Top 5 sự kiện quan trọng nhất tuần này 03/08 - 07/08

Top 5 sự kiện quan trọng nhất tuần này 03/08 - 07/08

Bảo Chung

Bảo Chung

Currency Analyst

11:31 03/08/2020

Các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo việc làm tháng 7 của Hoa Kỳ bởi nó sẽ giúp làm sáng tỏ hơn tình hình quá trình hồi phục của nền kinh tế.

Phạm vi dự báo được tăng lên khá rộng, tuy nhiên nhiều nhà phân tích cho rằng sự hồi phục trong việc tuyển dụng đã giảm đi đáng kể trong tháng vừa rồi. Thị trường cũng sẽ dồn sự chú ý về Quốc Hội trước những bế tắc trong quá trình thống nhất vòng viện trợ kinh tế tiếp theo, sau khi chương trình trợ cấp hàng tuần của hàng triệu người dân Hoa Kỳ đã hết hạn.

Một nửa thời gian của mùa báo cáo thu nhập quý II đã trôi qua, kết quả thật sự tuyệt vời đối với các ông lớn công nghệ nhưng ngược lại, sự sụt giảm của các dữ liệu kinh tế cùng mối lo ngại về quá trình bùng phát trở lại của đại dịch đang đè nặng lên Lợi suất trái phiếu kho bạc.

Trong khi đó, Ngân hàng Anh được kỳ vọng sẽ giữ nguyên chính sách vào cuộc họp hôm thứ Năm tới. Nhà đầu tư đang trông chờ những gợi ý về định hướng cho chính sách tiền tệ sắp tới.

Dưới đây là top 5 sự kiện có thể sẽ tác động mạnh tới thị trường trong tuần này.

1. Dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ

Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 7 của Bộ Lao động dự kiến sẽ tăng thêm 1.65 triệu việc và thấp hơn đà tăng 4.8 triệu đã đạt được trong tháng trước. Báo cáo sẽ cho biết tình hình khoảng giữa tháng 7, trước khi các biện pháp ngăn chặn được tái áp dụng tại một số bang trong hai tuần cuối tháng.

Các nhà phân tích tại ING tỏ ra thận trọng hơn so với thị trường, họ kỳ vọng con số thực tế sẽ dao động xung quanh 750,000 việc làm mới.

Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 7 sẽ được công bố một ngày sau dữ liệu Đơn Trợ Cấp Thất Nghiệp Lần Đầu. Các số liệu trong tuần trước cho thấy sự gia tăng trong lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần thứ hai liên tục và đợt tăng nghiêm mạnh nhất của số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tiếp tục (continuing claims) kể từ tháng 5. Nó có thể sẽ là dấu hiệu báo trước cho sự tiêu cực của Bảng lương phi nông nghiệp tháng 8.

2. Quốc hội bế tắc trong việc đưa ra gói kích thích mới

Các nhà đầu tư sẽ dồn sự tập trung vào Washington, nơi Quốc hội vẫn đang bế tắc với vòng cứu trợ tiếp theo khi nền kinh tế Hoa Kỳ đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc cùng từ đại dịch với hơn 150,000 người tử vong.

Thứ Sáu tuần trước, hàng chục triệu người dân Mỹ đã mất đi khoản trợ cấp $600 mỗi tuần sau khi Nhà Trắng và Quốc hội không đạt được thỏa thuận gia hạn gói cứu trợ.

Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa đang có những ý kiến trái chiều xoay quanh sự gia hạn gói hỗ trợ, khi Đảng Cộng Hòa coi đây là động lực thúc đẩy người dân ở nhà và nhận trợ cấp thay vì quay trở lại làm việc. Thay vào đó, họ đề xuất khoản hỗ trợ $200 mỗi tuần.

3. Nửa sau của mùa báo cáo thu nhập quý II

Một nửa thời gian mùa báo cáo thu nhập quý II đã trôi qua. Trong số 250 công ty đã công bố, khoảng 80% các công ty Hoa Kỳ trong S&P 500 cho kết quả thực tế tốt hơn kỳ vọng so với 65% tại châu Âu.

Dẫu cho các công ty công nghiệp như General Motors (NYSE:GM) và Caterpillar (NYSE:CAT) mang đến những bất ngờ tích cực cho nhà đầu tư thì quyền bá chủ vẫn nằm trong tay các đại gia công nghệ. Amazon (NASDAQ: AMZN) đã báo cáo lợi nhuận cao nhất từ trước tới giờ. Facbook (NASDAQ: FB) phá vỡ mọi kỳ vọng và doanh số kinh doanh iPhones của Apple (NASDAQ: AAPL) vượt qua cả những dự đoán tích cực nhất.

Các báo cáo thu nhập có thể sẽ ít tác động tới thị trường hơn với những cái tên có vẻ đã “già cỗi”, trong đó có Disney (NYSE: DIS), Berkshire Hathaway (NYSE: BRKa), Tyson Foods (NYSE: TSN), Clorox (NYSE: CLX) và CVS (NYSE: CVS).

4. Lợi suất trái phiếu Kho bạc sụt giảm

Dữ liệu vào thứ Năm tuần trước cho thấy GDP quý II của Hoa Kỳ đã có mức sụt giảm lớn nhất trong lịch sử, 32.9%, khiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2, 5 và 20 năm xuống mức thấp kỷ lục. Toàn bộ đường cong lợi suất đều gần tụt xuống dưới mức 1%.

Một tác nhân khác có thể khiến lợi suất sụt giảm hơn nữa có thể là dữ liệu tỷ lệ thất nghiệp tháng 7.

Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang đã "gắn" kỳ vọng phục hồi kinh tế với cuộc khủng hoảng sức khỏe: “Con đường phục hồi sắp tới của nền kinh tế phục thuộc rất nhiều vào diễn biến đại dịch COVID-19”.

Các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã cam kết sử dụng “toàn bộ các công cụ có thể” để hỗ trợ nền kinh tế và tiếp tục giữ lãi suất ở mức gần 0 nếu cần thiết.

5. Ngân hàng Trung ương Anh Quốc giữ nguyên lãi suất

Thứ Năm tới đây, Ngân hàng Trung ương Anh Quốc BoE sẽ làm sáng tỏ hơn về tốc độ phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch, nhưng ít khả năng sẽ “bơm” thêm sau gói trợ cấp 100 tỷ Bảng (khoảng $131 tỷ) hồi tháng Sáu.

Thống đốc Andrew Bailey có thể sẽ được hỏi về quan điểm của ông về vấn đề lãi suất âm, trong khi các nhà phân tích cho rằng BOE sẽ không thay đổi lãi suất cho tới cuối năm 2021.

Quá trình phục hồi của nền kinh tế có lẽ sẽ bị "kéo giãn" hơn nữa, và Anh cần phải đạt được thỏa thuận thương mại với EU trước khi giai đoạn chuyển đổi của Brexit kết thúc vào 31/12 tới đây.

BoE có thể sẽ cho thấy lập trường thận trọng. Thời gian đang đếm ngược tới hạn chót Brexit, các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ muốn giữ một vài lựa chọn để đề phòng các tình huống xấu nhất.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các nhà đầu tư trái phiếu ''bấp bênh'' trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Các nhà đầu tư trái phiếu ''bấp bênh'' trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông

Các nhà đầu tư trái phiếu hiện đang bị mắc kẹt trong tình thế bấp bênh khi tiếp tục có nguy cơ xung đột Iran-Israel sẽ lan rộng thành một cuộc chiến tranh quy mô rộng hơn, giữ giá dầu cao hơn và Cục Dự trữ Liên bang phải giữ mức lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn để chống lại lạm phát.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ