Quan điểm FX Trading Desk - Ngân hàng UOB 21.04.2023: USD sẽ tiếp tục chịu áp lực sau báo cáo thất nghiệp?

Quan điểm FX Trading Desk - Ngân hàng UOB 21.04.2023: USD sẽ tiếp tục chịu áp lực sau báo cáo thất nghiệp?

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

09:30 21/04/2023

Nhận định thị trường của UOB Trading Desk tại Singapore.

Sáng nay, CPI tháng 3 của Nhật Bản tăng 3.2% yoy đúng như dự kiến, thấp hơn một chút so với mức 3.3% của tháng 2 và CPI cơ bản (không bao gồm giá thực phẩm) tăng 3.1% yoy, không đổi so với tháng 2, nhưng điểm nổi bật là CPI siêu lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) cao hơn dự kiến ở mức 3.8% (kỳ vọng của thị trường là 3.6% so với 3.5% trong tháng 2). Mặc dù số liệu CPI siêu lõi tăng hơn, USDJPY sáng nay vẫn đứng vững, duy trì phạm vi trong khoảng từ 133.95 đến 134.25, sau những cố gắng phá vỡ mốc 133.95 nhưng thất bại

Đêm qua, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Hoa Kỳ trong tuần gần nhất đã tăng lên 245 nghìn (thị trường kỳ vọng 240 nghìn), tăng từ 240 nghìn của tuần trước, nâng tổng số đơn trợ cấp hiện nay lên 1.865 triệu (dự kiến là 1.820 triệu). Yêu cầu trợ cấp thất nghiệp định kỳ đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2021, thêm vào các dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang bắt đầu yếu đi. Doanh số bán nhà tháng 3 của Hoa Kỳ cũng giảm mạnh hơn dự kiến, cho thấy thị trường nhà ở vẫn chưa ổn định.

Sau dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp hơn dự kiến, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm nhạy cảm với lãi suất của Fed đã giảm tới 10 điểm cơ bản xuống 4.14% trong khi lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm giảm 6 điểm cơ bản xuống 3.53%. Sự sụt giảm này xảy ra bất chấp những phát biểu diều hâu của quan chức Fed, trong đó ông Mester phát tín hiệu ủng hộ một đợt tăng lãi suất khác để kiềm chế lạm phát trong khi ông Logan cho biết lạm phát đã “quá cao”, kỳ vọng Fed sẽ cần tăng lãi suất chính sách lên hơn 5% và giữ ở mức đó trong một thời gian. Tuy nhiên, luận điệu diều hâu đã diễn ra trong nhiều ngày, do đó có thể giải thích lý do tại sao thị trường không phản ứng và thay vào đó chọn tập trung vào dữ liệu yếu của Hoa Kỳ.

Dầu giảm mạnh nhất trong hơn một tháng do lo ngại mới về suy thoái kinh tế toàn cầu. Đà giảm này đã xóa sạch gần như tất cả các mức tăng có được từ việc cắt giảm sản lượng bất ngờ của OPEC+ trước đó. Dầu Brent giảm mạnh, thấp hơn 2.4%, đóng cửa ở mức 80.86 USD/thùng trong khi WTI cũng tương tự, đóng cửa ở mức 77.29 USD/thùng.

Hôm qua, Trung Quốc đã giữ nguyên lãi suất cho vay tiêu chuẩn trong tháng thứ tám liên tiếp vào Thứ Năm (20 tháng 4) - một hành động phù hợp với kỳ vọng, do kinh tế phục hồi đã làm giảm nhu cầu hỗ trợ tiền tệ ngay lập tức. Lãi suất cho vay cơ bản trong một năm (LPR) được giữ ở mức 3.65%, trong khi LPR 5 năm không đổi ở mức 4.30%.

Trong phiên giao dịch đêm, Đồng đô la giảm giá so với hầu hết các đồng tiền khác ở các thị trường phát triển, khi giới trader hạ kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất sau số liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp và số liệu bán nhà yếu. DXY giảm nhẹ 0.1% xuống 101.84.

EUR/USD (biên độ giao dịch: 1.0933-1.0990, đóng cửa phiên New York: 1.0965)

Đồng Euro tăng nhẹ, đạt mức cao nhất trong ngày là 1.0990 sau khi dữ liệu của Hoa Kỳ yếu hơn dự kiến được công bố. Đồng tiền đã khôi phục một số mức giảm hôm thứ Tư, sau khi dữ liệu từ Hoa Kỳ cho thấy tình trạng kinh tế tiếp tục suy yếu, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ. Sau đó, EURUSD di chuyển xuống để kiểm tra các đường MA 100/200 giờ gần hội tụ tại khoảng 1.0960.

Từ góc độ kỹ thuật, cặp EUR/USD đang trong xu hướng tăng trung hạn có khả năng mở rộng. RSI cho thấy đà tăng giá vẫn còn nhiều dư địa, vì nó vẫn chưa đi vào vùng quá mua. Hiện tại, mọi sự chú ý sẽ đổ dồn vào dữ liệu PMI của S&P Hoa Kỳ (tháng 4), sẽ được công bố lần lượt vào 4 giờ chiều và 9 giờ 45 phút theo giờ Singapore.

AUD/USD (biên độ giao dịch: 0.6697-0.6772, đóng cửa phiên New York: 0.6741)

Cặp AUD/USD cho thấy sự phục hồi sau khi giảm xuống gần 0.6730 vào đầu phiên giao dịch châu Á. Nó đã break MA 200 ngày ở khoảng 0.6743 sau khi Hoa Kỳ công bố thông tin. Việc đồng Đô la Úc chuyển sang xu hướng tăng giá cũng được hỗ trợ bởi bình luận của PBoC rằng họ sẵn sàng thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, bất cứ khi nào cần thiết, để thúc đẩy nhu cầu. Trước đó, PBoC đã công bố chính sách không thay đổi do nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà phục hồi tốt.

USD/JPY (biên độ giao dịch: 134.01-134.97, đóng cửa phiên New York: 134.22)

Sau nỗ lực test/break kháng cự 135.00 thất bại, USD/JPY đã chịu áp lực và giảm xuống mức thấp 134.00 vào thứ Năm, trong bối cảnh dữ liệu của Hoa Kỳ yếu và lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ giảm. Cặp tiền này cuối cùng đã tăng cao hơn để tets lại đường trung bình động 100 giờ ở mức 134.30 nhưng sau đó đã giảm một lần nữa, cho thấy một số áp lực giảm giá trong thời gian tới.

Tuần tới, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ có cuộc họp chính sách tiền tệ đầu tiên sau khi Thống đốc Ueda nhậm chức, mặc dù những bình luận từ thống đốc mới đã làm giảm bớt kỳ vọng về sự thay đổi trong lập trường chính sách tiền tệ.

UOB

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ