RBA phát tín hiệu về chặng đường phục hồi gian nan hậu Covid-19

RBA phát tín hiệu về chặng đường phục hồi gian nan hậu Covid-19

Nam Anh

Nam Anh

Senior Economic Analyst

18:11 03/11/2020

Ngân hàng trung ương Úc (RBA) đang duy trì vững chắc lập trường của mình, một dấu hiệu cho thấy sự xa vời của 1 quá trình phục hồi kinh tế mạnh mẽ.

RBA vừa đặt cược vào một chặng đường phục hồi dài và gian nan hậu đại dịch Covid-19. Phần còn lại của thế giới cần hết sức lưu ý.

Thay vì chào đón sự tăng trưởng trở lại bằng cách giảm nới lỏng tiền tệ hoặc tạo tiền đề cho những động thái như vậy, ngân hàng trung ương Úc thậm chí còn đang thực hiện nới lỏng mạnh mẽ hơn. Vào thứ Ba, RBA đã giảm lãi suất điều hành từ 0.25% xuống 0.1%, đồng thời thực hiện mức cắt giảm tương tự cho mức lợi suất mục tiêu đối với trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm. Ngoài ra, RBA cũng tung ra chương trình mua trái phiếu trị giá 70 tỷ USD trong 6 tháng nhằm vào các khoản trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 5 đến 10 năm.

Quyết định này báo hiệu sự thiếu tin tưởng của RBA vào con đường phục hồi kinh tế, một tuần sau khi Phó Thống đốc Guy Debelle cho biết tổng sản phẩm quốc nội có thể tăng trong quý 3. Điều đó sẽ đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn suy thoái nếu được xác nhận bới các con số chính thức được công bố vào tháng tới. Tuy nhiên, không ai trong RBA hoặc chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison đang tự huyễn hoặc rằng những tháng ngày bùng nổ của nền kinh tế đang trở lại. Có thể sẽ mất nhiều năm trước khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất. Thậm chí, các động thái tiếp theo để hỗ trợ tăng trưởng có nhiều khả năng xuất hiện hơn.

Lập trường của Úc phản ánh một mô hình chính sách tiền tệ toàn cầu mới, trong đó việc phục hồi thị trường lao động đã thay thế ổn định lạm phát trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng trung ương. Các quan chức trên toàn thế giới bị ám ảnh bởi cách lạm phát không bùng phát như dự đoán sau khi những biện pháp kích thích khổng lồ được tung ra hậu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Có thể thấy, việc lãi suất gia tăng dựa trên kỳ vọng về lạm phát cao hơn đã được chứng minh là sai lầm.

Sự thay đổi trong cách nghĩ của các lãnh đạo ngân hàng trung ương được thể hiện rõ ràng vào tháng 8 khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ công bố một khuôn khổ chính sách mới cho phép lạm phát vượt mục tiêu 2% trong một thời gian.

Sự chuyển dịch trong cách tiếp cận của Fed thu hút được nhiều sự chú ý nhất, với vai trò là người bảo vệ đồng tiền dự trữ toàn cầu. Tiếp theo đó, những thay đổi tương tự đã được thực hiện ở những quốc gia khác. Kể từ khi đại dịch bùng phát, Thống đốc RBA Philip Lowe đã liên tục nâng cao vai trò của việc làm trong các cuộc thảo luận của ngân hàng trung ương - và hạ thấp vai trò của lạm phát. Mặc dù nhiệm vụ của họ bao gồm cả vấn đề việc làm cũng như ổn định giá cả, nhưng trên thực tế, mục tiêu ổn định giá cả luôn nhận được sự quan tâm nhiều nhất trong nhiều thập kỷ. Điều này cũng đúng với các ngân hàng trung ương khác trên toàn cầu.

Lowe vào tháng trước đã nói rằng ông muốn thấy lạm phát thực sự di chuyển chứ không chỉ đơn thuần cảm nhận nó đang tăng lên. Giờ đây, ông quan tâm nhiều hơn đến việc giá cả thật sự tăng lên, chứ không phải kỳ vọng vào việc chúng sẽ đi đến đâu. Trong một năm thế giới trải qua khủng hoảng sức khỏe cộng đồng cùng với những biến động kinh tế tiêu cực, những động thái mới đây của RBA cũng chỉ tương đương một trận động đất quy mô nhỏ. Nhưng nó sẽ giúp định hướng chính sách trong nhiều năm tới.

Trong những năm sau năm 2009, sai lầm lớn nhất của những nhà hoạch định chính sách là việc chấm dứt sớm các biện pháp kích cầu. Những sai lầm đó xuất hiện nhiều nhất trong lĩnh vực tài khóa, nhưng các chính phủ không phải những kẻ tội đồ duy nhất. Lần này, có rất ít lý do cho những động thái thu hẹp hoặc thậm chí kết thức sớm các biện pháp kích thích. RBA đã hành động táo bạo vào tháng 3, làm điều mà ít người nghĩ rằng có thể hình dung được ở Úc: bắt tay vào kiểm soát đường cong lợi suất, một hình thức nới lỏng định lượng được phát triển ở Nhật Bản và đưa lãi suất về sát mức 0. Tuy nhiên, RBA đã không chẳng làm được gì nhiều hơn đáng kể trong những tháng sau đó. Ở một mức độ nào đó, các hành động của ngày thứ Ba có thể được mô tả là động thái bù lại những sự im ắng trước đó.

Việc liên tục bơm tiền vào nền kinh tế như một lời cầu nguyện rằng chính sách sẽ hoạt động tốt nhất khi có những điều kiện thuận lợi, hơn là bất lợi. Bản thân việc các ngân hàng trung ương nới lỏng quy mô lớn đã không giúp nhiều nền kinh tế tăng trưởng trở lại; nhưng nó đã giúp thiết lập 1 trụ đỡ và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng biến thành một cuộc khủng hoảng tài chính. Bây giờ, với viễn cảnh 1 sự phục hồi dường như đã nhen nhóm xuất hiện, các nhà hoạch định chính sách hy vọng điều đó có thể giúp thúc đẩy sự hiểu quả của các biện pháp can thiệp.

Chắc chắn sẽ là một khoảng thời gian dài trước khi chúng ta có thể nói rằng thương mại toàn cầu sắp phục hồi phi mã. Những nỗ lực để ngăn chặn Covid-19 đã để lại một lỗ hổng kinh tế sâu sắc; và sự phục hồi là hết sức mong manh. Các doanh nghiệp và hộ gia đình cần tất cả sự trợ giúp mà họ có thể nhận được. Việc các ngân hàng trung ương thay đổi cách nghĩ như RBA không phải là thuốc chữa bách bệnh; dĩ nhiên đây vẫn là điều đáng hoan nghênh. Hãy chờ xem các ngân hàng trung ương có thể tạo ra tác động đến mức độ nào.                                                                                                                       

Broker listing

Cùng chuyên mục

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ

Dữ liệu lạm phát tháng 3 của Hoa Kỳ đã được công bố vào ngày 10/4 vừa qua và một lần nữa lại nóng hơn dự kiến. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp góc nhìn của John Authers, chuyên gia của Bloomberg về tình hình lạm phát của Hoa Kỳ cũng như các kỳ vọng cắt giảm lãi suất
Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng phải đối mặt thêm với những vấn đề liên quan đến lạm phát. Dữ liệu lạm phát lại tiếp tục gia tăng và thị trường thị trường đang dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm lãi suất ít nhất là cho đến giữa tháng 9. Đây cũng là thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách gặp nhau lần cuối trước cuộc tổng tuyển cử giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra vào ngày 5/11. Vì vậy, liệu các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn điều tốt nhất cho danh tiếng của họ hay cho nền kinh tế?
Diễn biến thị trường trong tuần đầu tháng Tư
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Diễn biến thị trường trong tuần đầu tháng Tư

Trong hai ngày đầu tháng Tư, thị trường đã có dấu hiệu tiêu cực nhưng nó không ảnh hưởng quá lớn. Những thay đổi đột ngột của thị trường khiến cho danh mục đầu tư truyền thống trở nên kém hiệu quả. Xu hướng thị trường sau khi đo bằng nhiều chỉ số khác nhau, đã cho thấy sự ổn định của thị trường và tương lai tăng trưởng trong ba năm tới
Cùng Kaiko Research phân tích tâm điểm sự kiện Bitcoin Halving
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cùng Kaiko Research phân tích tâm điểm sự kiện Bitcoin Halving

BTC đã có một khởi đầu không ổn định trong quý mới, đóng cửa tuần trước không thay đổi trước khi tăng lên trên 72 nghìn USD vào đầu ngày thứ Hai. Trong một tin tức khác, giao thức DeFi Ethena đã airdrop token ENA của mình, Ripple đã công bố một stablecoin và Ethereum Foundation đề xuất giảm việc phát hành ETH. Tuần này chúng ta sẽ tìm hiểu: định vị thị trường trước sự kiện Bitcoin halving, Airdrop token ENA của Ethena, sự bùng nổ của thị trường phái sinh và sự vượt trội của Bitcoin nếu xem xét tương quan risk-return.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ