Technical Analysis 101. Hướng dẫn toàn diện về các mô hình giá (Part 1)

Technical Analysis 101. Hướng dẫn toàn diện về các mô hình giá (Part 1)

Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

23:36 07/05/2020

Việc nghiên cứu một cách nghiên túc các mô hình giá đảo chiều và tiếp diễn có ý nghĩa quan trọng trong việc nắm bắt tâm lý đám đông và dự báo hướng đi tiếp theo của thị trường.

Technical Analysis 101. Hướng dẫn toàn diện về các mô hình giá (Part 1)

Một trong những định đề đầu tiên của phân tích kỹ thuật :”Lịch sử giá có tính lặp lại” ngụ ý cho chúng ta thấy rằng tâm lý và ứng xử của đám đông khi phản ứng với các biến động thị trường luôn lặp đi lặp lại theo các mô-típ tương tự nhau. Chúng ta tham lam, do dự, hay sợ hãi theo những cách giống nhau, và điều đó được phản ánh trên biểu đồ qua việc hình thành nên các mô hình giá. Việc nghiên cứu một cách nghiên túc các mô hình giá này có ý nghĩa quan trọng trong việc nắm bắt tâm lý đám đông và dự báo hướng đi tiếp theo của thị trường. Các mô hình giá thường được chia thành 2 nhóm chính: các mô hình giá tiếp diễn và các mô hình giá đảo chiều. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngày càng phức tạp của thị trường tài chính, việc phân biệt rõ ràng một mô hình thuộc kiểu nào trong 2 nhóm trên ngày càng khó khăn. Vì vậy, cách tốt hơn là liệt kê các mô hình theo đặc điểm cấu tạo của chúng, và xem xét khi nào thì mô hình mang ý nghĩa đảo chiều hay tiếp diễn. Chúng ta cùng bắt đầu với những mô hình giá phổ biến thường gặp nhất.

Mô hình Hai đỉnh – Double Top

Mô hình hai đỉnh là một mô hình đảo chiều được hình thành sau một giai đoạn tăng giá. Đỉnh được tạo ra khi giá chạm vào những vùng kháng cự nhất định mà không thể phá vỡ. Sau khi chạm vào vùng này, giá giảm xuống nhưng sau đó lại quay lên để kiểm tra vùng kháng cự đó thêm 1 lần nữa. Nếu giá tiếp tục giảm xuống sau lần tăng thứ 2 này là lúc mô hình hai đỉnh hình thành.

Mô hình 2 đỉnh

Ở hình bên trên, có thể thấy hai đỉnh được tạo ra sau một giai đoạn tăng giá mạnh. Lưu ý ở chỗ đỉnh thứ 2 không thể vượt qua được đỉnh thứ nhất. Đây là dấu hiệu rõ rệt cho khả năng đảo chiều có thể xảy ra bởi vì nó đang nói cho chúng ta rằng áp lực mua lên đang yếu dần. Với mô hình hai đỉnh, chúng ta có thể đặt điểm vào phía dưới đường viền cổ - neckline – bởi vì chúng ta đang dự đoán về sự đảo chiều của xu hướng tăng.

Giao dịch với mô hình 2 đỉnh

Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy giá phá vỡ đường viền cổ và giảm xuống dưới. Hãy nhớ rằng hai đỉnh thường là một mô hình đảo chiều, vì vậy bạn sẽ thường thấy nó sau một xu hướng tăng mạnh. Lưu ý nữa là mức giảm sẽ xấp xỉ bằng với độ cao của mô hình 2 đỉnh. Hãy nhớ kỹ điều  này vì nó được dùng để tìm mục tiêu lợi nhuận khi giao dịch với điểm đột phá mô hình.

Mô hình Hai đáy – Double Bottom

Mô hình hai đáy là một mô hình đảo chiều, nhưng xoay chiều từ giảm sang tăng. Mô hình này xuất hiện sau một giai đoạn giảm điểm khi 2 đáy được hình thành. Có thể thấy trong biểu đồ bên trên rằng sau một giai đoạn giảm điểm, giá tạo thành 2 đáy bởi vì nó không thể giảm xuống thấp hơn nữa.

Mô hình 2 đáy

Lưu ý rằng đáy thứ 2 không thể giảm thấp hơn đáy thứ nhất. Đây là dấu hiệu cho thấy lực bán đã yếu đi và khả năng một đảo chiều tăng đang đến.

Giao dịch với mô hình 2 đáy

Sau đó, giá phá đường viền cổ - neckline – và tạo hướng lên trở lại Hãy xem giá đã tăng một đoạn xấp xỉ chiều cao của mô hình hai đáy. Hãy nhớ rằng mô hình hai đáy cũng là một mô hình đảo chiều. Bạn sẽ thường thấy nó sau mỗi giai đoạn giảm giá mạnh.

Mô hình Vai - Đầu - Vai (Head and Shoulders)

Mô hình VĐV là một mô hình đảo chiều Nó được tạo thành bởi một đỉnh (vai trái), tiếp đến là một đỉnh cao hơn (đầu) và cuối cùng là một đỉnh thấp hơn (vai phải). Đường viền cổ - neckline - được vẽ bằng cách nối liền 2 đáy. Đường viền cổ có thể chếch lên hoặc chếch xuống. Thông thường, nếu đường viền cổ chếch xuống là tín hiệu đáng tin cậy hơn.

Mô hình VĐV

Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy mô hình VĐV. Phần đầu là phần đỉnh ở giữa và là phần cao nhất của mô hình. Hai vai được tạo ra từ hai đỉnh khác nhưng không cao bằng đầu. Với mô hình này, chúng ta sẽ vào lệnh bán ở phía dưới đường viền cổ. Có thể đo mục tiêu lợi nhuận bằng cách tính độ cao từ đỉnh đầu đến đường viền cổ. Đây sẽ là khoảng cách mà giá có thể đi sau khi phá qua đường viền cổ.

Giao dịch với mô hình VĐV

Có thể thấy rằng một khi giá phá đường viền cổ, giá sẽ đi một khoảng bằng ít nhất khoảng từ đầu đến đường viền cổ.

Mô hình Vai - Đầu – Vai ngược ( Inverted Head and Shoulders)

Đây là dạng mô hình giống với VĐV nhưng bị đảo ngược lại. Cụ thể, vai đầu tiên là một đáy, tiếp theo đầu là một đáy sâu hơn và vai còn lại là một đáy nông hơn. Mô hình này thường xuất hiện sau một giai đoạn giảm giá.

Mô hình VĐV ngược

Để giao dịch với mô hình VĐV ngược, chúng ta sẽ đặt lệnh mua khi giá phá lên trên đường viền cổ. Mục tiêu lợi nhuận cũng giống như mô hình VĐV, đó là khoảng cách từ đỉnh đầu đến đường viền cổ.

Giao dịch với VĐV ngược

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những mô hình giá hữu ích khác, trong các phần tiếp của series.

Happy Trading !!

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các sàn forex đang trục lợi trader bằng đòn bẩy cao?
Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

Các sàn forex đang trục lợi trader bằng đòn bẩy cao?

Tại sao các bên tạo lập cung cấp đòn bẩy cao? Với việc phần lớn (rất lớn) các trader forex thua lỗ, liệu các sàn giao dịch có đang lợi dụng rủi ro của họ? Hay họ chuyển lệnh sang hệ thống liên ngân hàng và ăn chênh lệch? Đây là một số câu trả lời.
Bạn là nhà đầu tư theo phong cách nào?
Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

Bạn là nhà đầu tư theo phong cách nào?

Trong việc đầu tư vào một loại tài sản hoặc giao dịch trên thị trường tài chính nói chung, nhà đầu tư sẽ phải bỏ thời gian và năng lượng cho thị trường tài sản đó, chưa nói đến các vấn đề về kiến thức thị trường và tâm lý đầu tư, quản trị tài chính. Vậy có những style đầu tư như thế nào trên thị trường? Điều này sẽ giúp bạn trang bị tư duy phù hợp cho việc ra quyết định.
Tất cả những gì bạn cần biết về Quỹ tương hỗ - Mutual Funds
Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

Tất cả những gì bạn cần biết về Quỹ tương hỗ - Mutual Funds

Quỹ tương hỗ là gì? Quỹ tương hỗ là một công ty tập hợp tiền từ nhiều nhà đầu tư và đầu tư tiền vào chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và nợ ngắn hạn. Các khoản nắm giữ của quỹ tương hỗ được gọi là danh mục đầu tư của nó. Các nhà đầu tư mua cổ phần trong quỹ tương hỗ. Mỗi cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu một phần của nhà đầu tư trong quỹ và thu nhập mà nó tạo ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ