Thế giới đang vào chu kỳ bình thường hay siêu chu kỳ hàng hóa?

Thế giới đang vào chu kỳ bình thường hay siêu chu kỳ hàng hóa?

15:16 26/06/2021

Giá hàng hóa được dự báo vẫn ở mức cao trong nhiều năm tới nhưng sẽ không kéo dài tới 10 năm do tăng trưởng nhu cầu đang chậm lại.

Giá hàng hóa đã tăng lên mức rất cao trong năm nay. Giá quặng sắt và đồng chạm mức cao nhất mọi thời đại trước khi giảm trở lại vì những biện pháp kiềm chế giá của chính phủ Trung Quốc. Giá nhôm cũng tăng mạnh trong khi giá dầu dao động quanh 75 USD/thùng. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy thế giới đang bước vào một siêu chu kỳ hàng hóa mới hay không?

Thị trường hàng hóa đang bước vào giai đoạn phục hồi giá của một chu kỳ kinh doanh bình thường, không phải siêu chu kỳ, theo Jumana Saleheen, chuyên gia kinh tế trưởng kiêm giám đốc phụ trách mảng bền vững tại công ty tư vấn về hàng hóa CRU, và Lavan Mahadeva, giám đốc nghiên cứu của cùng công ty.

“Định nghĩa của chúng tôi về siêu chu kỳ dựa trên định nghĩa của nhà kinh tế học người Nga Nikolai Kondratieff. Đối với thị trường hàng hóa, một siêu chu kỳ có nghĩa là giá sẽ giữ ở xu hướng tăng trong 10 – 35 năm”, hai chuyên gia cho biết.

Siêu chu kỳ là sự kiện khá đặc biệt. Trong 150 năm qua, thế giới mới chỉ trải qua 4 siêu chu kỳ nhưng lại có rất nhiều chu kỳ kinh doanh.

Theo dự đoán của các chuyên gia của CRU, giá hàng hóa sẽ giảm xuống so với mức đỉnh hiện tại nhưng vẫn ở mức cao trong vài năm tới. Tuy nhiên, giá được dự báo không tăng liên tiếp trong 10 năm, yếu tố cần thiết để xây dựng nên một siêu chu kỳ.

Thị trường hàng hóa đều đang trải qua một diễn biến chung là giá tăng do nhu cầu lớn trong khi phản ứng từ nguồn cung lại chậm trễ.

Về phía cầu, nhóm chuyên gia của CRU cho rằng nhu cầu hàng hóa tăng khi nhiều nền kinh tế bắt đầu phục hồi từ đại dịch Covid-19. Lệnh phong tỏa và các biện pháp giãn cách xã hội khiến mọi người phải ở nhà và chi tiêu nhiều hơn bình thường cho các mặt hàng lâu bền như máy giặt, thiết bị tập thể dục, đồ điện tử và nhà mới. Kết quả, chi tiêu cho hàng hóa lâu bền tăng nhanh hơn nhiều so với các mặt hàng khác, từ đó kéo giá nguyên vật liệu, như thép, đồng, quặng sắt và nhôm, đồng loạt tăng theo.

Tuy nhiên, nhu cầu với hàng hóa lâu bền sẽ không tăng trong thời gian dài. Khi lệnh phong tỏa được nới lỏng, CRU cho rằng nhu cầu sẽ chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ vì mọi người bắt đầu đi bar, nhà hàng, rạp chiếu phim và nghỉ dưỡng. Sức mua hàng hóa lâu bên sẽ giảm và nhu cầu về nguyên liệu thô cũng vậy.

Vậy còn kế hoạch phục hồi kinh tế hậu Covid-19 của các chính phủ thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng? Nhu cầu của Trung Quốc trong vấn đề này thực sự rất lớn. Tuy nhiên, theo nhóm chuyên gia của CRU, nhu cầu đang có dấu hiệu giảm khi Bắc Kinh chuyển sang giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa. Thỏa thuận Xanh của châu Âu và Kế hoạch Việc làm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đều không phải là những yếu tố có thể thay đổi cục diện. Theo tính toán của CRU, những yếu tố này chỉ khiến nhu cầu về kim loại tăng ở mức khiêm tốn.

Về phía cung, những lo ngại trong vấn đề bền vững và giảm phát thải ngày càng gia tăng. Trung Quốc đang rất tham vọng có thể hạn chế sử dụng điện than. Điều này khiến Saleheen và Mahadeva phải hạ dự báo về nguồn cung hàng hóa trong tương lai, đặc biệt với nhôm và thép. “Điều này có nghĩa là chúng tôi dự đoán giá hàng hóa sẽ rời khỏi đỉnh hiện tại, sau đó ổn định ở mức cao hơn những gì chúng tôi từng dự đoán vào một năm trước”.

Lấy đồng làm ví dụ. Sản lượng đồng khai thác tại mỏ đang cao hơn kỳ vọng nhưng đại địch Covid-19 vẫn là mối đe dọa lớn đối với nguồn cung kim loại này. Trong khi đó, một loạt nhà máy mới được cho là sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn 2021 – 2023 nên giá kim loại này có thể giảm trong vài năm tới, dù vẫn cao hơn nhiều so với chi phí biên của ngành.

Tuy nhiên, việc thiếu đầu tư vào các dự án sản xuất đồng từ giữa thập niên hiện tại sẽ khiến nguồn cung tăng chậm hơn nhu cầu, đồng thời đẩy giá lên cao trở lại. Có một số dự án có thể đáp ứng được nhu cầu đồng ngày càng tăng trong lĩnh vực điện khí hóa và năng lượng tái tạo. Nhưng với những lo ngại về môi trường, sự phức tạp của các mỏ khai thác và bất ổn chính trị, nguồn cung cần thiết sẽ chỉ có khi người mua chịu trả giá cao hơn so với mức giá trong quá khứ.

Cuối cùng, xét về các yếu tố không cơ bản, nỗi sợ lạm phát đã kích thích làn sóng đầu cơ ồ ạt vào hàng hóa và các cổ phiếu liên quan. Quan điểm của nhóm chuyên gia CRU là lạm phát gia tăng chỉ là tạm thời và thế giới sẽ không trở lại tình trạng giống như những năm 1970. Vì vậy, làn sóng đầu cơ này có thể dẫn tới một đợt điều chỉnh.

Tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu do thế giới dần phục hồi từ đại dịch Covid-19 có thể sẽ giảm bớt phần nào khi các nền kinh tế mở cửa và người tiêu dùng thay đổi xu hướng chi tiêu. Tuy nhiên, các kế hoạch của kinh phủ liên quan tới biến đổi khí hậu vẫn còn nhiều sự không chắc chắn và thế giới có thể xuất hiện thêm nhiều tin tức mới làm thay đổi đánh giá của giới chuyên gia. “Cho tới lúc đó, đây vẫn chỉ là một chu kỳ giá hàng hóa bình thường, chứ không phải là một siêu chu kỳ”, hai chuyên gia của CRU khẳng định.

Link gốc tại đây.

NDH tổng hợp theo theo Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Báo cáo biến động Vàng hàng tuần
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Báo cáo biến động Vàng hàng tuần

Giá trị hợp đồng tương lai vàng khi kết thúc phiên giao dịch thấp hơn mức trung bình trong 9 ngày gần nhất theo đường SMA, điều này cho thấy xu hướng giảm giá trong ngắn hạn. Thị trường đóng cửa dưới mức chỉ báo động lực biến đổi giá hàng tuần càng làm xu hướng này trở nên rõ nét hơn. Nhà giao dịch được khuyến nghị rằng nên chốt lời tại mức 2314-2253 USD trong ngắn hạn và chờ tín hiệu thay đổi trong dài hạn.
Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Áp lực lạm phát khiến nhiều người nghi ngờ về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng vượt kỳ vọng khi tăng 3,5% trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán về thời gian Fed cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào tháng 7 và tháng 9.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ