USD đã điều chỉnh 50% nhịp tăng nóng, nhưng đây chính là cơ hội để Go Long USD. Nói cách khác, Go Short EUR/USD!

USD đã điều chỉnh 50% nhịp tăng nóng, nhưng đây chính là cơ hội để Go Long USD. Nói cách khác, Go Short EUR/USD!

20:37 27/03/2020

Chắc hẳn khi USD lên mạnh và cũng xuống sốc trong vòng 2 tuần trở lại đây thì giới đầu tư đều cảm thấy rất bối rối.

Tại sao Dollar Index (DXY) tăng mạnh từ 94.7 lên 103?

- Tài sản toàn cầu bán tháo (bao gồm cả chứng khoán, hàng hoá và vàng) khiến thanh khoản đồng USD, đồng tiền thanh toán và dự trữ toàn cầu bị khan trên thị trường liên ngân hàng toàn cầu, và khi đó tạo áp lực khiến đồng USD tăng giá. Đây là hành vi thường thấy trong các cuộc khủng hoảng.

- Tại sao tài sản toàn cầu bị bán tháo? Vì sự lan rộng của coronavirus làm đình trệ mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất trên toàn cầu. Châu âu và Mỹ đang hứng chịu sự lây lan khủng khiếp.

- Chính sách tiền tệ hầu như vô hiệu hoá dù các NHTW hạ lãi suất khẩn cấp về 0 và bơm QE.

- Thanh khoản thị trường FX đang cực thấp do lo ngại các trung tâm tài chính lớn như London, NY, Sydney và Singapore bị gián đoạn.

Tại sao đồng Dollar giảm mạnh tuần này?

- Thanh khoản đồng USD được cải thiện tuần này khi FED hứa bơm QE không giới hạn và mở nhiều line swap với các ngân hàng trung ương khác nhằm cung ứng "funding USD" cho thị trường.

- Với một thị trường mà thanh khoản cực tệ thì một đà tăng mạnh luôn kèm theo những phản ứng thái quá và sau đó việc điều chỉnh giảm mạnh 50% một cách dứt khoát từ cầu tăng trước đó là điều có thể hiểu được. Đây là một dạng "Price Action" thường gặp trong khủng hoảng khi biến động kỳ vọng tăng cao do tâm lý dễ tổn thương của thị trường.

- Yếu tố nội tại gây sức ép lên đồng USD. Mỹ trở thành tâm dịch lớn nhất của Corona, và số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng lên con số 3.28 triệu - mức cao nhất lịch sử. 

- Đảng Cộng Hoà và Đảng Dân chủ cuối cùng cũng đạt được một thoả thuận cho gói hỗ trợ 2000 tỷ USD, tương đương 10% GDP Mỹ để cứu vãn thị trường.

Triển vọng tiếp theo của đồng USD sẽ như thế nào?

Dài hạn:

- Hiệu ứng giữa gói QE không giới hạn của FED và gói cứu trợ 2000 tỷ USD đã bước đầu cứu vãn thị trường, nhưng hãy lưu ý rằng nếu tâm lý rủi ro xấu đi, thì đồng nghĩa rằng FED đã "hết phép". Còn gói cứu trợ 2000 tỷ tương đương 10% GDP nhằm hướng đến sự trợ cấp cho nền kinh tế trong vòng 3 tháng, do đó nếu diễn biến Covid-19 trở nên phức tạp và không kiểm soát triệt để trong thời gian ngắn, thì những điều tồi tệ hơn có thể quay lại. Rất nhiều quan chức cấp cao trên thế giới, mới nhất là thủ tướng Anh cũng dương tính Covid-19, do đó có thể thấy mức độ lan toả của virus tại Châu âu hay Mỹ là rất khủng khiếp, và đại dịch này thậm chí có thể thay đổi cách thế giới hoạt động trong cả năm trời. Và khi triển vọng Corona vẫn tiêu cực thì bản chất vấn đề vẫn cứ xấu đi bất chấp mọi gói hỗ trợ hay thậm chí là phát tiền mặt trợ cấp.

- Nếu tài sản toàn cầu quay lại việc bán tháo thì đồng USD vẫn cứ mạnh lên, bất chấp việc Mỹ có là tâm dịch hay không. Hãy nhìn lại năm 2008, sau khi ngân hàng Lehman Brother của Mỹ phá sản hồi tháng 9 thì hiệu ứng ngắn hạn Dollar giảm nhưng sau đó lại tăng lại ở vị thế số một trong vai trò đồng tiền dự trữ. Giới đầu tư luôn bị "buộc" phải mua USD trong khủng hoảng.

- Số liệu việc làm mới đây hay GDP quý 2 của Mỹ được kỳ vọng sẽ thu hẹp đáng sợ. Tuy nhiên, hãy nhìn sang Châu Âu, Úc, điều tương tự cũng sẽ diễn ra. Và đừng kỳ vọng yếu tố nội tại của số liệu tại Mỹ sẽ là nhân tố làm đồng USD đảo chiều giảm.

- USD đã tăng tới 26% từ đáy tháng 3/2008 trong vòng 1 năm. Và tôi kỳ vọng DXY có động lượng để tăng lên vùng 110 nếu diễn biến Corona không sớm được kiểm soát và có thể tác động dai dẳng lên triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2020.

Ngắn hạn

- Chúng ta đang ở thời điểm cuối quý, và đồng Dollar thường được hỗ trợ bởi dòng tiền mua USD cuối quý để chuyển về nước tại các thị trường.

- Thời điểm cuối tuần và thứ Hai đầu tuần thường là "Risk off", khi các số liệu về Covid-19 cuối tuần luôn gây lo lắng cao. Và tôi nghĩ tuần này không phải ngoại lệ. Thị trường chứng khoán Mỹ có thể quay lại việc giảm điểm trong phiên hôm nay. Tâm lý Risk off sẽ lại hỗ trợ cho đồng bạc xanh.

- Hãy nhìn về mặt PTKT trên Daily Chart. Dollar sau khi break out qua Pitchfork tồn tại trong 2.5 năm đã kiểm tra lại Fibo truy hồi 50% của cầu lên. Và đây cũng là hỗ trợ mạnh với sự hiện diện của đường Kijun Line đang nằm ngang. Và với thiên hướng canh Long USD thì tôi nghĩ đây là thời điểm tốt trên Daily Chart.

- Hiện thực hoá trading qua việc canh Short EUR/USD khi đây là đối trọng chính của đồng bạc xanh. Sáng nay Euro tăng lên mức 1.1086 chính là Fibo truy hồi 50% của nhịp giảm vừa qua, và cũng là level đường Kijun Line của Ichimoku cản, và là mốc đường trung bình 200 ngày. Tôi "đồ rằng" giá có thể đã tạo đỉnh "correction" tại đây.

Tôi kỳ vọng Euro sẽ giảm lại vùng 1.05 trong thời gian tới, và đây có lẽ là thời điểm đảo chiều thích hợp chăng?

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gió đã xoay chiều với Fed?
Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

Gió đã xoay chiều với Fed?

Các nhà giao dịch hợp đồng tương lai lãi suất của Fed đang định giá khoảng 2/3 cơ hội tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6, tăng từ mức khoảng 15% một tuần trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ