phát tiêu đề đã trên 2% gần 3 năm, lạm phát cơ bản vẫn dưới mục tiêu.
  • Bất kỳ đợt tăng lãi suất nào sắp tới sẽ phụ thuộc vào toàn bộ động lực lạm phát, bao gồm tăng trưởng tiền lương và kỳ vọng giá cả.
  • Nhật Bản hiện vẫn đang duy trì lãi suất dưới mức trung tính, và ông không bình luận về các đàm phán thương mại.

Diễn biến thị trường Mỹ:

  • USD tăng giá, nhiều khả năng do dữ liệu kinh tế Mỹ tích cực.
  • Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 3.3 điểm cơ bản, đạt 4.259%.
  • Chứng khoán Mỹ giảm, do kỳ vọng cắt giảm lãi suất sớm bị suy yếu:
    • NASDAQ giảm -0.77%
    • S&P 500 giảm -0.24%
    • Dow Jones tăng +0.57%
5 giờ trước Forexlive

Chỉ số PMI sản xuất từ ISM của Mỹ tháng 6 cao hơn kỳ trước

  • Chỉ số PMI sản xuất: 49.0 (cao hơn dự báo 48.8), kỳ trước: 48.5
  • Giá đầu vào: 69.7 (cao hơn dự báo 69.0), kỳ trước: 69.4
  • Việc làm: 45.0 (thấp hơn dự báo 47.0)
  • Đơn hàng mới: 46.4 (thấp hơn kỳ trước 47.6)

5 giờ trước Forexlive

PMI sản xuất Mỹ tháng 6 tăng so với kỳ trước

  • PMI sản xuất Mỹ tháng 6: 52.9, trước đó: 52.0, sơ bộ: 52.0
  • Sản lượng tăng mạnh nhờ đơn hàng mới tiếp tục mở rộng
  • Thuế quan đẩy chi phí đầu vào và giá bán tăng cao
  • Niềm tin kinh doanh cải thiện, tuyển dụng tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2022

Bình luận từ Chris Williamson – Chuyên gia Kinh tế tại S&P Global: "Tháng 6 ghi nhận sự quay trở lại tăng trưởng đáng hoan nghênh trong sản xuất sau ba tháng suy giảm. Đơn hàng tăng cả trong nước lẫn từ thị trường xuất khẩu đã thúc đẩy khối lượng công việc, kéo theo tuyển dụng tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 9/2022."

"Tuy nhiên, một phần của sự cải thiện này đến từ hoạt động tích trữ hàng tồn kho, khi nhà máy và khách hàng trong ngành bán lẻ/ bán buôn tìm cách bảo vệ mình trước rủi ro giá tăng do thuế và gián đoạn nguồn cung. Điều này đồng nghĩa tăng trưởng có thể chậm lại trong nửa cuối năm."

"Áp lực giá đã bắt đầu rõ rệt, khi các nhà máy báo cáo chi phí đầu vào tăng mạnh do thuế quan, và họ chuyển phần lớn gánh nặng này cho khách hàng. Câu hỏi lớn là liệu đây chỉ là một cú sốc giá ngắn hạn, hay báo hiệu lạm phát dai dẳng quay trở lại."

"Điểm tích cực là niềm tin kinh doanh tiếp tục phục hồi từ mức thấp hồi tháng 4. Dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn thận trọng, chờ đợi các diễn biến đàm phán thương mại khi hạn chót cho các mức thuế tạm hoãn đang đến gần."

6 giờ trước Forexlive

Tổng hợp phát biểu của các lãnh đạo các NHTW

Chủ tịch ECB – Christine Lagarde:

  • Chúng tôi đã đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
  • Tuy nhiên, cần tiếp tục cảnh giác với rủi ro lạm phát.
  • ECB đang ở vị thế tốt để duy trì ổn định giá cả và chính sách tiền tệ

Chủ tịch Fed – Jerome Powell:

  • Nền kinh tế Mỹ đang ở trạng thái ổn định.
  • Nếu bỏ qua tác động từ thuế quan, thì lạm phát hiện tại ở mức chấp nhận được.
  • Dự kiến lạm phát sẽ cao hơn vào mùa hè, nhưng Fed đang theo dõi và học hỏi từ các dữ liệu mới.
  • Nếu không vì rủi ro từ thuế, Fed có lẽ đã cắt giảm lãi suất.
  • Với nền kinh tế đang vững, việc chờ xem tác động của thuế quan là điều thận trọng cần làm.

Thống đốc BoK – Rhee Chang-yong:

  • Chúng tôi cho rằng các chính sách thuế quan có xu hướng gây giảm phát.

Thống đốc BoE – Andrew Bailey:

  • Bất kỳ sự gia tăng nào của lạm phát vẫn là một sự gia tăng.
  • Câu hỏi là liệu có xuất hiện “hiệu ứng vòng hai” từ đợt tăng lạm phát này không.
  • Tôi đang thấy một số dấu hiệu suy yếu trong nền kinh tế và thị trường lao động.
  • Xu hướng của lãi suất vẫn là đi xuống.
  • Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động về giá cả từ các mức thuế mới.
  • Có thể sẽ xuất hiện nhu cầu yếu hơn và ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Thống đốc BOJ – Kazuo Ueda:

  • Lạm phát đã vượt mức 2% trong gần 3 năm, nhưng lạm phát cơ bản vẫn dưới 2%.
  • Các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra, và ông không muốn can thiệp hoặc bình luận sâu về vấn đề đó.
  • Việc tăng lãi suất trong tương lai sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố trong động lực lạm phát.

Stubborn inflation prompts Europe's central banks to diverge from Fed

6 giờ trước Forexlive

Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng lạc quan về thỏa thuận thương mại với EU

Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng, Stephen Miran, phát biểu trên CNBC rằng ông lạc quan về một thỏa thuận thương mại với EU, và cho biết đây là “giai đoạn then chốt” của quá trình đàm phán.

Ông cũng hoàn toàn bác bỏ các dự báo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ về việc thâm hụt ngân sách Mỹ sẽ gia tăng, với lập luận rằng thu ngân sách từ thuế quan đang tăng, và nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Trump's CEA chair pick Miran says deregulation will lower prices

7 giờ trước Forexlive

Quan chức ECB Muller: Việc giữ nguyên lãi suất của ECB trong một thời gian là hợp lý

  • Việc giữ nguyên lãi suất của ECB trong một thời gian là hợp lý.
  • Không cần thiết phải thay đổi lãi suất trong tháng 7, và hiện cũng chưa có cơ sở rõ ràng nào cho thấy lãi suất nên giảm nhiều hơn trong tương lai.
  • Đồng euro đang tăng giá nhanh, nhưng hiện tại điều đó chưa gây lo ngại.

Dù không có điều gì mới từ ông Muller, nhưng ông có vẻ không ủng hộ việc hạ lãi suất thêm nữa.

7 giờ trước Forexlive

Cuộc khẩu chiến giữa Trump và Musk đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết

Trump lại tiếp tục "chọc giận" Elon, nói rằng ông có thể sẽ phải "Doge Elon" khi được hỏi liệu có nên trục xuất Elon hay không.

Trump nói rằng Elon Musk vốn đã biết từ lâu rằng Trump phản đối chính sách bắt buộc chuyển sang xe điện. Ông cho rằng quy định này là vô lý và từ đầu đã không ủng hộ nó trong chiến dịch tranh cử, nhấn mạnh rằng xe điện có thể tốt, nhưng không nên ép mọi người phải dùng. Trump cũng cáo buộc Elon Musk nhận được nhiều tiền trợ cấp của chính phủ hơn bất kỳ ai trong lịch sử. Theo ông, nếu không có các khoản hỗ trợ này, Musk sẽ không thể tiếp tục vận hành công ty và có lẽ sẽ phải quay lại Nam Phi. Khi đó, sẽ không còn chuyện phóng tên lửa, sản xuất vệ tinh hay xe điện nữa — và nước Mỹ sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền. Cuối cùng, ông châm biếm rằng có lẽ nên để Dogecoin (DOGE) “xem xét kỹ” việc này — ngụ ý Elon đang sống nhờ trợ cấp.

7 giờ trước Forexlive

Các cuộc đàm phán về Gaza có khả năng sẽ sớm đạt được thỏa thuận

Sky News Arabia cho biết: Có khả năng đạt được thỏa thuận trong thời gian sớm.

Tổng thống Trump tiếp lời với tuyên bố rằng ông kỳ vọng sẽ có một lệnh ngừng bắn tại Gaza vào khoảng tuần tới, và muốn đưa các con tin trở về.

Thủ tướng Netanyahu dự kiến sẽ gặp Tổng thống Trump và các quan chức vào một thời điểm nào đó trong tuần tới.

Thủ tướng Israel gặp Tổng thống Trump, phó thủ lĩnh Hamas đến Nga - Tuổi  Trẻ Online

7 giờ trước Forexlive

Trump: Musk tức giận vì đã mất chính sách ưu đãi xe điện, nhưng ông ấy có thể sẽ mất nhiều hơn thế nữa

  • Musk đang khó chịu vì đã mất đặc quyền về xe điện, nhưng “ông ấy có thể sẽ mất nhiều hơn thế nữa”.
  • Khi được hỏi về việc trục xuất Musk, Trump nói: “phải xem xét chuyện đó”.

Cổ phiếu TSLA đang gặp khó khăn khi đã giảm hơn 15% so với mức đỉnh hồi tuần trước. Riêng hôm nay, trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa (pre-market), cổ phiếu này giảm hơn 5%.

Gần đây, Musk lại bắt đầu đăng bài chỉ trích dự luật thuế của Trump, và điều đó có thể đã gây áp lực lên cổ phiếu, khi các nhà đầu tư trở nên lo lắng hơn. Bình luận về việc trục xuất rõ ràng mang tính mỉa mai, điều đó sẽ không xảy ra, nhưng nó cho thấy căng thẳng giữa hai người vẫn đang rất cao.

Donald Trump Threatens To Slash Tesla Subsidies, Elon Musk Tell Him To "Cut  It All"

7 giờ trước Forexlive

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Bessent: Dự luật "tuyệt đẹp" sẽ được bỏ phiếu vào hôm nay

Chúng tôi đang tiến gần tới một cuộc bỏ phiếu trong hôm nay về dự luật "tuyệt đẹp" này. Đây là một thỏa thuận dành cho người lao động. Chúng tôi muốn tiến hành theo trình tự: thông qua dự luật trong tuần này, bàn về các hiệp định thương mại vào tuần sau. Chúng tôi đang rất gần đạt được thỏa thuận với Ấn Độ.

Chúng tôi có thể thặng dư ngân sách nhờ dự luật này. Tôi không đồng tình với Elon Musk về vấn đề thâm hụt ngân sách – tôi rất ngưỡng mộ ông ấy về tên lửa, còn tài chính thì cứ để tôi lo.

Các hiệp định thương mại sẽ là chủ đề của tuần sau. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ nhận được sự chấp thuận của Thượng viện trong chiều nay. Tổng thống Trump muốn dự luật được thông qua trước thời hạn tự đặt ra là ngày 4/7. Mặc dù có nhiều lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan đối với tăng trưởng, chính sách tài khóa mở rộng cùng với nới lỏng tiền tệ đang giúp bù đắp phần nào ảnh hưởng đó.

8 giờ trước forexlive

Giá vàng tiếp tục hướng đến mốc 3,350 USD/oz

9 giờ trước DBTT

Quan chức SNB Zanetti: Có thể hạ lãi suất xuống mức âm

Attilio Zanetti – Die Volkswirtschaft

Zanetti, thành viên của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB), cho biết lãi suất âm vẫn là một lựa chọn trong chính sách tiền tệ hiện tại, đồng thời khẳng định ngân hàng trung ương có đầy đủ công cụ cần thiết để can thiệp, ngay cả khi lãi suất đang ở mức 0.

Tuy nhiên, giới quan sát tỏ ra hoài nghi bởi dù SNB đã nhiều lần nhắc đến khả năng áp dụng lãi suất âm và can thiệp vào thị trường ngoại hối, nhưng vẫn chưa có hành động rõ ràng nào được thực hiện. Trong khi đó, đồng Franc Thụy Sĩ tiếp tục duy trì sức mạnh đáng kể, gây áp lực lên hoạt động xuất khẩu và làm gia tăng nguy cơ giảm phát trong nền kinh tế.

9 giờ trước forexlive

Quan chức ECB Kasaks: ECB có thể tiếp tục hạ lãi suất, nhưng nếu có thì chỉ ở mức nhẹ

ECB’s Kazaks says risk of not doing enough to tackle inflation is higher  than doing too much

Ông Kazaks, thành viên của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho biết nếu có thêm đợt cắt giảm lãi suất thì mức giảm cũng sẽ khá nhỏ.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng việc đồng euro tăng giá hơn 10% kết hợp với mức thuế nhập khẩu 10% có thể đủ lớn để gây tổn hại đáng kể cho xuất khẩu của khu vực.

Trong bối cảnh này, các thành viên ECB ngày càng thể hiện rõ sự lo ngại về đà tăng của đồng euro.

Nếu xu hướng này tiếp tục, ECB có thể buộc phải cắt giảm lãi suất mạnh hơn so với dự kiến ban đầu nhằm kiểm soát tỷ giá và hỗ trợ hoạt động kinh tế, dù quyết định cuối cùng nhiều khả năng sẽ còn phụ thuộc vào tình hình lạm phát tại Mỹ và động thái chính sách của Fed.

9 giờ trước forexlive

Giá Bitcoin sắp bứt phá hay lao dốc? Đừng bỏ qua vùng hỗ trợ này

Hợp đồng tương lai Bitcoin (BTC) đang hình thành mô hình kỹ thuật gọi là “megaphone” – hay mô hình cái loa – trên biểu đồ 1 giờ, phản ánh tâm lý bất ổn và biến động ngày càng gia tăng của thị trường, khi giá liên tục tạo các đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn.

Mô hình này mang ý nghĩa nhất định bởi chính hành vi đồng thuận của nhiều nhà giao dịch khiến nó trở nên hiệu quả. Hiện tại, giá đang tiến sát một vùng hỗ trợ quan trọng trong khoảng 106,250 – 106,750 USD – khu vực được giới phân tích chuyên nghiệp theo dõi chặt chẽ.

Nếu vùng này giữ được, nó có thể đánh dấu một đợt phục hồi; nhưng nếu bị phá vỡ, xu hướng giảm sẽ càng rõ nét.

Dự báo ban đầu cho thấy khả năng vùng hỗ trợ này giữ vững đang nhỉnh hơn 50%, nhưng xác suất này sẽ thay đổi tùy theo dữ liệu cập nhật. Nhà đầu tư nên coi đây là tín hiệu sớm và chuẩn bị sẵn sàng cho những diễn biến quyết định sắp tới.

10 giờ trước forexlive

Chỉ số CPI sơ bộ khu vực Eurozone tháng 6 tăng đúng như kỳ vọng

Eurozone CPI rises to 2% year-on-year in June (EUR:USD:null) | Seeking Alpha

Lạm phát khu vực Eurozone trong tháng 6 tăng đúng như kỳ vọng, với chỉ số CPI sơ bộ đạt mức 2.0% so với cùng kỳ năm trước, nhỉnh hơn mức 1.9% của tháng trước.

Trong khi đó, lạm phát cơ bản – thước đo loại trừ các yếu tố biến động như năng lượng và thực phẩm – giữ nguyên ở mức 2.4%, phù hợp với dự báo và không đổi so với tháng 5.

Dữ liệu này cho thấy áp lực giá cả tiếp tục ổn định và không có tín hiệu bất ngờ nào đủ sức làm thay đổi quan điểm hiện tại của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), vốn được cho là sẽ duy trì chính sách tiền tệ không đổi trong suốt mùa hè.

10 giờ trước forexlive

Quan chức ECB Vujcic: Có khả năng xuất hiện các cú sốc lạm phát mới

Thành viên Hội đồng Thống đốc ECB, ông Boris Vujcic, cảnh báo rằng khu vực đồng euro đang đối mặt với nguy cơ xuất hiện các cú sốc lạm phát mới. Ông cho biết chi tiêu quốc phòng gia tăng cũng có thể góp phần tạo thêm áp lực lạm phát trong thời gian tới.

Phát biểu của ông cho thấy quan điểm nghiêng về hawkish. Trong khi đó, dữ liệu kinh tế từ Đức vẫn tích cực, cho thấy hoạt động kinh tế có thể cải thiện và kỳ vọng thị trường đang ở mức cao. Lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn cũng đã tăng ổn định kể từ sau lần cắt giảm lãi suất gần đây của ECB — điều này cho thấy thị trường không quá lo ngại về việc lạm phát giảm xuống dưới mục tiêu 2%.

11 giờ trước Forexlive

Quan chức BoJ Masu: Lạm phát cơ bản vẫn chưa đạt mục tiêu 2%, cần theo dõi thêm

Thành viên Ban điều hành Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), ông Masu, cho biết ông không phản đối quan điểm rằng lạm phát cơ bản hiện vẫn chưa đạt mức mục tiêu 2%. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải theo dõi sát diễn biến giá cả, đặc biệt sau đợt tăng giá gần đây của mặt hàng gạo, và muốn lắng nghe đánh giá từ đội ngũ chuyên gia của BoJ cũng như xem xét thêm dữ liệu trước khi đưa ra bất kỳ điều chỉnh chính sách nào.

Ông Masu cũng lưu ý rằng cần quan sát kỹ tiến trình đàm phán thương mại giữa chính phủ Nhật Bản và Mỹ, do ô tô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nhật sang Mỹ. Theo ông, chưa nên đưa ra kết luận trước về tác động đối với kinh tế Nhật Bản cho đến khi các cuộc đàm phán được làm rõ.

Những phát biểu trên cho thấy ông Masu nghiêng về quan điểm trung lập hoặc ôn hòa, và nhấn mạnh rằng các yếu tố thương mại đang khiến BoJ tiếp tục duy trì thái độ thận trọng trong việc thay đổi chính sách tiền tệ.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (Bank Of Japan - BoJ) là gì?

12 giờ trước Forexlive

Thị trường lao động Đức chững lại, thất nghiệp tiệm cận mốc 3 triệu

Số người có việc làm tại Đức trong tháng 6 tăng thêm 11,000, thấp hơn mức dự báo 15,000 và giảm mạnh so với con số 34.000 của tháng trước. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp vẫn giữ ổn định ở mức 6.3%, thấp hơn một chút so với mức dự báo 6.4%.

Tổng số người thất nghiệp tại Đức hiện vào khoảng 2.97 triệu người (sau điều chỉnh theo mùa), đang tiến gần mốc 3 triệu – điều chưa từng xảy ra trong gần một thập kỷ qua.

Nước Đức có bao nhiêu bang, những đặc điểm thú vị của Đức

 

12 giờ trước Forexlive

Thống đốc BoE Bailey: Cần theo dõi sát rủi ro lạm phát kéo dài

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Andrew Bailey, cho biết BoE vẫn phải theo dõi rất chặt chẽ các hệ quả của lạm phát, dù thị trường lao động đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Ông nhấn mạnh lộ trình lãi suất sẽ tiếp tục xu hướng giảm dần theo thời gian.

Bailey cho rằng để cải thiện năng suất, cần có một sự thay đổi lớn, trong đó làn sóng công nghệ mới tiếp theo có thể đóng vai trò quan trọng. Ông cũng đề cập đến việc đường cong lợi suất trái phiếu dài hạn của Anh đang dốc hơn, nhưng cho rằng điều này không phải là bất thường và không xuất phát từ chương trình thắt chặt định lượng (QT).

Theo ông, việc đường cong lợi suất dốc hơn một phần là do phản ứng trước sự bất ổn toàn cầu ngày càng gia tăng. Bailey cũng không cho rằng nhà đầu tư lo ngại về khả năng chi trả nợ của Anh, nhưng ông lưu ý rằng các doanh nghiệp đang trì hoãn kế hoạch đầu tư do môi trường kinh tế thiếu chắc chắn.

Nhìn chung, không có điểm mới trong phát biểu lần này của Bailey, khi ông tiếp tục nhấn mạnh lập trường nới lỏng chính sách một cách từ tốn, đồng thời cảnh giác với rủi ro lạm phát kéo dài.

BoE's Andrew Bailey: Pick-up in inflation makes outlook uncertain

12 giờ trước Forexlive

Diễn biến chỉ số chứng khoán châu Âu mở cửa đầu phiên ngày 1/7

Chỉ số chứng khoán châu Âu mở cửa ít biến động trong phiên đầu tuần:

  • Eurostoxx: +0.1%
  • DAX (Đức): +0.2%
  • CAC 40 (Pháp): +0.1%
  • FTSE 100 (Anh): +0.3%
  • IBEX (Tây Ban Nha): +0.2%
  • FTSE MIB (Ý): -0.2%

Sau phiên giao dịch cuối tháng và cuối quý hôm qua, thị trường hôm nay mở đầu một cách thận trọng. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng khá trầm lắng, với S&P 500 futures giảm 0.1%.

Thị trường hiện đang chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ (NFP) sẽ công bố vào thứ Năm – một sự kiện quan trọng có thể định hướng tâm lý nhà đầu tư khi bước vào tháng mới.


Thị trường chứng khoán châu Âu "ngập" trong sắc đỏ

12 giờ trước Forexlive

Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos: Rủi ro lạm phát xuống dưới 2% là thấp, cắt giảm lãi suất thêm cũng không còn hiệu quả

Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos nhận định tăng trưởng kinh tế khu vực euro có thể gần như bằng 0 trong quý 2 và quý 3. Ông cho rằng tỷ giá EUR/USD quanh mức 1.17 là hoàn toàn chấp nhận được, thậm chí mức 1.20 cũng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu đồng euro mạnh hơn nữa, ECB có thể xem đó là một vấn đề "phức tạp".

Ông cũng nhấn mạnh rằng việc hạ lãi suất thêm sẽ không giúp cải thiện triển vọng kinh tế và cho rằng điều mà châu Âu cần lúc này là sự ổn định và chắc chắn trong chính sách.

Đáng chú ý, bình luận trực tiếp về tỷ giá là điều hiếm khi được các quan chức ngân hàng trung ương đề cập công khai, cho thấy ECB có thể đang đặt ra một giới hạn "mềm" về mức độ mạnh lên của đồng euro mà họ sẵn sàng chấp nhận.

Phó Chủ tịch ECB de Guindos: Kinh tế châu Âu đang đối mặt với nhiều bất định

13 giờ trước Forexlive

Quan chức ECB Lane: ECB phải sẵn sàng hành động nếu lạm phát chệch khỏi mục tiêu

Thành viên Hội đồng ECB, ông Giuseppe Dellamotta, cho biết ECB đang chuẩn bị cho một giai đoạn 5 năm đầy biến động, trong đó mức thuế 10% đã được đưa vào kịch bản cơ sở.

Ông nhấn mạnh ECB cần đặc biệt cảnh giác với nguy cơ lạm phát giảm dưới mục tiêu 2%, cho thấy ngân hàng trung ương sẵn sàng can thiệp nếu lạm phát yếu hơn kỳ vọng.

13 giờ trước Forexlive

Lịch kinh tế hôm nay có gì?

Trong phiên châu Âu hôm nay, tâm điểm sẽ là báo cáo CPI sơ bộ của Eurozone. Lạm phát toàn phần (CPI) dự kiến tăng lên 2.0% so với mức 1.9% trước đó, trong khi lạm phát lõi được kỳ vọng giữ nguyên ở 2.3%. Tuy nhiên, với việc ECB đang tạm dừng chính sách trong mùa hè để theo dõi thêm dữ liệu trước khi ra quyết định về đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo, các con số hôm nay khó có khả năng thay đổi đáng kể quan điểm của ngân hàng trung ương.

Một số dữ liệu cấp thấp khác như doanh số bán lẻ Thụy Sĩ và chỉ số PMI cuối kỳ cũng sẽ được công bố, nhưng không có nhiều ý nghĩa đối với kỳ vọng chính sách tiền tệ.

Sang phiên Mỹ, thị trường sẽ tập trung vào chỉ số PMI sản xuất ISM và báo cáo JOLTS về số lượng việc làm còn trống. ISM dự kiến đạt 48.8, tăng nhẹ từ mức 48.5 trước đó. Sau khi các chỉ số PMI của S&P Global vượt kỳ vọng, thị trường đang nghiêng về khả năng kết quả ISM sẽ tích cực, đặc biệt là ở thành phần "giá đã trả" – yếu tố quan trọng với lạm phát.

Báo cáo JOLTS, dù được theo dõi rộng rãi, chỉ phản ánh số liệu của tháng 5 và được xem là một chỉ báo trễ cho thị trường lao động. Với việc báo cáo việc làm (NFP) của tháng 6 sẽ được công bố vào thứ Năm, thị trường nhiều khả năng sẽ không phản ứng mạnh với số liệu hôm nay.

Cuối ngày, tâm điểm sẽ dồn về Diễn đàn ECB tại Sintra, nơi Chủ tịch Fed Jerome Powell, Chủ tịch ECB Christine Lagarde, Thống đốc BoE Andrew Bailey và Thống đốc BoJ Kazuo Ueda sẽ cùng tham gia phiên thảo luận. Dù đây là sự kiện lớn, nhưng giới đầu tư không kỳ vọng vào những phát biểu đột phá, bởi cả bốn lãnh đạo gần đây đều nhấn mạnh lập trường “phụ thuộc vào dữ liệu” và đã bày tỏ quan điểm rõ ràng.

Lịch kinh tế hôm nay có gì?

13 giờ trước Forexlive

Trump đáp trả Elon Musk khi căng thẳng giữa hai người tiếp tục leo thang

Tổng thống Donald Trump vừa lên tiếng chỉ trích Elon Musk, nói rằng “có lẽ DOGE nên xem xét kỹ Elon và các khoản trợ cấp mà công ty của ông ta đang nhận”.

Trump tuyên bố: “Elon Musk biết rất rõ — từ trước khi ông ấy công khai ủng hộ tôi làm Tổng thống — rằng tôi luôn phản đối mạnh mẽ quy định bắt buộc xe điện. Nó thật vô lý và luôn là điểm trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của tôi. Xe điện thì không sao, nhưng không ai nên bị ép buộc phải sở hữu nó cả. Elon có thể là người nhận trợ cấp nhiều nhất trong lịch sử — và nếu không có trợ cấp, có lẽ ông ấy đã phải đóng cửa công ty và trở về Nam Phi. Không còn phóng tên lửa, vệ tinh, hay sản xuất xe điện nữa, và nước Mỹ sẽ tiết kiệm được một khoản khổng lồ. Có lẽ DOGE nên thật sự xem xét nghiêm túc điều này? TIẾT KIỆM RẤT NHIỀU TIỀN!!!”

Tuyên bố này được đưa ra sau khi Elon Musk tiếp tục chỉ trích dự luật “tuyệt đẹp” của Trump và cảnh báo rằng ông sẽ tìm cách “hạ bệ bất kỳ nghị sĩ nào ủng hộ dự luật đó, kể cả nếu đó là việc cuối cùng tôi làm trên đời”.

Hiện tại, Trump đang phản công bằng cách nhắm vào hoạt động kinh doanh xe điện của Tesla, đồng thời ngầm cảnh báo Musk về vấn đề phụ thuộc vào trợ cấp chính phủ.

14 giờ trước Forexlive

Các quan chức Mỹ được cho là đang tìm kiếm các thỏa thuận thương mại tinh gọn hơn trước hạn chót ngày 9/7

Theo các nguồn tin, chính quyền của ông Trump đang từ bỏ mục tiêu đàm phán những thỏa thuận thương mại lớn và chuyển sang ưu tiên các thỏa thuận nhỏ, mang tính nguyên tắc với một số nước trước hạn chót ngày 9/7.

Trước đó, họ từng đặt mục tiêu đầy tham vọng là "90 thỏa thuận trong 90 ngày", nhưng cho đến nay mới chỉ đạt được một phần thỏa thuận với Anh, và ngay cả thỏa thuận này cũng đang gặp một số rắc rối.

Một trở ngại lớn hiện nay là Mỹ đang cân nhắc áp thuế mới theo ngành (ví dụ như đối với gỗ, đồng, dược phẩm, linh kiện hàng không, chip…). Điều này khiến các cuộc đàm phán với nhiều nước gặp khó khăn, dù hiện tại các mức thuế đang được nới lỏng tạm thời.

Nếu một nước đạt được thỏa thuận sớm với Mỹ, thì sẽ tránh được việc bị Mỹ đánh thuế trả đũa, nhưng dường như mức thuế sàn 10% hiện vẫn sẽ được áp dụng cho tất cả.

Trong thời gian tới, ông Trump được cho là muốn áp thêm thuế vào các ngành "nhạy cảm và chiến lược", và Bộ Thương mại Mỹ đã bắt đầu điều tra nhiều mặt hàng quan trọng. Những yếu tố này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình đàm phán và ký kết các thỏa thuận thương mại sau này.

15 giờ trước Forexlive

Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?

Hôm nay chỉ có một vài điểm đáng chú ý, được in đậm trong bảng dữ liệu.

Cụ thể là các hợp đồng quyền chọn EUR/USD đáo hạn ở mức 1.1750 và 1.1800. Những mức đáo hạn này có thể khiến giá biến động trong phiên hôm nay bị giới hạn, nhất là khi chưa có thêm tin tức hay yếu tố nào đủ mạnh để dẫn dắt thị trường.

Về kỹ thuật, xu hướng tăng của cặp EUR/USD vẫn đang chiếm ưu thế, tuy nhiên sau các hoạt động giao dịch chốt sổ cuối tháng, nhiều nhà đầu tư có thể sẽ đánh giá lại tình hình trong những ngày đầu tháng 7.

Một yếu tố đáng chú ý khác là báo cáo việc làm của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Năm, điều này có thể khiến thị trường thận trọng hơn trong thời gian tới.

Hiện tại, nếu không có gì thay đổi, tâm lý đối với đồng USD đang khá tiêu cực, như chúng ta có thể thấy trên biểu đồ. Vì vậy, sẽ cần theo dõi xem liệu phe bán USD có tiếp tục đẩy giá xuống thấp hơn không, nhất là trong bối cảnh nhà đầu tư vẫn đang theo dõi sát các chính sách thương mại của ông Trump.

15 giờ trước Forexlive

Cập nhật thị trường phiên châu Á - Thái Bình Dương: Chỉ số PMI sản xuất Caixin của Trung Quốc đã tăng vượt mốc 50

Đồng yên Nhật tăng giá, khiến tỷ giá USD/JPY giảm xuống khoảng 143.50, vì thị trường phản ứng tích cực với các dữ liệu kinh tế tốt hơn mong đợi từ Nhật Bản. Cụ thể là khảo sát Tankan của BoJ và PMI sản xuất cuối cùng tháng 6 đều cho thấy tín hiệu tích cực.

Khảo sát Tankan quý 2 mang đến một bức tranh tương đối lạc quan, dù không quá nổi bật. Niềm tin của các công ty sản xuất lớn đã cải thiện, cho thấy họ bắt đầu tin tưởng hơn vào triển vọng kinh doanh. Tuy nhiên, các công ty dịch vụ lớn lại kém lạc quan hơn, do chi phí sinh hoạt tăng làm ảnh hưởng đến sức mua của người dân. Cả ngành sản xuất và dịch vụ đều lo ngại rằng tình hình có thể xấu đi trong 3 tháng tới, nên nhìn chung sự lạc quan vẫn còn dè dặt.

Riêng về sản xuất, PMI sản xuất tháng 6 của Nhật đạt 50,1 điểm, vượt mốc 50 cho thấy ngành này đã bắt đầu tăng trưởng trở lại sau hơn một năm suy giảm, nhờ sản lượng và tâm lý tích cực của doanh nghiệp tăng lên.

Tại Trung Quốc, PMI sản xuất Caixin tháng 6 bất ngờ tăng lên 50.4 điểm (cao hơn dự báo 49.0 và tháng trước là 48.3), cho thấy ngành sản xuất đã phục hồi trở lại sau cú sụt giảm trong tháng 5. Sản lượng và đơn hàng trong nước đều cải thiện, nhưng xuất khẩu vẫn yếu và việc làm tiếp tục giảm. Việc giá nguyên liệu đầu vào và giá bán ra đều giảm cho thấy các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc định giá, dù chính phủ Trung Quốc vẫn đang hỗ trợ chính sách.

Đồng USD giảm nhẹ đầu phiên, nhưng sau đó hồi phục trở lại. Tỷ giá EUR/USD có lúc tăng vượt mức 1.1800.

Giá vàng trong phiên chỉ tăng liên tục.

16 giờ trước Forexlive

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi: Nhật Bản sẽ không hy sinh ngành nông nghiệp trong các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Phát biểu của Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi:

  • Nhật Bản sẽ không làm bất cứ điều gì để hy sinh ngành nông nghiệp trong các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ.

Trước đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Koizumi cho biết:

  • Sẽ tiếp tục làm việc với các bộ ngành khác nhằm tối đa hóa lợi ích quốc gia của Nhật Bản trong bối cảnh đàm phán thương mại với Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akazawa cũng cho biết:

  • Sẽ không bình luận về việc liệu gạo có phải là một phần trong các cuộc đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ hay không.
  • Vẫn đang tìm hiểu khả năng đạt được một thỏa thuận thương mại.
17 giờ trước Forexlive

PMI Sản xuất Caixin Trung Quốc vượt dự báo

Chỉ số PMI dịch vụ Caixin của Trung Quốc giảm xuống 50,7 vào tháng 4

PMI Sản xuất Caixin Trung Quốc tháng 6/2025 đạt 50.4 (Dự kiến: 49.0, Tháng trước: 48.3) 

  • Chỉ số PMI tăng lên 50.4 trong tháng 6, từ mức 48.3 của tháng 5, quay trở lại vùng mở rộng.
  • Đánh dấu sự tăng trưởng trong 8 trên 9 tháng qua.
  • Cung và cầu nội địa được cải thiện, với sản lượng và đơn đặt hàng mới phục hồi khi các công ty đẩy mạnh bán hàng và phản ứng với điều kiện thương mại tốt hơn.
  • Nhu cầu từ bên ngoài vẫn yếu, với số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm tháng thứ ba liên tiếp do thuế quan của Mỹ — đặc biệt ảnh hưởng đến hàng tiêu dùng.
  • Việc làm tiếp tục thu hẹp khi các công ty tập trung vào kiểm soát chi phí; tình trạng mất việc làm diễn ra nghiêm trọng hơn trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng.
  • Giá đầu vào và đầu ra đều giảm, với giá đầu ra giảm với tốc độ nhanh nhất trong năm tháng, do sự cạnh tranh gay gắt và hỗ trợ chi phí yếu.
  • Tình trạng chậm trễ trong logistics vẫn tiếp diễn, với thời gian giao hàng của nhà cung cấp kéo dài tháng thứ tư liên tiếp.
  • Hoạt động mua hàng giảm, đặc biệt là ở các công ty hàng tiêu dùng, trong khi hàng tồn kho giữ ổn định hoặc giảm nhẹ.
  • Niềm tin kinh doanh giảm sút, mặc dù các công ty vẫn lạc quan một cách vừa phải về sản lượng trong tương lai.
18 giờ trước Forexlive

PMI sản xuất Nhật Bản đạt ngưỡng mở rộng lần đầu tiên sau 13 tháng

Chỉ số PMI sản xuất chính thức của Nhật Bản tháng 6/2025: 50.1 (Sơ bộ: 50.4, Tháng 5: 49.4)

Lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản đã tăng trưởng trong tháng 6, lần đầu tiên sau 13 tháng:

  • Đơn đặt hàng mới giảm tháng thứ 25 liên tiếp, và đơn hàng xuất khẩu vẫn tiếp tục đà sụt giảm kéo dài. Các công ty cho rằng sự không chắc chắn về thuế quan của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn và ô tô, là lực cản chính đối với doanh số.
  • Mặc dù vậy, các nhà sản xuất đã trở nên lạc quan hơn, nâng kỳ vọng về sản lượng tương lai lên mức cao nhất trong 5 tháng và tuyển dụng thêm nhân sự tháng thứ 7 liên tiếp.
  • Cả giá đầu vào và đầu ra đều tăng, phản ánh chi phí nguyên vật liệu thô, năng lượng và lao động cao hơn.
18 giờ trước Forexlive

Tỷ giá tham chiếu USD/CNY: 7.1534

PBoC thiết lập tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay ở mức 7.1534 (Trước đó: 7.1636)

19 giờ trước Forexlive

Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường 30.06: Chứng khoán Mỹ tiếp tục vượt đỉnh trong bối cảnh thị trường lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại, đồng USD tiếp tục trượt dài

Chứng khoán Mỹ kết phiên ở mức đỉnh mới nhờ hy vọng các cuộc đàm phán thương mại của Hoa Kỳ với các đối tác quan trọng sẽ tiếp tục tiến triển, trong khi đồngUSD tiếp tục mất giá và chuẩn bị có hiệu suất nửa đầu năm tồi tệ nhất trong hơn năm thập kỷ.

Canada đã tạm dừng thuế dịch vụ kỹ thuật số nhắm vào các công ty công nghệ của Hoa Kỳ chỉ vài giờ trước khi nó có hiệu lực, trong nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại bị đình trệ với Washington. Thủ tướng Canada Mark Carney và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại nhằm cố gắng thống nhất một thỏa thuận trước ngày 21 tháng 7, lâu hơn thời hạn ban đầu của Trump là ngày 9 tháng 7 cho các mức thuế quan "trả đũa".

Thời hạn tạm dừng đến ngày ngày 9 tháng 7 vẫn còn hiệu lực đối với các quốc gia khác, mặc dù các quan chức đã gợi ý rằng hầu hết các thỏa thuận có thể được thực hiện trước kỳ nghỉ Lễ Lao động ngày 1 tháng 9.

Vào thứ Hai, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent cho biết Hoa Kỳ có thể quay trở lại mức thuế quan vào ngày 2 tháng 4, khi Trump công bố một loạt các mức thuế cao đối với các quốc gia trên toàn cầu, và quyết định gia hạn đàm phán sẽ tùy thuộc vào Trump.

Tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ tăng nhẹ với chỉ số S&P 500 và Nasdaq đóng cửa ở mức kỷ lục trong phiên thứ hai liên tiếp, với mức tăng khoảng 1% của ngành công nghệ dẫn dắt thị trường (.SPLRCT), trong khi ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu (.SPLRCD) là ngành có hiệu suất kém nhất

  • Dow Jones +0.63%
  • S&P 500 +0.52%
  • Nasdaq Composite +0.48%

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi một loạt dữ liệu thị trường lao động, kết thúc tuần bằng báo cáo NFP Mỹ được công bố sớm hơn một ngày, trong khi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ sẽ có phiên giao dịch ngắn vào thứ Năm và đóng cửa vào thứ Sáu do kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh

Một số quan chức Fed, bao gồm cả Chủ tịch Jerome Powell, đã nói rằng sức mạnh của thị trường lao động cho phép ngân hàng trung ương có thể trì hoãn việc cắt giảm lãi suất cho đến khi họ có thể có được cảm nhận tốt hơn về tác động của thuế quan của Trump đối với lạm phát.

Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic cho biết hôm thứ Hai rằng nền kinh tế vẫn chưa phải đối mặt với tác động đầy đủ của thuế quan thương mại của Trump và cho biết ông vẫn dự kiến một lần cắt giảm từ Fed trong năm nay, trong khi Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cho biết ông không thấy dấu hiệu nào của tình trạng đình lạm nhưng có khả năng cả tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đều trở nên tồi tệ hơn cùng một lúc.

Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi tiến trình của một dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu khổng lồ của Hoa Kỳ đang từ từ được thông qua tại Thượng viện, mà Đảng Cộng hòa sẽ cố gắng thông qua vào thứ Hai. Văn phòng Ngân sách Quốc hội ước tính dự luật này sẽ làm tăng thêm 3.3 nghìn tỷ USD vào nợ quốc gia trong một thập kỷ, thử thách sự quan tâm của nước ngoài đối với trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ.

Chỉ số DXY tiếp tục chuỗi ngày giảm điểm trong phiên hôm qua. Đồng bạc xanh đã gặp khó khăn trong suốt cả năm, một phần do kỳ vọng ngày càng tăng rằng Fed có thể sẽ mạnh tay hơn trong việc cắt giảm lãi suất vào năm tới khi ông Powell rời khỏi vị trí Chủ tịch. Đồng USD đã mất giá 10.5% trong nửa đầu năm, mức giảm lớn nhất trong sáu tháng đầu năm kể từ năm 1973, khi Hoa Kỳ chuyển sang tỷ giá hối đoái thả nổi tự do.

  • Chỉ số DXY: -0.48%
  • EURUSD: +0.60%
  • GBPUSD: +0.11%
  • AUDUSD: +0.76%
  • NZDUSD: +0.72%
  • USDJPY: -0.45%
  • USDCAD: -0.55%
  • USDCHF: -0.72%

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 4.9 điểm cơ bản xuống 4.234%. Giá dầu WTI chốt phiên giảm 0.63% xuống 65.11 USD một thùng và dầu Brent chốt phiên ở mức 67.61 USD một thùng, giảm 0.24% trong ngày.

19 giờ trước DBTT

Quan chức Bostic: Cảnh báo trước về thuế quan đã giúp các công ty quản lý quy trình

  • Cảnh báo trước về thuế quan đã giúp các công ty quản lý quy trình.
  • Sẽ mất thời gian trước khi có sự rõ ràng hoàn toàn về chính sách thương mại.
  • Tác động của thuế quan sẽ diễn ra theo thời gian.
  • Rủi ro lạm phát liên quan đến thuế quan có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng, đây vẫn là câu hỏi mở.
  • Phần lớn giá cả liên quan đến thuế quan chưa thấm vào nền kinh tế.
  • Cần thêm thông tin để biết bước tiếp theo cho chính sách tiền tệ.
  • Bất định về triển vọng không chỉ do chính sách thương mại mà thôi.
  • Mọi người không thích khi chính sách tiền tệ biến động.
  • Fed có lợi thế để kiên nhẫn, thị trường lao động vẫn vững chắc.
  • Dự kiến một lần cắt giảm lãi suất trong năm nay và ba lần vào năm sau.
  • Sẽ còn có thêm các đợt tăng giá liên quan đến thuế quan.
  • Dữ liệu cho thấy các công ty sẽ chuyển chi phí tăng do thuế quan cho người tiêu dùng.
  • Các công ty đang cố gắng tránh tăng giá liên tục khi điều chỉnh cho thuế quan.
1 ngày trước forexlive

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Bessent: Tự tin dự luật chính sách tài khóa sẽ được thực hiện trong vài giờ tới

Ông Trump chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent phát biểu trên Bloomberg TV và cho biết:

  • Tự tin rằng dự luật chính sách tài khóa sẽ tiến triển trong vài giờ tới.
  • Đây là bước khởi đầu để kiểm soát nợ công Mỹ.
  • Dự luật ngân sách của Đảng Cộng hòa sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời kiểm soát và giảm chi tiêu.
  • Đặt câu hỏi tại sao Mỹ lại vay dài hạn với lãi suất hiện tại, tập trung vào kỳ hạn 10 năm.
  • Toàn bộ đường cong lợi suất có thể giảm đồng loạt.
  • Có thể chứng kiến việc giảm lãi suất, khi lạm phát hiện rất thấp.
  • Sẽ làm việc về người kế nhiệm Chủ tịch Fed trong vài tuần và vài tháng tới.
  • Về suy đoán về ghế Chủ tịch Fed, ông nói sẽ làm theo ý muốn của Tổng thống, nhưng có một điểm dừng ở Washington.
  • Đã xem xét ứng cử viên cho Hội đồng Fed vào tháng 1, người này có thể trở thành Chủ tịch Fed trong tương lai.
  • Fed đã mắc sai lầm lớn khi tăng lãi suất vào năm 2022.
  • Không thấy lạm phát từ thuế quan, có thể chỉ là điều chỉnh giá một lần.
  • Sẽ có loạt thỏa thuận thương mại trước ngày 9/7, khi ưu đãi thuế quan hết hạn, áp lực tăng lên.
  • Các quốc gia nên nhận thức rằng Mỹ có thể quay lại mức thuế ngày 2/4.
  • Bất kỳ gia hạn nào trong đàm phán thuế quan sẽ do Tổng thống Trump quyết định.
  • Bất kỳ hành động nào với Fannie Mae và Freddie Mac sẽ tập trung vào việc đảm bảo lãi suất thế chấp không tăng cao.
  • Nếu lãi suất quá cao, tại sao Kho bạc vẫn phát hành trái phiếu 10 năm?

Trong khi đó, về thương mại, Ủy viên EU Sefcovic cho biết sẽ bay đến Washington vào thứ Ba để đàm phán thương mại sau cuộc họp cấp cao ở Thổ Nhĩ Kỳ.

1 ngày trước forexlive

S&P và NASDAQ chạm đỉnh lịch sử, phe bán đảo ngược phần lợi nhuận

          S&P 500, Nasdaq lập đỉnh mọi thời đại, chứng khoán Mỹ tăng vọt vượt mọi nỗi  lo về thương mại

Các chỉ số chứng khoán rộng lớn của Mỹ đã đóng cửa ở mức kỷ lục vào thứ Sáu. Hôm nay, chúng mở cửa cao hơn và thiết lập các kỷ lục mới, nhưng đã thoái lui một phần lợi nhuận trong giao dịch đầu ngày:

  • Chỉ số S&P giao dịch cao nhất ở 6,195.34, tăng 22.25 điểm, nhưng đã giảm xuống còn 6,188, tăng 15 điểm hoặc 0.26%.
  • Chỉ số NASDAQ đạt mức cao nhất 20,378.31, tăng 104.85 điểm, nhưng hiện giao dịch ở 20,328, tăng 55 điểm hoặc 0.27%.
  • Chỉ số công nghiệp Dow trung bình tăng 170 điểm hoặc 0.39% lên 43,989. Mức cao kỷ lục của nó vẫn cao hơn ở 45,073.63.

 

1 ngày trước forexlive

Quan chức ECB Rehn: Cần chú trọng rủi ro lạm phát dưới mục tiêu

  • Không có lý do để lơ là cảnh giác ở châu Âu.
  • Chúng ta phải cảnh giác với cả hai hướng hiện nay.
  • Cần theo dõi sát sao các diễn biến địa chính trị và giá cả trên thị trường năng lượng.
  • Chiến tranh thương mại dường như làm giảm lạm phát ở Khu vực đồng euro thay vì tăng nó.

ECB hiện đã đạt được điểm giữa của dải lãi suất trung lập (1.75%-2.25%). Có ý định cắt giảm thêm một lần nữa và tiến tới mức thấp hơn của dải, nhưng họ hiện đang tạm dừng ít nhất đến tháng 9 để xem dữ liệu phát triển như thế nào trong suốt mùa hè.

Thị trường đã hoàn toàn định giá một lần cắt giảm 25 bps cho tháng 12.

1 ngày trước forexlive

Nikkei: Thủ tướng Nhật Ishiba cân nhắc đề xuất của Tổng thống Mỹ về việc mua dầu Mỹ

Thủ tướng Nhật Bản lao đao vì bê bối quà tặng, chịu áp lực từ chức - Tuổi  Trẻ Online

Nikkei đưa tin rằng Thủ tướng Nhật Bản Ishiba đang xem xét đề xuất của Tổng thống Mỹ Trump về việc Nhật Bản mua dầu Mỹ. Ông cho biết "đây là một khả năng cần xem xét kỹ lưỡng hơn nữa".

Giá dầu thô hiện giảm 0.17 USD xuống 65.35 USD khi phiên giao dịch Mỹ bắt đầu. Giá đã dao động trong khoảng 63.97-67 USD kể từ ngày 24/6. Giá hiện tại đang giao dịch ngay trên đường trung bình động 100 giờ ở mức 65.31 USD (nhưng dao động lên xuống quanh mức này trong ngày hôm nay khi các nhà giao dịch quyết định động thái tiếp theo).

1 ngày trước forexlive

Cập nhật thị trường phiên Âu: Đồng USD trầm lắng, hợp đồng tương lai Mỹ tăng trước thềm kết thúc tháng

                     Mất phương hướng trên thị trường tài chính châu Âu

Thị trường:

  • JPY dẫn đầu, GBP yếu nhất trong ngày
  • Chứng khoán châu Âu tăng; hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.4%
  • Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm giảm 3.2 điểm cơ bản xuống 4.249%
  • Vàng tăng 0.3% lên 3,281.33 USD/ounce
  • Dầu thô WTI tăng 0.4% lên 65.32 USD/thùng
  • Bitcoin giảm 0.6% xuống 107,734 USD

Phiên giao dịch hôm nay khá yên ắng, khi thị trường cố gắng vượt qua cuối tháng trước khi thực sự cam kết cho tuần mới.

Tuy nhiên, với việc đàm phán thương mại Canada giờ đây trở lại bàn đàm phán, tâm lý chấp nhận rủi ro đang khởi sắc trở lại với sự chuyển động của chứng khoán. Đây là điều đáng chú ý duy nhất khi nhà đầu tư tiếp tục theo dõi chiến lược TACO.

Trên thị trường ngoại hối, mọi thứ khá trầm lắng với đồng đô la không có nhiều biến động. Yên và franc tăng nhẹ nhưng không quá đáng kể. USD/JPY giảm 0.2% xuống 144.30, nhưng đã phục hồi từ mức thấp 143.77 trước đó trong phiên. Sự bật lên này diễn ra sau khi cặp tiền chạm mức thấp nhất tuần trước. Trong khi đó, USD/CHF cũng giảm 0.2% xuống 0.7975, với phe bán giữ giá dưới 0.8000 trong ngày.

Ngoài ra, không có nhiều điểm nổi bật khác, với các đồng tiền chính khác hầu như không thay đổi và mang tính trầm lắng khi so sánh với nhau.

Về dữ liệu, lạm phát tháng 6 của Đức thấp hơn một chút so với dự kiến, nhưng không đủ để khiến ECB phải thay đổi lập trường khi bước vào mùa hè.

Trên thị trường chứng khoán, hợp đồng tương lai Mỹ tăng, trong khi các chỉ số châu Âu hy vọng lấy lại phong độ sau một tháng 6 đầy khó khăn. Đối với hàng hóa, vàng tăng nhẹ nhưng không quá nổi bật, với giá vẫn dưới 3,300 USD sau đà giảm tuần trước.

Với trọng tâm là cuối tháng, các nhà giao dịch sẽ tìm cách vượt qua giai đoạn này trước khi đánh giá lại trọng tâm của mình. Tuy nhiên, chúng ta có báo cáo việc làm của Mỹ vào đầu tuần này, và điều đó có thể là lý do đủ để các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu trước khi thực sự tham gia sâu vào các hoạt động trong tháng 7.

1 ngày trước forexlive

CPI sơ bộ tháng 6 của Đức thấp hơn dự báo

                  Niềm tin của người tiêu dùng Đức suy giảm mạnh - Ảnh thời sự quốc tế - Kinh  tế - KH - CN - Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) 

  • CPI sơ bộ tháng 6 của Đức: +2.0% (Dự báo: +2.2%; Trước đó +2.1%)
  • HICP: +2.0%  y/y (Dự báo: +2.2%; Trước đó +2.1%)

Điều này hoàn toàn nằm trong dự đoán sau khi các số liệu của các bang trước đó thấp hơn ước tính. Lạm phát cốt lõi hàng năm được ghi nhận giảm nhẹ, xuống 2.7% từ 2.8% trong tháng 5. Tuy nhiên, nó không thay đổi quá nhiều kể từ đầu năm.

1 ngày trước forexlive

Chỉ số DXY dao động quanh mức 97.10

1 ngày trước DBTT
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • ...
  • 1282
  • 1283
  • ›
Dự báo tiền tệ
  • Tin tức
    • Ngoại tệ
    • Hàng hoá
    • Chỉ số
  • Nhận định
    • Bình luận thị trường
    • Góc nhìn chuyên sâu
    • Quan điểm chuyên gia Dubaotiente
    • Quan điểm Global Interbank Traders
  • Phân tích kỹ thuật
    • Chuyên gia Dubaotiente
    • Chuyên gia ngoài
  • Dữ liệu thị trường
    • Phân tích vị thế thị trường
    • Bảng giá thị trường
    • Kiến thức - Đào tạo
    • Tiền điện tử
    • Chuyện bên lề
Về chúng tôi
Cảnh báo rủi ro

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ dự báo tiền tệ.

DMCA.com Protection Status

Giao dịch CFD sử dụng đòn bẩy có rủi ro về vốn

Liên hệ [email protected]

Giấy phép đăng ký: Mạng xã hội thử nghiệm đang trong quá trình hoàn thành thủ tục cấp giấy phép