Quy tắc khách quan và quy tắc chủ quan - Câu chuyện muôn thuở trong Phân tích kỹ thuật (P1)

Quy tắc khách quan và quy tắc chủ quan - Câu chuyện muôn thuở trong Phân tích kỹ thuật (P1)

23:15 24/01/2022

Chúng ta đã từng gặp khá nhiều tín hiệu phân tích kỹ thuật chủ quan - dựa trên kinh nghiệm và quan sát chủ quan của người dùng. VD: Đếm sóng Elliott; Mô hình giá...Một điểm yếu của PTKT chủ quan là chúng không có quy tắc rạch ròi từ chính người tạo ra hoặc tìm ra chúng, mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân, vì vậy khó có để backtest. Vậy còn PTKT khách quan, những người sử dụng chúng sẽ có những quy tắc nào, họ sử dụng các threshold (Ngưỡng) ra sao và khử xu hướng như thế nào để tạo ra một threshold tĩnh?

Phân tích kỹ thuật khách quan và phân tích kỹ thuật chủ quan

Phân tích kỹ thuật (TA) chia thành nhóm chính: khách quan và chủ quan. TA chủ quan bao gồm các phương pháp và các pattern không được định hình một cách chặt chẽ. Kết luận rút ra từ một phương pháp chủ quan phản ánh những giải thích riêng của nhà phân tích áp dụng phương pháp đó. Điều này tạo ra khả năng hai nhà phân tích áp dụng cùng một phương pháp cho cùng một bộ dữ liệu thị trường, nhưng vẫn có thể đưa ra những kết luận hoàn toàn khác nhau (VD: Elliott được giới chuyên gia xếp vào trường phái phân tích chủ quan). Các phương pháp TA chủ quan thường không kiểm chứng được, và nó có hiệu quả hay không phụ thuộc vào yếu tố kinh nghiệm của cá nhân. Chính vì vậy, đây là mảnh đất màu mỡ cho những câu chuyện thần thoại sinh sôi nảy nở :)

Сomics meme: "impulsive wave what the hell is this ? Elliot BTC corrective  wave" - Comics - Meme-arsenal.com

Ngược lại, các phương pháp khách quan thường được xác định cụ thể. Khi một phương pháp phân tích khách quan được áp dụng lên dữ liệu giá, các tín hiệu nó đưa ra thường rõ ràng. Điều này giúp trader có thể backtest trên dữ liệu quá khứ và xác định hiệu suất chính xác của nó, từ đó giúp tìm ra phương pháp khách quan nào hiệu quả còn phương pháp nào thì không.

Cách dễ nhất để phân biệt một phương pháp khách quan với một phương pháp chủ quan là tiêu chí lập trình: Một phương pháp được coi là khách quan nếu và chỉ khi nó có thể đưa lên chương trình máy tính, tạo ra các vị thế rõ ràng (Long, Short, hoặc Neutral). Phương pháp nào không đáp ứng được tiêu chí đơn giản đó sẽ được coi là phương pháp chủ quan.

Các quy tắc khách quan trong PTKT

Các quy tắc TA khách quan còn được gọi là quy tắc giao dịch theo hệ thống.

Quy tắc là một bộ cơ chế giúp chuyển đổi các thông tin đầu vào (lịch sử giá theo time series) thành các tín hiệu ở đầu ra (Long/Short...). Trong đó:

  • Đầu vào bao gồm một hoặc nhiều time series (VD: Lịch sử OHLC của các phiên giao dịch)
  • Quy tắc sẽ được tạo ra bởi một hoặc nhiều phép toán và logic, nhằm chuyển đổi time serie đầu vào thành time serie đầu ra với các tín hiệu (VD: Rule chuyển các dữ liệu đầu vào thành đường MA/EMA hoặc các chỉ báo... và rule tạo tín hiệu Long/Short)
  • Đầu ra thường được biểu diễn bằng +1 (vị thế Long) hoặc −1 (Vị thế Short).

Sự thay đổi đầu ra từ +1 thành −1 sẽ yêu cầu trader đóng một vị thế Long trước đó và mở một vị thế Short mới.

Image shows how Input market time series is converted to Output time series of market position via Mathematical, Logical operators long and short.

Quy trình từ đầu vào => Quy Tắc => Đầu ra

Giá trị đầu ra không cần giới hạn trong {+1, −1}. Một quy tắc phức tạp có thể có đầu ra trải dài trong phạm vi {+10, −10}, với các vị thế có khối lượng khác nhau. Ví dụ: đầu ra +10 cho phép mở vị thế Long lớn hơn, chẳng hạn 10 hợp đồng. Đầu ra giảm từ +10 xuống +5 sẽ dẫn đến việc giảm vị thế Long từ 10 hợp đồng xuống còn 5 (tức là đóng 5).

Quy tắc với ngưỡng nhị phân

Quy tắc đơn giản nhất là quy tắc có đầu ra nhị phân (đầu ra chỉ có hai giá trị: +1 và −1). VD: Long hoặc Short

Các quy tắc kiểu này được gọi là quy tắc đảo chiều vì các tín hiệu mà nó tạo ra chủ yếu gợi ý đảo chiều từ Long sang Short hoặc ngược lại.

Các phép toán sử dụng để xác định các quy tắc có thể khác nhau. Tuy nhiên, chúng có một số chủ đề chung, đó là: Ngưỡng. Ngưỡng là một mức cố định phân biệt rạch ròi giữa việc ra quyết định từ chuỗi thông tin ban đầu với những biến động nhiễu của nó. Nói cách khác, ngưỡng hoạt động như một bộ lọc.

Các quy tắc sử dụng ngưỡng tạo ra tín hiệu khi time serie vượt qua ngưỡng, bằng cách tăng lên trên hoặc giảm xuống dưới ngưỡng đó. (VD: Nếu bạn coi việc RSI cắt từ 30 lên là một tín hiệu mua, time serie mà RSI nằm dưới 30 sẽ không được tính là tín hiệu cho tới khi nó cắt lên khỏi mốc 30, như vậy 30 được coi là ngưỡng).

Ngưỡng có thể được đặt ở một giá trị cố định hoặc giá trị của nó có thể thay đổi theo thời gian. Một tài sản có xu hướng có thể khiến các ngưỡng cố định trở nên không thực tế, thường thấy trong giá tài sản (ví dụ: Chỉ số S&P 500) và lợi suất tài sản (lợi suất trái phiếu AAA). Đường trung bình động và bộ lọc đảo ngược Alexande là những ví dụ về phép toán được sử dụng để xác định các ngưỡng thay đổi.

Quy tắc sử dụng giao cắt của giá với đường trung bình là một ví dụ về cách sử dụng ngưỡng thay đổi để tạo tín hiệu trên chuỗi thời gian hiển thị xu hướng. Loại quy tắc này tạo ra tín hiệu khi time serie lịch sử giá cắt lên hoặc cắt xuống đường trung bình động.

Nếu time serie (lịch sử giá) nằm trên mức trung bình động của nó, thì đầu ra = +1, nếu không giá trị đầu ra quy tắc = −1.

Graph showing Price level versus Time having fluctuating curves with Moving average and Time series; second image shows +1 and -1 with straight line.

Một output nhị phân tạo ra từ ngưỡng di động (giá giao cắt MA)

Các quy tắc có ngưỡng cố định, và time serie của nó không thể hiện xu hướng được gọi là "stationary" (chuỗi tĩnh). Trong phân tích kỹ thuật, một "stationary" thường được nhìn thấy ở các oscialltor hay các chỉ báo dao động (chúng không thể hiện xu hướng mà chỉ dao động trong một khoảng)

Một time series có thể được khử xu hướng (Detrend). Nói cách khác, chúng có thể được chuyển thành một "stationary" (chuỗi tĩnh). Sau khi khử xu hướng xong, time serie đó sẽ dao động trong một biên độ nằm ngang được xác định tương đối rõ ràng, với các ngưỡng cố định.

VD 1: Một trader có lịch sử giá trong vòng 1 năm của loại tài sản nào đó, anh ta muốn khử xu hướng và tạo ra một ngưỡng cố định cho bộ quy tắc của mình, anh ta có thể từ dữ liệu OHLC đó tạo ra các oscillator như RSI hoặc Stochastics, với các ngưỡng trung bình/quá mua/quá bán cố định.

VD 2: Như hình mình họa phía dưới, ngưỡng 75 của stationary được coi là ngưỡng cố định, các giá trị của time serie lớn hơn 75 sẽ cho output +1, các giá trị nhỏ hơn 75 sẽ cho output -1.

Chart showing irregular curve which consists of range 0 to 100 in y-axis and does contain single line from -1 to +1 in y-axis with time.

Ngưỡng cố định và output nhị phân

Quy tắc nhị phân đa ngưỡng

Các quy tắc nhị phân được bắt nguồn, hoàn toàn tự nhiên, từ một ngưỡng duy nhất, ngưỡng đó xác định hai điều kiện loại trừ lẫn nhau: time serie cao hơn (outout = +1) hoặc thấp hơn ngưỡng (output = -1). Tuy nhiên, các quy tắc nhị phân cũng có thể được suy ra bằng cách sử dụng đa ngưỡng, nhưng đồng nghĩa sẽ có nhiều điều kiện hơn. Do đó, các quy tắc đa ngưỡng yêu cầu logic phức tạp hơn một bất đẳng thức ("lớn hơn thì" hoặc "nhỏ hơn thì") đơn thuần.

Khi có hai hoặc nhiều ngưỡng, có nhiều hơn hai điều kiện có thể xảy ra. Ví dụ: với hai ngưỡng, một ngưỡng trên và ngưỡng dưới, có ba điều kiện có thể xảy ra cho time serie đầu vào. Nó có thể ở trên ngưỡng trên, dưới ngưỡng dưới hoặc giữa hai ngưỡng. Để tạo quy tắc nhị phân trong tình huống này, quy tắc được định nghĩa theo hai sự kiện loại trừ lẫn nhau. Một sự kiện sẽ kích hoạt một trong các giá trị đầu ra của quy tắc, giá trị này được duy trì cho đến khi sự kiện thứ hai, loại trừ lẫn nhau của sự kiện đầu tiên, sẽ kích hoạt giá trị đầu ra khác.

VD: Bạn đặt 2 ngưỡng 30 và 70 cho chỉ báo RSI, nếu time series (ở đây là giá trị RSI) cắt từ 30 đi lên sẽ sinh ra output +1 và kích hoạt vị thế Long. Vị thế Long này sẽ được duy trì cho tới khi time series RSI tạo ra sự kiện phủ định/loại trừ sự kiện ban đầu (VD: RSI tiếp tục tăng lên qua 70 và sau đó cắt xuống 70, bạn cho rằng sự kiện này sẽ tạo ra output -1 mà phủ nhật tín hiệu ban đầu, vị thế Long lúc đầu sẽ đóng lại. Như vậy lúc này output của bạn không chỉ dựa vào một ngưỡng 30 nữa mà có thêm ngưỡng 70)

Đây là quy tắc flip-flop. Logic Flip-flop có thể được sử dụng với các quy tắc sử dụng ngưỡng thay đổi hoặc cố định. Một ví dụ về quy tắc dựa trên hai ngưỡng thay đổi là quy tắc dải trung bình động, thể hiện ở hình dưới:

Chart contains many fluctuating curves consist of upper band, lower band, price and moving average; rule output contains -1 to +1 in y-axis and center straight line with time.

Output tạo ra từ đa ngưỡng (dải band trên và band dưới)

Ở đây, đường trung bình động được bao quanh bởi một dải trên và dải dưới. Các dải này có thể được tạo ra giống như nguyên tắc %band (lấy % cố định của giá trị đường trung bình) hoặc Bollinger Bands (lấy 2 lần độ lệch chuẩn tính từ đường trung bình). Output +1 được kích hoạt khi time serie lớn hơn dải band trên (ngưỡng trên), và giữ nguyên cho tới khi time serie đi xuống và nhỏ hơn dải band dưới (ngưỡng dưới).

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ichimoku - Hệ thống của những đám mây diệu kỳ (P1)

Ichimoku - Hệ thống của những đám mây diệu kỳ (P1)

PTKT phương Tây nổi tiếng với sự hệ thống hoá và tính khoa học cao, thì ở phương Đông cũng có một hệ thống đầy tính triết lý và khoa học không kém. Đó là Ichimoku - Hệ thống của những đám mây kỳ diệu
Quy tắc khách quan và quy tắc chủ quan - Câu chuyện muôn thuở trong Phân tích kỹ thuật (P1)

Quy tắc khách quan và quy tắc chủ quan - Câu chuyện muôn thuở trong Phân tích kỹ thuật (P1)

Chúng ta đã từng gặp khá nhiều tín hiệu phân tích kỹ thuật chủ quan - dựa trên kinh nghiệm và quan sát chủ quan của người dùng. VD: Đếm sóng Elliott; Mô hình giá...Một điểm yếu của PTKT chủ quan là chúng không có quy tắc rạch ròi từ chính người tạo ra hoặc tìm ra chúng, mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân, vì vậy khó có để backtest. Vậy còn PTKT khách quan, những người sử dụng chúng sẽ có những quy tắc nào, họ sử dụng các threshold (Ngưỡng) ra sao và khử xu hướng như thế nào để tạo ra một threshold tĩnh?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ