Trước thềm phiên điều trần của Jerome Powell: 3 lý do mong đợi một thái độ "ôn hoà" từ Chủ tịch Fed

Trước thềm phiên điều trần của Jerome Powell: 3 lý do mong đợi một thái độ "ôn hoà" từ Chủ tịch Fed

15:24 14/07/2021

Fed tạo ra được thì Fed cũng có thể rút lại được - quan điểm "hawkish" đã xuất hiện vào tháng 6 và có thể biến mất vào tháng 7 và lần này khiến đồng đô la giảm chứ không phải tăng. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell dự kiến sẽ có phiên điều trần vào thứ Tư và ông có thể truyền tải một thông điệp thận trọng hơn. Nếu không nhanh chóng thu hẹp lại quy mô mua trái phiếu, đồng bạc xanh có thể mất đi những nhịp tăng gần đây của mình

Trước thêm phiên điều trần: Ba lý do mong đợi một thái độ "ôn hoà" từ Chủ tịch Fed
Trước thêm phiên điều trần: Ba lý do mong đợi một thái độ "ôn hoà" từ Chủ tịch Fed

Tại sao Powell được kỳ vọng sẽ quay lại giọng điệu "dovish"? Đây là 3 lý do chính:

1) Biên bản của Fed mang nhiều sắc thái

Vào giữa tháng 6, Fed đã gây sốc cho các nhà đầu tư khi báo hiệu hai đợt tăng lãi suất vào năm 2023. Hơn nữa, ông Powell nhấn mạnh rằng việc giảm mua trái phiếu của ngân hàng hiện đã nằm trong kế hoạch thảo luận. Tuy nhiên, trong biên bản cuộc họp sau đó - được công bố vào đầu tháng 7 sau khi chỉnh sửa - ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới có vẻ thận trọng hơn.

Trong khi kế hoạch thu hẹp quy mô kích thích nằm trong nội dung thảo luận, Fed dường như vẫn kiên nhẫn với các hành động tiếp theo của mình và khẳng định sẽ chờ đợi nền kinh tế "tiến bộ đáng kể hơn nữa". Khoảng 6.8 triệu người Mỹ vẫn chưa quay trở lại công việc trước đại dịch và Fed đang không thực sự ấn tượng với tỷ lệ thất nghiệp thấp hiện nay.

Các quan chức đang theo dõi các thước đo như Tỷ lệ Tham gia Lực lượng Lao động (LFPR) vẫn ở mức dưới 62% và tỷ lệ việc làm trên dân số cũng giảm xuống dưới 59%. Thành viên Fed, ôngThomas Barkin gần đây đã nói rằng ông muốn thấy tỷ lệ việc làm trên dân số vượt 59% trước khi xem xét quá trình thu hẹp. 

LFPR chịu ảnh hưởng lớn do đại dịch

2) Lạm phát có vẻ mang tính tạm thời


Một trong những cú sốc của tháng 6 là Fed dường như từ bỏ thông điệp của mình về lạm phát. Vào đầu năm, ngân hàng đã đưa ra quan điểm rằng việc áp lực giá so với năm ngoái vào mùa xuân sẽ nhảy vọt do ảnh hưởng của hiệu ứng cơ sở - khi chi phí giảm vào thời điểm năm ngoái. Họ cũng nhấn mạnh rằng việc tái mở cửa nhanh chóng đang gây ra tắc nghẽn dẫn đến chi phí giá tăng cao "tạm thời".

Tuy nhiên, Fed dường như khá "dửng dưng" với lạm phát tăng cao vào tháng 4 và tháng 5, mở ra cánh cửa cho khả năng lạm phát có thể sẽ dai dẳng hơn kỳ vọng. Phó Chủ tịch Fed Richard Clarida cho biết cuối năm là thời điểm mà ông sẽ biết liệu lạm phát cao hơn có phải là nhất thời hay không.

Tuy nhiên, ngay sau khi Fed đưa ra những nghi ngờ về đánh giá của chính mình, có những dấu hiệu cho thấy quan điểm ban đầu của họ là đúng do một số nguyên nhân dẫn đến lạm phát đang dần mờ đi. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc giá tăng cao đến từ chi phí của ô tô đã qua sử dụng.

Sự thôi thúc lái xe sau lệnh hạn chế và nguồn cung ô tô mới thấp do tình trạng thiếu chip toàn cầu đã khiến giá ô tô cũ tăng chóng mặt. Chúng vẫn ở mức cao, nhưng giá đã giảm vào tháng 6.

Lái xe ô tô cũ và mới vẫn tốn kém do giá dầu vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, không phải tất cả các mặt hàng đều có thể giữ được mức giá cao. Đại dịch đã thúc đẩy nhiều người Mỹ sửa sang nhà cửa, hiện được sử dụng phổ biến làm "văn phòng" - khi họ làm việc tại nhà. Điều đó đã đưa giá gỗ xẻ lên quỹ đạo tăng giá mới. 

Tuy nhiên, sự sụt giảm cũng diễn ra nhanh chóng và rõ nét hơn so với giá xe đã qua sử dụng. 

Những yếu tố như vậy có thể khiến Powell, ít nhất, kiên nhẫn hơn trong việc đánh giá lạm phát và sự cần thiết phải đối phó với nó thông qua việc giảm cung tiền hoặc tăng chi phí đi vay.

3) Cuộc khủng hoảng biến thể delta

Cuộc khủng hoảng covid-19 dường như đang dần tan biến khi người Mỹ thực hiện tiêm chủng hàng loạt. Trọng tâm chuyển từ một nền kinh tế suy thoái sang một nền kinh tế có thể quá nóng do nhanh chóng trở lại bình thường và kích thích tài khóa và tiền tệ tăng cao. Tuy nhiên, giả định đó có thể đã đến quá sớm.

Covid đang trở lại thông qua biến thể Delta có khả năng truyền nhiễm cao lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ, hiện đã xuất hiện tại Mỹ và gây ra sự gia tăng các ca nhiễm mới. Theo một số ước tính, số ca lây nhiễm tăng khoảng 94% trong hai tuần qua.

Các thống đốc tiểu bang có ban bố các lệnh phong toả mới không? Họ sẽ không sớm làm như vậy, nhưng hành vi của mọi người có thể sẽ làm nguội thị trường lao động và lạm phát đang tăng nóng- hai nhiệm vụ chính của Fed.

Hơn nữa, sau khi đạt đến đỉnh điểm hơn 3 triệu lượt tiêm mỗi ngày, số người Mỹ được tiêm mỗi ngày hiện chỉ ở mức ít hơn 600,000. Khoảng 55% dân số đã được tiêm một liều và 48% đã tiêm hai liều. Châu Âu sẽ sớm vượt qua Mỹ trong tỷ lệ này. 

Mối đe dọa tiềm tàng về sự thất bại do biến chủng virus khác cũng có thể khiến Powell lo lắng hơn.

Kết luận 

Phiên điều trần vào giữa tháng 7 của Powell có thể đánh dấu một sự thay đổi sang "ôn hòa" - hoặc ít nhất là rút lui khỏi thái độ gay gắt trước đây - và điều đó có thể ảnh hưởng đến đồng đô la.

Fxstreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Các nhà đầu cơ Trung Quốc đẩy giá vàng tăng phi mã
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Các nhà đầu cơ Trung Quốc đẩy giá vàng tăng phi mã

Việc các nhà đầu cơ Trung Quốc đặt cược lớn vào việc giá vàng tăng đã thúc đẩy kim loại quý chạm mức đỉnh mọi thời đại trong tháng này. Đây là một dấu hiệu cho thấy các nhà giao dịch châu Á đang bắt đầu lấn át các đối tác phương Tây về tầm ảnh hưởng trên thị trường vàng thỏi
BoJ: Có thể sắp đến lúc phải "Hawkish"
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

BoJ: Có thể sắp đến lúc phải "Hawkish"

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất vào thứ Sáu này, bất chấp đồng Yên giảm mạnh xuống mức thấp nhất 34 năm qua. Sự sụt giảm của đồng Yên đang làm gia tăng khả năng BoJ từ bỏ việc nới lỏng chính sách.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ