Thị trường giảm kỳ vọng Fed tăng 50 điểm cơ bản khi rủi ro tài chính bùng phát

Thị trường giảm kỳ vọng Fed tăng 50 điểm cơ bản khi rủi ro tài chính bùng phát

09:57 13/03/2023

Chưa đầy một tuần sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell gợi ý về việc tăng tốc độ thắt chặt, sự căng thẳng tài chính từ lĩnh vực ngân hàng của Mỹ đang hạn chế động thái đó

Làn sóng rút tiền từ Silicon Valley Bank và Signature Bank vào cuối tuần trước cho thấy một cuộc khủng hoảng niềm tin của những người cho vay, thúc đẩy các cơ quan quản lý Mỹ hành động để ngăn chặn vấn đề.

Fed đã thiết lập một chương trình khẩn cấp mới, cho phép các ngân hàng cầm cố một loạt tài sản trong thời hạn một năm để lấy tiền. Các cơ quan quản lý cũng cam kết sẽ bảo vệ kể cả những người gửi tiền không được bảo hiểm tại SVB.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed sẽ có cuộc họp vào ngày 21-22/3 để đưa ra quyết định lãi suất. Giao dịch đầu phiên Á hôm thứ Hai cho thấy giới đầu tư đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất với quy mô nhỏ để cân bằng giữa những lo ngại về sự căng thẳng tài chính với chiến dịch kiếm chế lạm phát.

Lợi suất sụt giảm

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm đã giảm 14 điểm cơ bản xuống 4.44% vào phiên Á. Lợi suất này đã tăng trên 5% vào thứ Tư tuần trước, mức cao nhất kể từ năm 2007, sau khi Chủ tịch Powell báo hiệu rằng Fed sẽ cân nhắc mức tăng lãi suất 50 điểm cơ bản nếu các báo cáo kinh tế sắp tới tiếp tục nóng hơn dự kiến.

Michael Feroli, nhà kinh tế trưởng Hoa Kỳ tại JPMorgan Chase, cho biết: “Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng một đợt tăng 25 điểm cơ bản tại cuộc họp vào tuần tới. Ngay cả trước khi các vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng bùng phát, chúng tôi đã nghĩ rằng động thái 50 điểm cơ bản là không phù hợp, và chúng tôi vẫn duy trì quan điểm này.”

Tăng lãi suất theo quy mô nhỏ hơn - hoặc thậm chí tạm dừng chu kỳ thắt chặt - sẽ giúp Fed có thêm thời gian để đánh giá liệu có khó khăn nào nữa xuất hiện trong hệ thống ngân hàng hay không. Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ đã nói vào Chủ nhật rằng có một số ngân hàng có vấn đề tương đồng như SVB và Signature Bank.

Tom Kenny và Arindam Chakraborty, các nhà kinh tế tại Australia & New Zealand Banking Group, đã cho biết hôm thứ Hai: “Có thể mất một thời gian trước khi toàn bộ sự việc SVB sụp đổ trở nên rõ ràng. Mối quan tâm hàng đầu của thị trường là nguy cơ lây lan, tâm lý rủi ro suy giảm và có khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính quy mô lớn hơn.”

Trong khi đó, các dữ liệu kinh tế vẫn đang chuẩn bị được công bố. Vào thứ Ba, các nhà hoạch định chính sách của Fed sẽ xem xét báo cáo CPI tháng Hai. Các nhà kinh tế nhận định CPI sẽ tăng 0.4% so với tháng trước, giảm nhẹ so với con số 0.5% trong tháng Một.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ