Thị trường châu Á phản ứng thế nào khi USD suy yếu trong tuần trước?

Thị trường châu Á phản ứng thế nào khi USD suy yếu trong tuần trước?

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

09:23 17/01/2022

Đồng USD vào tuần trước đã tỏ ra yếu thế hơn hầu hết các đồng tiền khu vực ASEAN. Các thị trường mới nổi vẫn thu hút nhiều sự chú ý trong tuần này, với trọng tâm là dữ liệu GDP của Trung Quốc.

Chỉ số USD ASEAN-based so với chỉ số EEM
Chỉ số USD ASEAN-based so với chỉ số EEM

Đô la Mỹ trong tuần trước đã thể hiện sự yếu kém so với hầu hết các đồng tiền khu vực ASEAN như đô la Singapore, Baht Thái và Rupiah Indonesia. Trong khi đồng Peso của Philipines gần như không thay đổi, khiến cho động lực thúc đẩy USD/PHP vượt đỉnh cuối tháng 12 là không còn. Nguyên nhân chính dẫn dến sự suy yếu của USD có thể được giải thích là do thị trường chứng khoán của các thị trường mới nổi đã có một tuần hoạt động vượt trội.

US Dollar Drops Before China GDP, Singapore Dollar Up. Rupiah Eyes Bank of Indonesia
MSCI ASEAN INDICES (Khung H1)

Yếu tố tác động tâm lý thị trường mới nổi đáng chú ý nhất là các kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ, điều này ảnh hưởng đến dòng vốn vào và ra khỏi khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang trên đà phát triển. Tất cả sự chú ý đều đang hướng tới báo cáo CPI của Mỹ tháng 12, được dự báo lạm phát đang ở mức cao nhất trong 40 năm. Có thể con số dự báo là hợp lý, gây ra sự thất vọng khi chính sách tăng lãi suất hời hợt của Fed, khiến cho đồng USD suy yếu khi chứng khoán leo thang.

Như đã nói, tâm lý thận trọng đã hạn chế đà giảm của USD. Điều đáng quan tâm trong 2022 vẫn là Fed, và các NHTW khác từ các nước phát triển, đang ngày càng thu hẹp các gói kích thích và tăng lãi suất. Điều đó đặt ra thách thức cho các tài sản của thị trường mới nổi, khiến USD/SGD, USD/THB, USD/IDR và ​​USD/PHP có thể gặp nhiều rào cản.

Kinh tế Hoa Kỳ trong tuần tới không có gì nhiều ngoài báo cáo thu nhập và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp.

DỮ LIỆU KINH TẾ CHÂU Á, NAM Á

Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến ​​sẽ chỉ tăng trưởng 3.3% trong quý 4 năm 2021, giảm so với 4.9% trong quý 3. Điều này có thể là do một thị trường bất động sản sụp đổ và các cuộc đàn áp liên tục của chính phủ đối với lĩnh vực công nghệ và giáo dục. Vì là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, một kết quả thất vọng sẽ phần nào làm giảm khẩu vị rủi ro. Chúng ta cần nhớ rằng, biến động trên các thị trường ASEAN có sự tương quan lớn với thị trường Trung Quốc.

Tiếp đó là USD/IDR khi quyết định lãi suất của NHTW Indonesia đang thu hút nhiều chú ý, trong đó lãi suất reverse repo 7 ngày dự kiến sẽ không thay đổi đạt mức 3.5%. Ngân hàng trung ương dự báo sẽ duy trì đà lạm phát đến khi đạt mục tiêu, và sẽ tăng lãi suất cho đến khi đó. Hiện mục tiêu chính mà NHTW quan tâm là duy trì ổn định tiền tệ, và nó có thể gặp nhiều rào cản trong bối cảnh đồng USD dần mạnh hơn.

Vào ngày 14/1/2022, hệ số tương quan luân phiên trong 20 ngày giữa USD (dựa trên ASEAN) và chỉ số MSCI dao động từ -0.85 tới -0.65 vào 1 tuần trước. Các giá trị tiến tới -1 biểu thị tương quan ngày càng trái chiều, mặc dù điều quan trọng là cần nhận ra mối tương quan đó không bao hàm "nhân-quả".

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ