Thị trường sẽ trở về với thực tại sau khi những ồn ào của cuộc bầu cử năm nay tạm thời lắng xuống

Thị trường sẽ trở về với thực tại sau khi những ồn ào của cuộc bầu cử năm nay tạm thời lắng xuống

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

15:30 04/11/2020

Khi những ồn ào của cuộc bầu cử Tổng thống tạm lắng xuống, nước Mỹ sẽ phải trở lại với vấn đề lớn hơn lúc này đó là cuộc khủng hoảng Covid-19

Đảng Dân chủ hay Cộng hòa, Trump hay Biden, đây là những câu hỏi đã lặp đi lặp lại với người dân Mỹ trong những ngày vừa qua. Tuy nhiên, khi cuộc bầu cử năm nay đi qua, nước Mỹ sẽ phải quay trở lại đối mặt với vấn đề thật sự lúc này đó là cuộc khủng hoảng Covid-19. Câu trả lời đơn giản đó là cần phải tăng cường hoạt động đầu tư.

Khoảng cách lớn giữa những điều cần phải làm và những gì đã chuẩn bị đến lúc này có lẽ chính là điều đã gây trở ngại đối với nước Mỹ trong việc đối phó với những thách thức mới trong thế kỷ 21.

Điểm mạnh của nước Mỹ đến từ sự đổi mới sáng tạo. Quốc gia này đã đóng vai trò đi đầu trong nhiều lĩnh vực từ công nghệ, tài chính cho tới giải trí. Điều này giúp thu hút nhân tài và dòng vốn đầu tư trên toàn cầu, thúc đẩy sự vận động và tăng trưởng của nền kinh tế. Trong khi đó, điểm yếu chủ yếu sẽ đến từ sự thiếu linh hoạt của cơ cấu nhà nước và tầng lớp lãnh đạo để đáp ứng những nhu cầu mới của đất nước. Tầng lớp lãnh đạo đã xây dựng nên hệ thống đường cao tốc liên bang vào những năm 1950 đã không còn. Điều nước Mỹ cần lúc này đó là những người có thể đứng lên lèo lái vận mệnh đất nước.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm trầm trọng thêm các vấn đề hiện tại. Mặc dù không chỉ có Mỹ gặp khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh, những hậu quả mà nó để lại là cực kỳ nghiêm trọng  - hàng trăm nghìn người tử vong và sự xói mòn lòng tin của người dân đối với chính quyền.

Vấn đề cũng hiện lên rõ rệt trong những cuộc thảo luận xung quanh gói cứu trợ kinh tế đối phó với dịch bệnh. Về cơ bản, nền kinh tế Mỹ dựa vào chi tiêu của người dân đối với hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, kể từ khi gói cứu trợ đầu tiên chấm dứt, các nhà lãnh đạo đã không cung cấp đủ sự hỗ trợ cho những người lao động và các doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn - đó là chưa kể tới các doanh nghiệp bảo hiểm nước này.

Bạn cũng có thể thấy sự phân hóa trong quá trình phục hồi sau làn sóng thứ nhất của dịch bệnh khi giới giàu có giữ mức tiêu dùng cao trong khi có khoảng 8 triệu người Mỹ đã rơi vào nghèo đói kể từ Tháng 5. Với việc làn sóng thứ 2 của dịch bệnh đã hiện hữu, không khó để nhận ra vấn đề này.

Vậy điều nước Mỹ cần làm tiếp theo? Đối với thị trường, câu trả lời rất đơn giản: Nước Mỹ cần đầu tư cho chính bản thân mình.

Lãi suất ở mức thấp lịch sử tạo điều kiện để tăng cường hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp thông qua các biện pháp kích thích kinh tế truyền thống. Đường xá, cầu cống, hàng không và nhiều hơn thế cần hiện đại hóa. Nước Mỹ cũng cần phải giải quyết những thiệt hại đang gây ra đối với môi trường. Xu hướng mở rộng nhanh chóng của khu vực nông thôn cần được gắn liền với công nghệ tốc độ cao. Các chương trình công cộng như vậy là các khoản đầu tư cần có trong thời gian phục hồi lại nền kinh tế, và sẽ được đền đáp từ thị trường và các nhà đầu tư trong dài hạn

Hầu hết các kế hoạch này đều đã được ủng hộ bởi phần lớn công chúng. Tuy nhiên, câu hỏi lúc này đó là liệu các nhà lãnh đạo có thể thực thi chúng hay không. Dù không được liệt kê lên những phiếu bầu, đây vẫn sẽ là câu hỏi mà cử tri Mỹ cần phải tự tìm câu trả lời trong thời gian tới.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trọng tâm toàn cầu 28/03: Giá dầu tăng trở lại khi thương mại toàn cầu khởi sắc

Trọng tâm toàn cầu 28/03: Giá dầu tăng trở lại khi thương mại toàn cầu khởi sắc

Ngày 28/3, tình hình khu vực Biển Đỏ căng thẳng nhưng hoạt động thương mại toàn cầu tăng tốc và giá dầu phục hồi nhẹ. Hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa được cải thiện, nhưng tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ tăng hơn dự kiến ​​và tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu thô của Trung Quốc chậm lại. Giá dầu thô Brent tìm thấy ngưỡng kháng cự gần 87 USD.
Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ