Đây được coi là năm bất ổn nhất đối với trái phiếu kho bạc trong hơn một thập kỷ qua, do sự không chắc chắn về tác động của qua trình thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang.
Chia sẻ tại cuộc phỏng vấn ngày 17/5, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell đã nhấn mạnh quyết tâm chế ngự lạm phát của ngân hàng trung ương Mỹ. Ông cho biết mình sẽ ủng hộ kế hoạch tăng lãi suất cho đến khi giá cả hàng hóa trở lại mức lành mạnh hơn.
Rất nhiều nhà giao dịch đang đặt cược vào cách Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell sẽ trả lời câu hỏi trong buổi họp báo sau quyết định chính sách tiền tệ đêm nay: liệu Fed sẽ nghĩ đến việc tăng lãi suất 75 điểm cơ bản vào một lúc nào đó?
Trái phiếu toàn cầu bị bán tháo trong năm nay có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn đáng kể, vì các nhà giao dịch tỏ ra rất chắc chắn rằng Fed sẽ thực hiện một loạt các đợt tăng lãi suất mạnh nhất kể từ những năm 1980.
Việc Fed giữ nguyên giọng điệu ngày càng “diều hâu” là tin tốt cho USD so với những đồng tiền lợi suất thấp trong G-10 và do đó chúng tôi duy trì Long USD qua EUR và JPY.
Biên bản Fed được công bố vào đêm ngày hôm nay có thể sẽ là một cơ hội giao dịch được chờ đón nhất. Ai cũng biết Fed đang tăng lãi suất, nhưng cái mọi người tò mò là Fed sẽ tăng lãi suất nhanh đến đâu. Mức tăng 50 điểm cơ bản tại cuộc họp FOMC vào tháng 5 được thị trường định giá vào khoảng 83%, do đó, có khả năng xảy ra một kết quả ôn hòa bất ngờ (dovish surprise). Một số thành viên FOMC, bao gồm cả chính Powell, đã ủng hộ (hoặc ít nhất không loại trừ) mức tăng lớn hơn 25 điểm cơ bản.
Biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang cho thấy giọng điệu “diều hâu” tăng dần và ám chỉ rằng kế hoạch giảm tài sản có thể bắt đầu ngay sau đợt tăng lãi suất đầu tiên. Đây là một trong những điểm chính mà nhà chiến lược Ira Jersey và Angelo Manolatos đề xuất giúp nhà đầu tư có thể cân nhắc:
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang không vội vàng tăng lãi suất trước cuộc họp chính sách dự kiến của họ vào tháng tới, và mức tăng 0.5bps cũng khó xảy ra, mặc dù giá tiêu dùng tăng mạnh hơn dự kiến làm thị trường dấy lên suy đoán về các lựa chọn này.
Trong số vô số những cuộc ăn mừng chiến thắng mà những người hoài nghi về tiền mã hóa đã thực hiện trong lần trượt giá gần đây của Bitcoin là ý tưởng cho rằng sự sụt giảm, đến trong bối cảnh bắt đầu chu kỳ thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang, chứng tỏ Bitcoin chưa bao giờ là một tài sản tốt để giúp chống lại lạm phát. Mọi người có lẽ nên ngừng nói điều đó.
Theo Manulife Investment Management, Cục Dự trữ Liên bang có khả năng sẽ giảm bớt giọng điệu “diều hâu” của mình vào nửa cuối năm nay vì loại lạm phát ở Mỹ phần lớn là do chuỗi cung ứng thúc đẩy (supply-chain driven) chứ không phải do cầu kéo (demand pull).