Xu hướng đầu tư ồ ạt vào cổ phiếu các công ty sắp phá sản: Chuyện lạ có thật!

Xu hướng đầu tư ồ ạt vào cổ phiếu các công ty sắp phá sản: Chuyện lạ có thật!

22:14 10/06/2020

“Thật tuyệt khi Vegas mở cửa trở lại, nhưng ai cần nó khi chúng ta đã có thị trường chứng khoán.”, ông Peter Boockvar, giám đốc đầu tư của Bleakley Financial Group

Chỉ trong tuần trước, 96,000 người thông qua ứng dụng đầu tư Robinhood đã mở vị thế mua cổ phiếu của Hertz Global Holding. Số người dùng đang nắm giữ cổ phiếu của Whiting Petroleum Corp đã tăng khoảng 10,000 trong 24 giờ qua.

Điểm chung của 2 công ty này là: Họ đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Và chúng ta thấy cổ phiếu của họ tăng gấp đôi vào đầu tuần.

Điều tương tự đang xảy ra với Chesapeake Energy, khi họ đang chuẩn bị một hồ sơ xin bảo lãnh phá sản. Trước đây, theo quy trình của tòa án, khi công ty bị phá sản, các cổ đông cũng sẽ bị “xóa sổ”. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, các nhà trader nhỏ lẻ sẵn sàng tìm kiếm cơ hội làm giàu nhanh chóng, một hồ sơ phá sản lại trở thành tín hiệu để mua đối với nhiều người trong số họ. Đây là bằng chứng cho việc: hành động của nhà đầu tư nhỏ lẻ quyết định giá cổ phiếu.

“Các nhà đầu tư nhỏ lẻ rất hay mua các cổ phiếu như vậy và tôi không nghĩ các bạn từng thấy các nhà đầu tư tổ chức nắm giữ những loại cổ phiếu như vậy”, ông Christopher Grisanti, chiến lược gia trưởng của MAI Capital Management cho biết. “Những cổ phiếu đó có quá nhiều rủi ro. Tôi sẽ ví nó như việc bắt dao rơi vậy.”

Giá của các cổ phiếu đang trền bờ vực phá sản. Nguồn: Bloomberg

Thị trường chứng khoán năm 2020 đầy những bất ngờ mà không ai có thể thấy trước. Sự sụt giảm nhanh và mạnh đẩy chỉ số S&P 500 vào thị trường gấu, rồi sau đó là sự hồi phục thần tốc khi chỉ mất 50 ngày để bật tăng trở lại, tốc độ đáng kinh ngạc nhất trong vòng 9 thập kỷ. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ thì tranh nhau những cổ phiếu khi thị trường phục hồi, trong khi đó lời khuyên của huyền thoại phố Wall bị bỏ ngoài tai. Một cuộc khủng hoảng về chăm sóc sức khỏe nổi lên và đẩy nền kinh tế vào giai đoạn suy thoái sâu sắc nhất, và giữa bối cảnh đó thị trường chứng khoán tăng như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Theo trang web Robintrack, sử dụng dữ liệu của ứng dụng Robinhood để thể hiện xu hướng của các vị thế cho thấy các nhà đầu tư cá nhân đổ xô đi mua cổ phiếu của các công ty nộp đơn phá sản.

Đương nhiên là không chỉ có khách hàng của Robinhood quan tâm tới loại cổ phiếu này. Nhưng ứng dụng này là một lăng kính soi vào thị hiếu của các nhà đầu tư cá nhân , đặc biệt là các nhà đầu tư trẻ tuổi, bởi không giống các công ty môi giới khác, ứng dụng Robinhood cho phép bạn nhìn thấy tình trạng nắm giữ cổ phiếu của các nhà đầu tư theo thời gian thực. Một số đợt tăng gần đây của loại cổ phiếu này cũng có thể do phe short đóng vị thế và chốt lời.

Dữ liệu của Robintrack cho thấy 159,000 người dùng đang nắm giữ cổ phiếu Hertz dưới một số hình thức. Đó là một mức cao kỷ lục so với 37,000 người nắm giữ trong tháng trước. Trong 3 ngày qua, Hertz đã chứng kiến sự gia tăng chóng mặt của các cổ đông thông qua nền tảng ứng dụng này. Ngay bây giờ, nhiều khách hàng của ứng dụng đầu tư này nắm giữ cổ phần Hertz hơn là số người nắm giữ cổ phần của Netflix.

Gọi đây là hành động điên rồ cũng được, nhưng không phải là việc làm ngu ngốc. Trong ba phiên liên tiếp kể từ thứ Hai, cổ phiếu Hertz đã tăng 577%, chỉ vài tuần ngay sau khi công ty này nộp đơn xin phá sản. Khối lượng giao dịch của cổ phiếu này đã tăng lên trung bình 197 triệu cổ phiếu/ ngày trong tháng 6 – gấp 60 lần so với năm 2019.

Biến động của cổ phiếu Hertz. Nguồn: Bloomberg

Chesapeake Energy cũng chứng kiến một bước ngoạt tương tự. Cổ phiếu của công ty dầu mỏ này đã tăng 182% vào thứ Hai, và ngay sau khi thị trường đóng cửa, tin tức công ty nộp đơn phá sản xuất hiện ngay trên các mặt báo. Theo dữ liệu Bloomberg, hơn 20 triệu cổ phiếu được giao dịch, một khối lượng giao dịch lớn nhất được ghi nhận cho một cổ phiếu trong ngày. Trong những ngày gần đây, mức độ phổ biến của Chesapeake đối với người dùng Robinhood đã tăng lên 38,000 (tăng thêm 9000).

Điều tương tự cũng xảy ra với Whiting Petroleum, một công ty khoan đá phiến dầu mỏ đã phá sản vào tháng Tư. Số lượng người dùng Robinhood nắm giữ cổ phiếu của công ty đã tăng lên mức kỷ lục 50,000 trong tuần này. Hôm thứ Hai, cổ phiếu đã tăng giá 152% và hơn 104 triệu cổ phiếu được giao dịch.

“Thật tuyệt khi Vegas mở cửa trở lại, nhưng ai cần nó khi chúng ta đã có thị trường chứng khoán”, theo ông Peter Boockvar, giám đốc đầu tư của Bleakley Financial Group. “Sau một đợt lao dốc vào tháng Ba, giờ chúng ta đã có một cái nhìn rõ ràng hơn về các thành phần trên thị trường. Chúng tôi biết rõ mức độ đầu cơ này có liên quan mạnh mẽ tới hoạt động của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.”

Boockvar cho biết thêm, hoạt động này được khuyến khích bởi lãi suất 0% và môi trường QE không giới hạn, đề cập đến các biện pháp của Fed. Trước các quyết định của Ngân hàng trung ương vào thứ Tư, ông không phải là người duy nhất đổ lỗi.

“Trong khoảng thời gian này, các vụ phá sản lại trở thành sự kiện được ưa thích”, theo Michael O’Rourke, chiến lược gia trưởng tại JonesTrading. “Đến bao giờ ông Powell và các đồng nghiệp tại Fed mới nhận ra họ đã phá vỡ cơ chế định giá của thị trường? Các vụ phá sản trên đây chỉ là một phần nhỏ trong câu chuyện.”

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ