"Tăng lãi suất cao hơn và lâu hơn" - Câu thần chú đang đè bẹp thị trường trái phiếu mới nổi

"Tăng lãi suất cao hơn và lâu hơn" - Câu thần chú đang đè bẹp thị trường trái phiếu mới nổi

08:45 04/09/2023

Các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi đang cùng với các ngân hàng phát triển khu vực đẩy lùi kỳ vọng của nhà đầu tư về việc lãi suất sẽ được cắt giảm nhanh chóng, làm xấu đi triển vọng trái phiếu của các quốc gia đang phát triển.

Dữ liệu trên thị trường hoán đổi cho thấy các nhà giao dịch gần như đã loại trừ triển vọng chính sách tiền tệ nới lỏng hơn ở châu Á trong 12 tháng tới, làm giảm kỳ vọng về chi phí vay sẽ thấp hơn tại Mỹ Latinh và Trung Âu. Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi luận điệu “tăng lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn” từ Fed, khiến các nhà hoạch định chính sách phải tìm cách hỗ trợ đồng tiền nội tệ của họ.

Luận điệu diều hâu ngày càng tăng trên toàn cầu gây ra nhiều rắc rối hơn cho trái phiếu của các thị trường mới nổi, sau khi giới đầu tư cho rằng các ngân hàng trung ương từ các quốc gia giàu có hơn sẽ sớm bắt đầu giảm lãi suất khi nền kinh tế chậm lại. Thước đo hiệu suất trái phiếu của Bloomberg đã giảm 2% trong tháng 8, tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 2, trong khi chỉ số tiền tệ của các thị trường mới nổi giảm 1.5%.

Jon Harrison, giám đốc điều hành chiến lược vĩ mô thị trường mới nổi tại GlobalData TS Lombard ở London, cho biết: “Triển vọng lạm phát tại các thị trường mới nổi đang trở nên khó đoán hơn, trái ngược với tình trạng giảm phát trên diện rộng trong 4-5 tháng qua. Trái phiếu bằng nội tệ của nhóm EM cũng có thể gặp rủi ro trong những tháng tới do đồng đô la tiếp tục tăng giá hoặc Fed tăng lãi suất nhiều hơn, nhưng chúng ta vẫn chưa đến thời điểm đó.”

Châu Á đang "diều hâu" hơn

Xu hướng diều hâu đang hình thành trên khắp châu Á. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc vào tháng trước đã cam kết duy trì chính sách hạn chế trong “một thời gian đáng kể”, thuyết phục các nhà giao dịch từ bỏ kỳ vọng ngân hàng này sẽ hạ lãi suất 25 điểm cơ bản trong năm tới. Ngân hàng Indonesia cho biết hồi đầu tháng 8 rằng họ sẽ cho phép lãi suất trái phiếu ngắn hạn tăng lên để hỗ trợ đồng rupiah, một dấu hiệu bổ sung cho thấy ngân hàng này còn lâu mới chuyển sang quan điểm nới lỏng.

Ngân hàng trung ương Ấn Độ tuần trước cho biết họ ngày càng lo ngại hơn về việc giá thực phẩm tăng cao, khiến thị trường giảm bớt đặt cược trước đó vào việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ.

“Nhìn chung, chúng tôi dự đoán các ngân hàng trung ương trong khu vực sẽ mất thời gian lâu hơn để tạm dừng chính sách, thời điểm chúng tôi dự báo xoay trục chính sách để bị đẩy xa hơn tới năm 2024,” một nhóm chuyên gia tại Barclays, bao gồm cả Rahul Bajoria, viết trong một ghi chú gần đây.

Các hợp đồng hoán đổi lãi suất của Hàn Quốc hiện đang định giá 8 điểm cơ bản cho việc tăng lãi suất trong 12 tháng tới, so với dự đoán về một đợt cắt giảm nhỏ vào cuối tháng 6. Các hợp đồng của Ấn Độ dự kiến sẽ cắt giảm 16 điểm cơ bản, cách xa so với mức 60 điểm cơ bản được định giá vào ngày 30 tháng 6.

Duncan Tan, chiến lược gia tiền tệ và tỷ giá tại Ngân hàng DBS Singapore cho biết: “Trên khắp các thị trường hoán đổi khu vực châu Á, đường cong lãi suất thể hiện rằng nhà đầu tư đã từ bỏ kịch bản cắt giảm lãi suất và chuyển sang định giá tăng lên 25 bps vào cuối năm”.

Ngoại lệ tại Brazil

Châu Mỹ Latinh đang chứng kiến động thái tương tự khi các nhà đầu tư hướng tới kịch bản diều hâu hơn, đáng chú ý nhất là ở Chile, Mexico và Colombia. Chỉ trừ ở Brazil, thị trường trở nên ôn hòa hơn sau khi ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất cơ bản xuống 50 điểm cơ bản, lớn hơn dự kiến vào ngày 2 tháng 8.

Các nhà hoạch định chính sách tại các nước châu Âu mới nổi cũng tỏ ra diều hâu hơn. Thống đốc ngân hàng trung ương Séc Ales Michl cho biết lạm phát tuần trước vẫn ở mức quá cao và các cuộc thảo luận tại Jackson Hole đã xác nhận kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ của quốc gia là chiến lược đúng đắn. Các nhà đầu tư không nên cho rằng việc cắt giảm thêm lãi suất sẽ tự động tiếp diễn, Phó Thống đốc ngân hàng trung ương Hungary Barnabas Virag cũng cho biết vào tuần trước.

Một chút đau đớn

Bob Savage, người đứng đầu chiến lược thị trường tại BNY Mellon cho biết thị trường có thể tiếp tục đi sai hướng trong vòng 3 đến 6 tháng tới vì họ có thể coi bất kỳ điểm yếu nào về dữ liệu là dấu hiệu cho thấy các ngân hàng trung ương có thể cắt giảm lãi suất.

“Đó có lẽ là cách suy nghĩ của thị trường và điều đó hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ của hầu hết mọi ngân hàng trung ương, đó là: ‘Tôi muốn đánh bại lạm phát mà không thực sự phải làm gì cả’”, ông nói. “Cách dễ nhất để làm điều đó là tỏ ra cứng rắn và để thị trường chịu một chút đau đớn để họ làm việc đó cho tôi.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Liệu dữ liệu việc làm tuần qua có thực sự hỗ trợ cho việc cắt giảm lãi suất của Fed?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu dữ liệu việc làm tuần qua có thực sự hỗ trợ cho việc cắt giảm lãi suất của Fed?

Tuần giao dịch vừa qua diễn ra khá biến động, chịu ảnh hưởng mạnh bởi các dòng tiền phòng ngừa rủi ro. Điều này được thể hiện qua những biến động mạnh của các chỉ số đo lường biến động hàm ý, chẳng hạn như VIX. Chính vì vậy, việc nắm bắt ''xu hướng ngầm'' của thị trường trở nên khó khăn.
Giá thuê nhà tại Úc đạt mức đỉnh kỷ lục khiến RBA "đau đầu"
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Giá thuê nhà tại Úc đạt mức đỉnh kỷ lục khiến RBA "đau đầu"

Giá thuê nhà ở Úc đã tăng lên mức đỉnh kỷ lục trong tháng 4 khi một số thành phố ghi nhận ​​đà tăng trưởng mới, một dấu hiệu đáng lo ngại đối với Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA), vốn có khả năng sẽ tăng lãi suất lên mức đỉnh trong 12 năm vào tuần này nhằm kiểm soát lạm phát.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ