[Tâm lý giao dịch] Sự tiếc nuối trong trading và cách cải thiện tâm lý giao dịch.

[Tâm lý giao dịch] Sự tiếc nuối trong trading và cách cải thiện tâm lý giao dịch.

18:59 14/04/2020

Bàn về tâm lý tiếc nuối trong trading.

Trading là một công việc gắn liền với cảm xúc, hãy thành thật như vậy. Trừ khi bạn có một hệ thống giao dịch tự động hoàn toàn bằng robot, còn không thì cảm xúc sẽ là thứ luôn đi theo bạn trên từng vị thế giao dịch (và kể cả nếu bạn tự động hóa việc giao dịch, vẫn cần phải có nhân tố con người đằng sau để vận hành và tinh chỉnh hệ thống đó để phù hợp với hoàn cảnh thị trường, chúng ta sẽ quay lại bàn về những lợi thế và hạn chế của giao dịch tự động trong những bài viết sau). Trong bài viết này, tôi sẽ nói đến cảm xúc mà có lẽ, theo quan điểm vui của tôi, là trạng thái phổ biến nhất trong tất cả các cảm xúc ở trading, đó là” tiếc nuối”.

Dưới đây là một số ví dụ tôi đưa ra để chứng minh cho điều này:

  • Nếu bạn bỏ lỡ một cơ hội giao dịch có lợi nhuận tốt, cá là bạn sẽ nuối tiếc rồi.
  • Nếu phương pháp giao dịch của bạn chỉ có thể giao dịch hiệu quả trong một hoàn cảnh thị trường nhất định (vd giao dịch đảo chiều, giao dịch trong biên độ giá, giao dịch theo xu hướng), chắc hẳn bạn sẽ tiếc nuối khi không thể có lợi nhuận trong những giai đoạn khác của thị trường.
  • Nếu bạn vừa bị dừng lỗ, chắc chắn bạn sẽ phải tiếc….tiền.
  • Nếu giá chạm dừng lỗ của bạn và sau đó chạy thẳng đến mục tiêu, lúc đó cảm giác của bạn sẽ thế nào? Tiếc nuối là quá nhẹ nhàng trong tình huống này phải không?.
  • Nếu bạn không đặt dừng lỗ và … kaboom!, hãy nhấc máy điện thoại lên và quay số 114 !
  • Khi bạn vừa đạt mục tiêu chốt lời đã đề ra theo kế hoạch giao dịch mà thị trường sau đó lại tiếp tục đi đúng hướng của bạn rất xa, bạn có nuối tiếc khi đã chốt lời không?.
  • Còn nếu bạn vừa có một giao dịch tuyệt vời, sau khi chốt lời thị trường quay đầu ngay tức khắc, hay nói cách khác là bạn đã mua tại đáy và bán ra tại đỉnh. Bạn có chắc rằng mình không hối tiếc khi đã không đặt cược cao hơn vào cú trade đó chứ? (kiếm tiền không bao giờ là đủ phải không^^)
  • Và nếu bạn bỏ đi các quy tắc đã đề ra và giao dịch hoàn toàn theo cảm xúc, bạn sẽ gặp phải tất cả các thể loại tiếc nuối kể trên.
  • Và cứ như thế, danh sách nuối tiếc của chúng ta lại kéo dài. Cá là các bạn có thể viết thêm hàng chục loại “tiếc” nữa nếu suy luận theo logic như trên, điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là “tiếc nuối” xuất hiện ở mọi khía cạnh trong tâm lý trading của con người, và nếu chúng ta không có biện pháp để giải được bài toán này, đó sẽ là một vòng xoáy không hồi kết khiến cho bạn quay cuồng trong cơn nghiện giao dịch của mình, và ở một mức độ cao hơn, nó sẽ chấm dứt sự nghiệp trader của bạn.

Vậy chúng ta nên làm gì?

Điều đầu tiên ta cần phải làm là nhận ra viêc đó là rất … bình thường, hay nói cách khác, việc xuất hiện tâm lý đó trong trading là chuyện đương nhiên. Suy cho cùng, chúng ta là con người, và cảm xúc xuất hiện cùng với những con số nhảy múa trong tài khoản là chuyện không một ai có thể tránh khỏi (trừ khi bạn trade bằng tài khoản…demo hoăc cent). Những trader khác nhau sẽ có những biện pháp khác nhau để đối mặt với những trạng thái tâm lý như thế, nhưng tôi nghĩ việc mở phần mềm giao dịch ra và nhấn nút mua bán trong những tình huống như vậy là điều mà chúng ta không nên làm nhất. Quan điểm của tôi đó là điều cần làm ở đây không phải là cố gắng loại bỏ cảm xúc đó (muốn diệt khổ lại càng sinh thêm khổ - Đạo Phật) mà là:

  1. Nhận thức được bản thân: Con người chúng ta khác các loài vật ở chỗ nào? khá nhiều phải không, nhưng có một điểm rất trọng yếu mà tôi muốn đề cập đến ở đây, đó chính là khả năng “tự nhận thức”, hay nói cách khác, đó là khả năng nhận thức được trạng thái của bản thân mình. Bạn đang vui?, bạn nhận thức được rằng bạn đang ở trong một trạng thái vui!, bạn buồn rầu?, bạn biết đươc rằng mình đang có một tâm trạng chán nản!. Đúng thế, con người chúng ta có khả năng nhận thức vượt qua cảm xúc của bản thân. Nếu bạn thấy điều tôi đang nói là quá phức tạp và trừu tượng, hãy đơn giản hóa nó như thế này: khi bạn cảm thấy mình đang ở trong một cảm giác/tâm trạng a,b,c nào đó, hãy nói rằng tôi đang một cảm giác/tâm trạng a,b,c, ví dụ: hãy nói "tôi đang có một cảm giác buồn" thay vì "buồn quá, chán quá", "tôi đang có một cảm giác tồi tệ sau thua lỗ" thay vì "bực mình quá, lại lỗ rồi", "tôi đang có một cảm giác tiếc nuối khi chốt lời quá sớm" thay vì " trời ơi tiếc quá, giá mà mình giữ thêm một vài phút/giờ nữa". Hãy tập thành thói quen nói ra hoặc tự nhủ trong tâm trí như vậy.
  2. Hành động ngăn chặn: Chúng ta không cần phải đi quá sâu vào triết học hành vi hoặc phải thực hành thiền tịnh như một nhà sư để có thể rèn luyện được tâm lý trong giao dịch, tôi thích sự đơn giản và quy tắc, trong trường hợp này đó là: mỗi khi nhận ra mình đang ở trong một tâm trạng không tốt cho việc trading, tôi sẽ làm ngay một việc gì đó để tách bản thân ra khỏi màn hình giao dịch, bất cứ việc gì, đó có thể là pha một cốc café đậm đặc, đi dạo một vòng quanh nhà, vươn vai hít thở không khí, tập một bài tập thể dục (tôi khuyến khích những thói quen có lợi cho sức khỏe  v..v.v, điểm mấu chốt của việc này là tạm thời tách bạn ra khỏi việc trading, hướng đầu óc sang một chỗ khác. Nên nhớ tâm trạng xấu không làm tài khoản của bạn thua lỗ, hành động mua bán của bạn mới là cái hiện thực hóa khả năng đó.
  3. Nhìn lại và chấp nhận: sau khi thực hiện hành động ngăn chặn, bạn hãy nhớ lại bản thân thời điểm trước khi còn ngồi ở màn hình giao dịch, và nếu có thể hãy cười nhẹ vào hình ảnh quá khứ của mình. Tôi nói thật đó, bạn không tin sao? hãy đọc lại những ví dụ ở đầu bài viết của tôi và nghĩ rằng đó chính là bạn, bạn có thấy mình trông thật tức cười trong tình cảnh đó không nào ^^. Hãy chấp nhận rằng bạn chính là cái con người mà chỉ vừa mới vài phút trước thôi còn đang quay cuồng trong vòng xoáy tiếc nuối của trading.
  4. Cập nhật lại phương pháp/hệ thống giao dịch: sau khi đã bình tâm trở lại, hãy ngồi lại và nhìn xem những giao dịch bạn vừa thực hiện đã đúng với những nguyên tắc đã đề ra trong kế hoạch giao dịch chưa. Nếu câu trả lời là có và bạn vẫn thua lỗ hoặc không thỏa mãn với thể hiện của mình, vậy thì cái cần thay đổi ở đây là kế hoạch giao dịch của bạn. Còn nếu câu trả lời là không và kế hoạch giao dịch của bạn vẫn hiệu quả, thì điều đơn giản là tiếp tục thực hiện việc giao dịch đảm bảo tuân thủ các quy tắc đó với một thái độ không “ nuối tiếc”. Tất nhiên để làm được điều đó chúng ta phải có một kế hoạch giao dịch và hiểu rõ thấu đáo từng khía cạnh của nó, đây là một chủ đề rất dài và phức tạp mà tôi sẽ đề cập đến trong các bài viết sau.

Tất nhiên, “easier said than done” - nói bao giờ cũng dễ hơn làm, điều tôi vừa chia sẻ ở đây là kiến thức tôi cóp nhặt được từ những đầu sách quý giá, những chia sẻ của các trader hàng đầu và cũng từ chính những kinh nghiệm bản thân qua những năm tháng trading. Tôi không kỳ vọng rằng sau khi đọc bài viết này bạn có thể ngay lập tức cải thiện đươc những khuyết điểm trong tâm lý mà mình đang mắc phải, bất kỳ thứ gì đều đỏi hỏi quá trình và sự rèn luyện, “there is no free lunch”. Nhưng tôi hi vọng rằng bạn có thể save bài viết này lại vào đâu đó, và hãy xem nó như một một phút nhìn lại mình mỗi khi vấp ngã trên con đường để trở thành trader thành công gập ghềnh phía trước.

Happy and safe trading!

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm cách nào để sống không nuối tiếc?
Võ Trí Mạnh

Võ Trí Mạnh

Junior Analyst

Làm cách nào để sống không nuối tiếc?

Eyal N. Danon là một huấn luyện viên cuộc sống, người sáng lập Nhóm tư vấn Ignite và là tác giả của “Nguyên tắc 18: Tận dụng tối đa mọi giai đoạn trong cuộc đời của bạn”. Dưới đây là phương pháp giảm thiểu những tiếc nuối khi về già của Danon.
Lý giải đà tăng khó hiểu của giá bằng lý thuyết "kẻ ngốc hơn"

Lý giải đà tăng khó hiểu của giá bằng lý thuyết "kẻ ngốc hơn"

Lý thuyết Greater Fool (kẻ ngốc hơn) là một lý thuyết về tâm lý học hành vi, lập luận rằng giá tăng bởi vì mọi người có thể bán chứng khoán được định giá quá cao cho một "kẻ ngốc hơn", cho dù chúng có được định giá quá cao hay không. Đó là tất nhiên, cho đến khi không còn kẻ ngốc nào dại dột hơn nữa.
FOMO trong giao dịch Forex và những cách khắc phục.
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

FOMO trong giao dịch Forex và những cách khắc phục.

Đối phó với nỗi sợ bỏ lỡ - hay FOMO - là một kỹ năng có giá trị cao đối với các nhà giao dịch. FOMO không chỉ có tác động tiêu cực về mặt cảm xúc mà còn có thể làm lu mờ khả năng phán đoán và logic, vốn là vấn đề khó khăn nhất khi đưa ra một quyết định giao dịch.
Bạn có bị FOMO khi giao dịch không?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Bạn có bị FOMO khi giao dịch không?

Để giúp các nhà giao dịch hiểu rõ hơn về khái niệm FOMO trong giao dịch và lý do tại sao nó xảy ra, bài viết này sẽ xác định các nguyên nhân và cách chúng có thể ảnh hưởng đến thành công của một nhà giao dịch.
Hướng dẫn cơ bản về tâm lý giao dịch
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Hướng dẫn cơ bản về tâm lý giao dịch

Tâm lý giao dịch là yếu tố thường bị bỏ qua nhưng lại là một phần vô cùng quan trọng trong bộ kỹ năng của một nhà giao dịch chuyên nghiệp. Qua loạt bài viết về Tâm lý giao dịch lần này, chúng ta sẽ cùng học cách quản lý cảm xúc và trau dồi tâm lý giao dịch của bạn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ