Corona tiếp tục bùng lên: Điều tồi tệ hơn vẫn đang ở phía trước

Corona tiếp tục bùng lên: Điều tồi tệ hơn vẫn đang ở phía trước

22:46 28/02/2020

Cho đến tuần này, chứng khoán Mỹ mới bắt đầu phản ánh sự lo lắng. Tuần này, cả S&P500 và Dow Jones đều giảm  liên tiếp các phiên, vốn hóa thị trường tan biến hơn 15%. Tuy nhiên, phản ứng đó chưa phải là điều tệ nhất. Ngày hôm qua, Trump phát biểu “chẳng có gì đáng ngại”.  Các nhà đầu tư liệu có thể lạc quan trên cơ sở nào?

Corona tiếp tục bùng lên: Điều tồi tệ hơn vẫn đang ở phía trước

Cho đến tuần này, chứng khoán Mỹ mới bắt đầu phản ánh sự lo lắng. Tuần này, cả S&P500 và Dow Jones đều giảm  liên tiếp các phiên, vốn hóa thị trường tan biến hơn 15%. Tuy nhiên, phản ứng đó chưa phải là điều tệ nhất. Ngày hôm qua, Trump phát biểu “chẳng có gì đáng ngại”.  Các nhà đầu tư liệu có thể lạc quan trên cơ sở nào?

Đầu tiên, các nhà đầu tư có thể cho rằng dịch bệnh sẽ chỉ giới hạn ở Trung Quốc hoặc rộng hơn là Đông Á, chứ không trở thành đại dịch toàn cầu theo định nghĩa WHO. Thứ hai, hầu hết các nhà kinh tế dự báo dịch sẽ đạt đỉnh và được kiềm chế trong quý 1. Thứ ba, các nhà đầu tư cho rằng thị trường sẽ hồi phục theo hình chữ V, bất chấp nền kinh tế hồi phục như thế nào. Thứ tư, các nhà hoạch định chính sách (cả tiền tệ và tài khoá) sẽ hành động sớm và hành động mạnh mẽ để hỗ trợ các nền kinh tế và thị trường.

Nhưng sự thực có phải như vậy?

Khi Italia thông báo số ca nhiễm lên tới 470 vào hôm qua, phương Tây cảm thấy run sợ. Khả năng di chuyển tự do nội khối đồng nghĩa với nguy cơ đối với toàn Châu Âu đang ở mức rất cao. Và nếu như dịch bệnh có thể “tự nhiên” bùng lên ở Hàn Quốc và Italia, thì chúng ta khó đoán được có bao nhiều quốc gia khác sẽ trải qua một đợt bùng phát nghiêm trọng.

Quan điểm cho rằng tác động kinh tế sẽ đạt đỉnh trước kết thúc Quý 1 giờ đây cũng lung lay. Thiệt hại với Trung Quốc là nghiêm trọng lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Thời điểm này Trung Quốc chiếm 20% GDP toàn cầu chứ không còn là 4% như hồi dịch SARS năm 2003. Sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Italia, bất kỳ quốc gia phát triển nào phát hiện dịch cũng sẽ là đòn giáng mạnh tiếp theo. Hãy nhìn vào nguy cơ dừng sản xuất vì hết nguyên phụ liệu của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 để thấy, cho dù là các quốc gia (gần như) đã kiểm soát được dịch cũng không tránh khỏi tác động từ gián đoạn chuỗi cung ứng.

Niềm tin kinh doanh toàn cầu sẽ yếu đi. Năm ngoái các doanh nghiệp giảm đầu tư mới vì chờ đợi rủi ro chiến tranh thương mại và Brexit trôi qua. Hiện tại, đầu tư mới sẽ tiếp tục bị hoãn lại để chờ mức độ nghiêm trọng và lan rộng của virus. Không lâu nữa tin tức xấu cũng sẽ làm mất niềm tin của người tiêu dùng. Ngay cả ở Mỹ, nơi dịch bệnh chưa lan tới, các sự kiện đang bị huỷ bỏ và người tiêu dùng thích ở nhà hơn ra ngoài. Nhưng điều này chưa là gì nếu dịch bệnh thực sự tấn công Mỹ.

Ý tưởng về phục hồi chữ V là vô nghĩa. Giả sử kịch bản tốt nhất xảy ra: cú sốc với Trung Quốc chỉ trong quý 1 và hậu quả chủ yếu chỉ ở đây. Nếu sản lượng chỉ giảm 2% tháng đầu tiên, sự phục hồi theo hình chữ V đòi hỏi Trung Quốc tăng trưởng 8% nếu muốn khôi phục lại mức 6% bằng như năm ngoái, có nghĩa là vượt quá khả năng của Trung Quốc. Kịch bản dễ xảy ra và tốt hơn là tăng trưởng quay trở lại 2% mỗi quý trong 3 quý cuối năm, có nghĩa là tăng trưởng năm nay của Trung Quốc chỉ đạt 4%. Vậy thì, tất cả những dự báo “điều chỉnh” tăng trưởng Trung Quốc từ 6% xuống 5.5% chỉ là ảo tưởng.

Kỳ vọng về các nhà hoạch định chính sách cũng có thể là một ảo tưởng khác. Chính sách tài khoá vốn phản ứng rất chậm, hoặc hoàn toàn không, phụ thuộc vào các chính trị gia và các đảng phái. Các ngân hàng trung ương thì đang hết đạn. ECB, BoJ còn có thể giảm lãi suất âm tới đâu nữa? Fed cũng chỉ còn 1.5%. Chúng tôi dự báo Fed sẽ cắt giảm 2 lần trong năm nay, hoặc có thể là 3 nếu tới tháng 12 tình hình vẫn còn tồi tệ. Thế nhưng, hãy nhớ sự bùng phát virus này là một cú sốc cung (gián đoạn chuỗi sản xuất) làm tăng chi phí và lạm phát, với tác động lan sang tổng cầu. Chính sách tiền tệ, vốn chỉ mạnh về kích cầu, không thể giải quyết hiệu quả tận gốc vấn đề này.

Cuối cùng, đừng quên một tác nhân gây biến động lớn cho thị trường trong năm nay: cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Xét tổng thể tất cả các rủi ro thì nguy cơ thực tế còn có thể diễn biến xấu hơn kỳ vọng hiện tại của thị trường rất nhiều. Tất nhiên, sẽ có người hỏi, còn các yếu tố lạc quan thì sao? Kịch bản tốt là gì? Hẹn các bạn một thời điểm khác trong một bài viết khác.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gió đã xoay chiều với Fed?
Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

Gió đã xoay chiều với Fed?

Các nhà giao dịch hợp đồng tương lai lãi suất của Fed đang định giá khoảng 2/3 cơ hội tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6, tăng từ mức khoảng 15% một tuần trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ