Triển vọng kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng Covid: Lạc quan trong thận trọng!

Triển vọng kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng Covid: Lạc quan trong thận trọng!

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

11:00 29/09/2020

Kinh tế toàn cầu đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực từ mức đáy của khủng hoảng Covid-19, tuy nhiên vẫn sẽ còn nhiều gian nan phía trước

Thứ sáu, ngày 10/04, kinh tế thế giới chứng kiến ngày tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng Covid-19 khi lệnh phong tỏa được áp dụng ở mức tối đa tại nhiều quốc gia. GDP toàn cầu vào thời điểm đó đã thấp hơn tới 20% so với mức bình thường. Kể từ lúc đó tới nay, chính phủ các nước đã dần dỡ bỏ các lệnh phong tỏa và tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi. Các nhà phân tích đang phác họa bức tranh tăng trưởng GDP toàn cầu ở mức khoảng 7% hoặc hơn trong quý 3 năm nay so với mức quý 2.

Tác động của các biện pháp phong tỏa tới GDP toàn cầu

Kịch bản trên nghe có vẻ là một sự phục hồi ấn tượng theo mô hình chữ V, tuy nhiên kinh tế thế giới vẫn sẽ còn một chặng đường dài để trở lại mức bình thường. Các chính phủ tiếp tục áp dụng các biện pháp dãn cách xã hội để kiểm soát dịch bệnh như giảm số lượng khách tại các nhà hàng hay chưa cho phép khán giả trở lại các hoạt động thể thao, sẽ khiến sản lượng đầu ra bị suy giảm. Sự khó lường đối với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hiện đang ở gần mức cao kỷ lục - và điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp vẫn đang dè dặt trong việc đầu tư

Rủi ro biến động gia tăng khiến cho các doanh nghiệp không sẵn sàng đầu tư

Tính toán bởi Goldman Sachs chỉ ra rằng các biện pháp dãn cách xã hội sẽ tiếp tục cắt giảm GDP toàn cầu thêm 7-8% - khá tương đồng với nhận định của chúng tôi khi nhắc tới thuật ngữ "nền kinh tế 90%" để miêu tả kịch bản sẽ xảy ra một khi phong tỏa bắt đầu được dỡ bỏ. Mặc dù kinh tế toàn cầu đã hoạt động với 90% công suất, vẫn có những sự khác biệt giữa các ngành kinh tế và các quốc gia. Một số đang có kết quả khá ấn tượng, trong khi một số khác lại tương đối tồi tệ.

Hãy cùng nhìn vào hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa đã bật tăng trở lại nhanh chóng. Doanh thu bán lẻ toàn cầu đã phục hồi lại mức trước đại dịch trong tháng 7, theo nghiên cứu từ JPMorgan Chase. Với khoản tiền trợ cấp trị giá 2 nghìn tỷ USD từ các chính phủ kể từ khi dịch bệnh bùng phát, người tiêu dùng trên toàn cầu đã có điều kiện để tích trữ hàng hóa cho những ngày cách ly trong nhà. Điều này một phần giải thích vì sao thương mại toàn cầu đã phục hồi tích cực hơn những gì các nhà kinh tế học dự đoán. Sản lượng đầu ra toàn cầu đã bù đắp lại gần như tất cả mức sụt giảm trong quá trình phong tỏa.

Trong khi đó, hoạt động dịch vụ vẫn còn ở mức thấp hơn rất nhiều so với mức trước đại dịch, phần lớn là bởi những ngành này dễ bị tổn thương khi mọi người tránh tụ tập đông người. Số lượng khách hàng tại các nhà hàng thấp hơn khoảng 30-40% so với mức bình thường, theo dữ liệu từ ứng dụng đặt bàn OpenTable. Số lượng các chuyến bay chỉ còn một nửa so với mức trước đại dịch.

Sự phân hóa trong quá trình phục hồi giữa các nền kinh tế thậm chí còn đáng chú ý hơn. Việc tốc độ tăng trưởng khác nhau trong các cuộc suy thoái là điều khá phổ biến. Tuy nhiên, quy mô sụt giảm sản lượng đầu ra trong cuộc khủng hoảng 2020 đồng nghĩa rằng chênh lệch tốc độ tăng trưởng giữa các quốc gia đã mở rộng lên mức khổng lồ. Vào ngày 16/09, tổ chức các nước phát triển OECD đã đưa ra dự báo mới về kinh tế toàn cầu. Cũng giống như các tổ chức dự báo khác như Fed, cũng đưa ra dự báo đối với kinh tế Mỹ, tình hình đã trở nên bớt ảm đạm trong một vài tháng trở lại đây.

Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020

Dẫu vậy, khoảng cách tăng trưởng giữa cực trên và cực dưới trong nhóm các quốc gia trong nhóm G7 năm 2020 dự kiến là 6.7%, lớn hơn rất nhiều so với cuộc khủng hoảng cách đây hơn một thập kỷ. Trong số các nền kinh tế lớn, chỉ có Trung Quốc là vẫn giữ được tăng trưởng dương trong năm nay. Một số các quốc gia khác, như Mỹ hay Hàn Quốc, dù phải đối mặt với suy thoái nhưng vẫn chưa phải là một thảm họa. Ngược lại, Vương quốc Anh dường như đang rơi vào cuộc khủng hoảng nặng nề nhất kể từ năm 1709.

Một số các nhà kinh tế học cho rằng mức chênh lệch khổng lồ trên chỉ là về con số do sự khác biệt về phương pháp tính toán GDP. Ví dụ như tại Anh, cách tính toán chi tiêu chính phủ của cơ quan thống kê đồng nghĩa với việc trường học đóng cửa và hủy lịch khám tại bệnh viện có tác động lớn hơn tới GDP hơn các quốc gia khác. Tuy nhiên tác động này là rất nhỏ - phần lớn sự sụt giảm sản lượng đầu ra đến từ khu vực tư nhân.

Thay vào đó, quá trình phục hồi của nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố. Thứ nhất đó là cơ cấu ngành kinh tế. Các quốc gia như Hy Lạp và Italy vốn chủ yếu dựa vào bán lẻ và nhà hàng khách sạn sẽ luôn dễ bị tổn thương hơn so với quốc gia như Đức với ngành sản xuất quy mô lớn.

Thứ hai đó là niềm tin của nền kinh tế, điều dường như được quyết định bởi cách thức các quốc gia ứng phó với dịch bệnh. Tình hình bi quan của kinh tế Anh nhiều khả năng liên quan tới khả năng kiểm soát dịch bệnh yếu kém của chính phủ. Người Anh dường như lo lắng hơn về dịch bệnh so với người dân các nước Châu Âu khác.

Yếu tố thứ 3 đó là kích thích kinh tế. Các nhà làm luật Hoa Kỳ có thể chưa thống nhất về gói kích thích kinh tế bổ sung, tuy vậy họ cũng đã kích hoạt gói cứu trợ lớn nhất trên thế giới so với quy mô của nền kinh tế. OECD cho rằng Mỹ sẽ là một trong những quốc gia phát triển tăng trưởng tốt nhất trong năm nay.

Điều gì đang chờ đợi nền kinh tế toàn cầu tiếp sau đây? Một số nhà chức trách đã buộc phải ra lệnh phong tỏa. Tuy nhiên một số các quốc gia khác có khả năng áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội  mà không phải đánh đổi bởi sản lượng đầu ra. Điều này có thể đưa nền kinh tế thế giới tới gần mức 95% bình thường. Quả thật, OECD đã dự báo GDP toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi thêm trong phần còn lại của năm nay.

Sẽ thật tích cực nếu như một loại vắc-xin mới có thể phục hồi tình hình trở lại bình thường. Tuy nhiên những vết sẹo vẫn sẽ còn ở đó. Các doanh nghiệp lưỡng lự trong việc đầu tư có nghĩa rằng có ít hơn vốn sản xuất trong tương lai. Ngày càng nhiều người lao động Mỹ tin rằng họ sẽ không thể quay trở lại công việc cũ. Tái phân phối nguồn lực dư thừa tới các công ty có năng suất cao hơn sẽ tốn kém thời gian. Việc Fed giữ lãi suất ở mức thấp dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ chưa trở lại mức trước đại dịch là 4% cho tới sau năm 2023; các nhà phân tích tại Goldman Sachs thậm chí cho rằng điều này sẽ chỉ đạt được cho tới năm 2025, mặc dù vẫn lạc quan về việc vắc-xin sẽ sớm được phân phối rộng rãi.

Cũng giống như Covid-19 để lại triệu chứng lâu dài trên người mắc bệnh, cơn khủng hoảng lần này cũng sẽ khiến cho nền kinh tế thế giới cảm thấy lao đao trong khoảng thời gian sắp tới.

 

 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ